Giả vờ mua bán đất để đánh tráo sổ đỏ, chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng
Lưu Hoàng Hải (49 tuổi) cùng đồng bọn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), sau đó đánh tráo giấy tờ và rao bán, cầm cố được 4 thửa đất, chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng.
Ngày 23/11, nguồn tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết cơ quan này vừa triệt phá đường dây sử dụng giấy chứng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan công an, trong năm 2020 trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh, thành miền Tây xuất hiện một nhóm đối tượng chuyên đi tìm số điện thoại của những người đang cần bán đất, bán nhà bằng nhiều nguồn khác nhau (thông qua môi giới, rao bán trên mạng, số điện thoại cắm biển trên đất…) để xin bản sao giấy CNQSDĐ.
Bị can đối với Lưu Hoàng Hải (Ảnh: CACC).
Sau đó nhóm này làm giả giấy CNQSDĐ, rồi liên hệ chủ đất để xem vị trí thửa đất, nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính để đặt cọc. Lợi dụng chủ đất không chú ý, nhóm đánh tráo lấy giấy CNQSDĐ thật.
Video đang HOT
Sau đó nhóm đối tượng này thuê người đóng giả chủ đất và làm giả giấy tờ tùy thân để ủy quyền, chuyển nhượng cho người khác với giá rẻ hơn thị trường. Khi chủ đất phát hiện, các bị can đã làm hợp đồng chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp tài sản qua nhiều người.
Qua thời gian xác lập chuyên án và đấu tranh quyết liệt, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Cần Thơ phối hợp với lực lượng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an bắt giữ và khởi tố bị can đối Lưu Hoàng Hải (ngụ TPHCM) cùng 4 người khác cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó Hải được xác định là kẻ chủ mưu cầm đầu.
Tại cơ quan công an, các bị can khai do có làm môi giới bất động sản ở địa bàn TPHCM nên quen biết nhau ở các quán cà phê rồi cấu kết nhau thực hiện phạm tội như trên.
Tổng cộng cả nhóm đã thực hiện 4 vụ đánh tráo 6 giấy CNQSDĐ trên địa bàn quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, TP Cần Thơ với giá trị thị trường khoảng 80 tỷ đồng. Nhóm đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng, cầm cố được 4 giấy CNQSDĐ chiếm đoạt số tiền hơn 15 tỷ đồng, trong đó có 2 giấy Phòng Cảnh sát hình sự đã yêu cầu phòng Tài nguyên và Môi trường phong tỏa kịp thời.
Ngoài ra các bị can còn khai nhận đã làm giả giấy CNQSDĐ ở các tỉnh như Long An; Bến Tre; Đồng Tháp và Sóc Trăng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hiện Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Cần Thơ đang tiếp tục củng cố tài liệu chứng cứ để xác minh truy bắt các đối tượng có liên quan.
"Nữ quái" lừa chạy giấy phép đầu tư, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng
Mặc dù không có khả năng xin cấp giấy phép đầu tư cho một số dự án nhưng Lê Thị Mây đã đưa ra thông tin gian dối nhằm đảo chiếm đoạt số tiền gần 20 tỷ đồng.
Ngày 18/11, TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt bị cáo Lê Thị Mây (sinh năm 1986, trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) tù chung thân về tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, Công ty CP Vietnet Investment Group do ông Đỗ Hữu Dũng (trú xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm Giám đốc.
Tuy nhiên mọi hoạt động đều do vợ chồng bà Trần Thị Ngọc Lan và ông Văn Công Quang (trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) điều hành.
Bị cáo Lê Thị Mây tại phiên tòa (Ảnh: T.T).
Khoảng tháng 2 - 5/2019, Công ty CP Vietnet Investment Group có nhu cầu tham gia đầu tư vào các Dự án xử lý rác thải TP Đà Nẵng, Dự án Nhà máy xử lý rác thải tỉnh Quảng Nam và Dự án khu dân cư phía Nam thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Thông qua sự giới thiệu của ông Dũng, vợ chồng bà Lan gặp Lê Thị Mây liên hệ hỏi về việc xin giấy phép đầu tư.
Qua tiếp xúc, Mây lấy tên giả là Trần Thu Hà và đưa thông tin gian dối có nhiều mối quan hệ quen biết, có khả năng xin được giấy phép đầu tư các dự án cho công ty của bà Lan trong thời gian từ 1-3 tháng.
Để bà Lan tin tưởng, Mây liên hệ 2 nhân viên của một công ty tư vấn xây dựng nhờ hỏi thủ tục và làm hồ sơ báo cáo công nghệ để được UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức các buổi thuyết trình giới thiệu về công nghệ xử lý rác thải và báo cáo sơ bộ các nội dung liên quan đến dự định đầu tư.
Sau các buổi thuyết trình này, Mây không làm các thủ tục cần thiết theo hướng dẫn của cơ quan chức năng để được cấp phép đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Tuy nhiên, Mây đưa ra thông tin sắp có giấy phép đầu tư hoặc đã có giấy phép đầu tư nhưng chưa đóng dấu... để bà Lan tin tưởng giao tiền làm chi phí. Tổng số tiền bà Lan đưa cho Mây là 860.000 USD, tương đương hơn 19,8 tỷ đồng.
Khi bị bà Lan phát hiện và qua nhiều lần hai bên làm việc, Mây đã trả lại cho bà Lan số tiền 50.000 USD và 513.930.000 đồng.
Lập hàng loạt Facebook ảo kêu gọi từ thiện, chiếm đoạt hàng tỷ đồng Trần Văn Dũng sử dụng lại các hình ảnh, thông tin về các hoàn cảnh đáng thương, rồi chỉnh sửa đăng lên Facebook ảo do mình lập ra để chiếm đoạt số tiền hơn 2,5 tỷ đồng của hàng nghìn mạnh thường quân, nhà hảo tâm trên khắp cả nước. Ngày 15/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An cho biết: đang...