Giả vờ mang thai nhiều lần để được nghỉ làm hưởng lương
Một phụ nữ ở Georgia (Mỹ) đã bị cáo buộc giả vờ mang thai nhiều lần để hưởng tiền nghỉ phép trong thời gian thai sản.
Theo trang Oddity Central (Anh), vào tháng 10/2020, Robin Folsom, cựu Giám đốc Đối ngoại của Cơ quan Phục hồi chức năng Nghề nghiệp Georgia, đã nói với cấp trên rằng cô đang chuẩn bị có con và sắp xếp để nghỉ thai sản. Theo báo cáo, mức lương hàng năm của Folsom là 100.000 USD và cô được hưởng 15.000 USD tiền nghỉ phép có lương.
Vào tháng 7/2020, Folsom thông báo rằng cô đã sinh một đứa trẻ. Đến tháng 8/2021, cô tiếp tục nói rằng mình đang mang thai lần 2. Tuy nhiên, trong thời gian Folsom mang thai, một đồng nghiệp đã phát hiện sự việc kỳ lạ. Đó là chiếc bụng bầu của Folsom bỗng nhiên “biến mất”. Từ đó, họ nghi ngờ cô đang đeo bụng bầu giả.
Sự việc thậm chí còn trở nên kỳ lạ hơn sau khi Folsom “sinh con”. Trong thời gian nghỉ thai sản, cô đã gửi cho đồng nghiệp ảnh con mình. Tuy nhiên, theo văn phòng tổng thanh tra, những đứa trẻ này có màu da khác nhau.
Người phụ nữ 43 tuổi cũng bị buộc tội bịa ra một người bố giả cho con, tên là Bran Otmembebwe. “Otmembebwe” đã gửi email cho các cấp trên của Folsom xin phép cho cô ở nhà nghỉ ngơi vài tuần sau khi sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Những sơ hở này đã khiến giới chức điều tra bí mật để xác định Robin Folsom có mang thai giả hay không. Sau khi điều tra, giới chức nhận thấy hồ sơ bảo hiểm y tế của Folsom không có bất kỳ khoản phí nào cho việc khám tiền sản hoặc sinh nở.
Folsom từ chức vào tháng 10/2021, ngay sau khi bị thẩm vấn về việc mang thai giả. Nếu bị kết tội, Robin Folsom sẽ phải đối mặt với mức án tù 10 năm vì tội gian lận danh tính và 5 năm vì tội khai báo gian dối. Cô cũng có nguy cơ bị phạt lên tới 103.000 USD.
Quốc gia cho ông bố nghỉ phép thai sản tới 16 tuần
Ở một số nước châu Âu, thời gian nghỉ phép thai sản của ông bố tương đương bà mẹ và họ cũng được nhận thêm trợ cấp, tiền lương.
Cách đây ít ngày, Giám đốc Điều hành Twitter, Parag Agrawal, gây chú ý khi ông thông báo sẽ nghỉ vài tuần sau khi đứa con thứ hai chào đời. Thông thường, quan niệm nghỉ thai sản dành cho thời gian nghỉ của phụ nữ sau khi họ sinh nở.
Video đang HOT
Song, tại 23/27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), ông bố cũng được phép để dành thời gian chăm con mới chào đời. Và khoảng thời gian này cũng được gọi là "nghỉ thai sản" như các bà mẹ khác.
Nghỉ phép kèm trợ cấp
Theo Euronews, luật của Liên minh châu Âu nhằm cân bằng giữa công việc và cuộc sống được thông qua vào tháng 6/2019, thời gian nghỉ sinh tối thiểu 10 ngày áp dụng cho tất cả nước trong khối từ tháng 8/2022.
Quy định này có mục đích khuyến khích sự chia sẻ bình đẳng về thời gian nghỉ làm, trách nhiệm với con cái giữa nam giới và phụ nữ.
Một số nước cho phép người cha nghỉ có lương khi vợ sinh con, kèm theo trợ cấp.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đi đầu đề cập vấn đề bình đẳng giữa cha và mẹ. Tháng 1/2021, thời gian nghỉ sinh con của ông bố, bà mẹ tối đa là 16 tuần. Trong suốt khoảng thời gian này, người lao động được hưởng lương, đóng bảo hiểm đầy đủ.
Các ông bố tại Italy được nghỉ làm 10 ngày nguyên lương và đây là quy định bắt buộc, không muốn cũng phải thực hiện. Quy định này được đưa ra vào năm 2021, tăng thời gian nghỉ có lương thêm 3 ngày so với trước đó.
Ngược lại, các bà mẹ có thời gian nghỉ thai sản là 5 tháng và thời gian này được hưởng 80% lương. Nếu đứa trẻ không được mẹ chăm sóc, người cha sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản tương tự.
Từ đầu năm 2021, những ông bố ở Tây Ban Nha được phép nghỉ thai sản lên tới 16 tuần khi con chào đời. Ảnh: Shutter Stock.
Từ năm 2021, giới chức Pháp cũng đưa ra chế độ nghỉ dưỡng thai có hưởng lương dài hơn nhằm cho phép các ông bố tham gia nhiều hơn vào hoạt động chăm sóc con cái, giảm bớt bất bình đẳng về gánh nặng nuôi dưỡng con. Quy định mới của nước này đã tăng gấp đôi thời gian nghỉ thai sản của người cha lên tối đa 28 ngày và bắt buộc nghỉ một tuần.
Ba ngày nghỉ sẽ được công ty trả 100% lương, còn lại, phần lớn chi phí do hệ thống an sinh xã hội chi trả.
Tại Đức, các ông bố không có chế độ nghỉ sinh con. Tuy nhiên, họ có thể nghỉ phép năm để chăm sóc con cái lên đến 14 tháng và được nhận thêm trợ cấp 300-1.800 euro. Trong thời gian này, người sử dụng lao động không được phép đuổi việc họ.
Thời gian nghỉ thai sản của các ông bố tại Lithuania là 30 ngày và được trả bằng 77,58% lương, tối đa 2.460,84 euro. Một phụ huynh cũng được nghỉ phép có lương để chăm sóc con cái trong tối đa hai năm. Nếu cha mẹ chọn làm một năm, họ sẽ nhận được 77,58% tiền lương trong thời gian này. Nếu họ nghỉ cả hai năm, họ sẽ được nhận 54,31% tiền lương cho năm đầu và 31,03% cho năm thứ hai.
Mẹ không nghỉ hết phép có thể chuyển cho bố
Đây là quy định linh hoạt mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Các ông bố của Ba Lan được nghỉ thai sản hai tuần. Trong khi đó, người mẹ được hưởng quyền lợi nghỉ là 20 tuần với thời gian tối thiểu bắt buộc là 14 tuần. 6 tuần còn lại các bà mẹ có thể chuyển cho ông bố.
Chính phủ Ba Lan có kế hoạch triển khai những thay đổi trên vào tháng 8/2022 để tuân thủ quy định của EU. Truyền thông Ba Lan cho hay theo dự thảo thay đổi Bộ Luật Lao động, mỗi phụ huynh sẽ được đảm bảo 9 tuần nghỉ phép và không được chuyển cho người còn lại.
Thời gian nghỉ phép của cha mẹ cũng sẽ được tăng từ 32 tuần lên 41 tuần, tiền trợ cấp thai sản cũng tăng lên 70%.
Bungari cũng cho phép người cha được nghỉ hưởng lương trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm con của họ chào đời. Bà mẹ được nghỉ thai sản tối đa 410 ngày. Nếu con đủ 6 tháng, mẹ có thể chuyển thời gian nghỉ thai sản còn lại cho bố.
Thời gian nghỉ thai sản ở Ireland là hai tuần. Trợ cấp cho người cha lên tới 250 euro mỗi tuần. Một số người sử dụng lao động có thể trả toàn bộ tiền lương trong thời gian các ông bố nghỉ chăm con, song đây không phải quy định bắt buộc. Các ông bố cũng có thể nghỉ phép chăm con không lương lên tới 26 tuần.
Cân bằng thời gian nghỉ thai sản giữa nam và nữ giới được xem là cách làm giảm bất bình đẳng giới tính. Ảnh: Canva.
Thụy Điển là quốc gia đi đầu của EU trong các chính sách cân bằng thời gian nghỉ thai sản giữa các ông bố và bà mẹ. Đất nước này không sử dụng quan niệm nghỉ thai sản hay nghỉ sinh con. Thay vào đó là thuật ngữ ngày nghỉ phép của cha mẹ và không của sự chênh lệch thời gian giữa nam hay nữ.
Cha mẹ được hưởng tổng cộng 480 ngày nghỉ có lương, mỗi phụ huynh có 240 ngày. Trong số này, 90 ngày là mức tối thiểu. Nếu một trong hai phụ huynh không nghỉ hết 90 ngày này, số ngày phép còn thừa cũng không được chuyển cho người còn lại. Cha, mẹ đơn thân có quyền lợi hưởng đủ 480 ngày.
Tại Anh, người cha được nghỉ phép thai sản lên đến hai tuần. Ngoài ra, giới chức cũng có chế độ nghỉ phép chung cho cha mẹ, trong đó, họ được quyền chia sẻ tối đa 50 tuần nghỉ phép và 37 tuần lương.
Hungary cho phép các ông bố được hưởng chế độ nghỉ thai sản 5 ngày. Sau đó, họ có thể nghỉ không lương cho đến khi con 3 tuổi. Cha hoặc mẹ được phép có thêm lương đến khi con của họ đủ 2 tuổi. Số tiền này được tính bằng 70% thu nhập trước đó, sao cho không vượt quá 70% của hai lần mức lương tối thiểu.
Chế độ nghỉ thai sản có lương của Hà Lan là một tuần. Sau đó, các ông bố có thể nghỉ thêm 5 tuần và được trả 70% tiền lương từ quỹ an sinh xã hội. Một trong hai phụ huynh cũng có thể nghỉ phép không lương lên đến 26 lần số giờ làm việc hàng tuần.
Từ đầu năm 2022, các ông bố ở Cộng hòa Séc được nghỉ thai sản hai tuần. Nếu họ đã thanh toán cho bảo hiểm xã hội, họ sẽ nhận được 70% tiền lương của họ. Chế độ nghỉ phép của cha mẹ cũng được dành cho ông bố hoặc bà mẹ, kéo dài tối đa 3 năm. Trong thời gian đó, cha mẹ có thể nhận khoản trợ cấp lên tới 12.336 euro.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của EU vẫn cho hay cha mẹ đồng giới ở một số quốc gia vẫn bị phân biệt đối xử, ví dụ Hungary và Bulgaria không áp dụng quy định với những trường hợp này. Bởi các cặp đôi đồng giới không được phép kết hôn, nhận con nuôi ở Hungary, họ không đủ điều kiện để được hưởng quyền lợi theo chế độ ngày nghỉ của cha mẹ.
Mẹ chồng đòi được trả 5 triệu mỗi tháng thì bà mới chăm sóc cháu và phản ứng của chồng tôi gây choáng váng Nếu phải trả bà nội với mức lương đó thì tôi thuê người giúp việc cho nhàn hạ. Tháng sau, con tôi tròn 1 năm tuổi, tôi đã nghỉ thai sản quá lâu, đã đến lúc phải đi làm nhưng không biết gửi con cho ai chăm sóc. Ông bà ngoại thì nhiều việc và bận chăm sóc cháu nội nên tôi không...