Giá vịt thịt chỉ còn 25.000 đồng/kg, lãi “bay” theo virus corona
Hơn một tuần qua, dưới tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã làm giá vịt thịt, vịt giống và trứng các loại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giảm, người chăn nuôi gặp khó.
Theo đó, trứng gà có giá 1.200 đồng/quả; trứng vịt 1.700 đồng/quả. Cả hai loại trứng này đều giảm 400 đồng/quả.
Theo các chủ trang trại nuôi gia cầm, thủy cầm lấy trứng, với giá cả như hiện tại người nuôi chỉ hòa mà không có lãi. Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều chủ nuôi sẽ bị thua lỗ.
Giá trứng xuống thấp khiến nhiều chủ trang trại gặp khó vì không không có lãi. Ảnh: Thu hoạch trứng ở trang trại chăn nuôi gà tại thôn Cấm, xã An Dương (Tân Yên).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá trứng xuống thấp là do các trường cho học sinh, sinh viên nghỉ học vì lo ngại bệnh dịch nCoV lây lan. Vì thế lượng lớn trứng tiêu thụ trong các trường học không tiêu thụ được.
Hiện giá vịt thương phẩm cũng chỉ đạt 25.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cũng là do dịch bệnh nCoV.
Được biết, phần lớn vịt thương phẩm của Bắc Giang được tiêu thụ tại tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh để phục vụ lễ hội ở các địa phương này và xuất sang Trung Quốc (theo đường tiểu ngạch). Tuy nhiên, vì dịch bệnh nCoV, các lễ hội không tổ chức nên lượng khách du lịch đến rất ít dẫn đến nhu cầu sử dụng vịt thịt giảm mạnh.
Video đang HOT
Cùng đó, các đường biên với Trung Quốc đều bị cấm vận chuyển động vật nên vịt của Bắc Giang không thể xuất bán.
Nhiều hộ chăn nuôi lợn ở thôn Bình Dương, xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa) đã chuyển từ nuôi lợn sang chăn nuôi vịt.
Thêm nữa, theo tập quán, người dân vùng xuôi ít sử dụng thịt vịt vào đầu năm mới. Trong khi đó thời gian qua nhiều chủ chăn nuôi lợn tại Bắc Giang đã chuyển sang chăn nuôi thủy cầm nên lượng vịt thịt dồi dào (khoảng 2 triệu con). Bên cạnh đó, các trang trại nuôi vịt thương phẩm truyền thống vẫn giữ đàn để bán vào dịp sau Tết Nguyên đán như mọi năm khiến tổng lượng vịt thương phẩm tồn dư khá nhiều.
Thịt giảm giá cũng khiến giá vịt giống giảm còn 6 nghìn đồng/con, giảm gần 20 nghìn đồng/con so với cuối tháng 11-2019 và giảm hơn 10 nghìn đồng/con so với dịp trước Tết Nguyên đán.
Ông Nguyễn Quốc Mỹ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Kỹ thuật nông nghiệp Hiệp Hòa thông tin, giá vịt con giảm mạnh nên nhiều hộ dân tại địa phương tiếc rẻ lại ồ ạt vào đàn. Hiện tổng đàn vịt của Hiệp Hòa đạt khoảng 400 nghìn con.
Vịt là vật nuôi ngắn ngày, chỉ sau từ 45 đến 60 ngày (tùy từng giống) là được xuất bán nên nguy cơ khủng hoảng thừa trong thời gian tới là rất dễ xảy ra.
Theo Thế Đại (Báo Bắc Giang)
Được vốn lãi suất "mềm", nhà nông đất cố đô phấn khởi làm ăn
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, hàng nghìn hội viên nông dân trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đã có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình.
Thu lãi hàng trăm triệu đồng
Gia đình ông Nguyễn Văn Toán là 1 trong những hộ tiên phong phát triển kinh tế trang trại ở xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư. Ông Toán cho biết: "Nhiều năm trước đây, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi từ 3 mẫu lúa kém hiệu quả sang đào ao, chăn nuôi lợn, gà và trồng cây ăn quả. Năm nay, mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng gia đình tôi thu lãi 200 triệu đồng".
Có vốn, ông Nguyễn Văn Toán (ở xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đầu tư nuôi thêm chim bồ câu. Thu Hà
"Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã hỗ trợ đắc lực cho các hộ dân đang khao khát phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu nhưng lại thiếu vốn".
Chị Nguyễn Thị Gấm
Theo ông Toán, gia đình ông có được thu nhập như hiện tại do có sự giúp sức của Ngân hàng CSXH rất nhiều. Những năm đầu làm trang trại vợ chồng ông Toán gặp khó khăn trăm bề, kinh nghiệm không có, nhất là những hộ nghèo như ông còn thiếu vốn làm ăn. Theo ông Toán, nếu không có vốn, người nông dân như bị "cụt chân, cụt tay", có giỏi đến đâu cũng đành chịu. Khó khăn của ông Toán phần nào được tháo gỡ, khi qua "kênh" Hội ND, ông Toán được Ngân hàng CSXH cho vay 30 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo. Có vốn ông đầu tư những loại con, cây giống mới cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi thêm vịt trời, chim câu, trồng bưởi, chanh đào...
Bên cạnh đó, gia đình ông Toán còn được Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay 12 triệu chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường để xây bình biogas. Với hầm biogas này gia đình ông tiết kiệm được chi phí sinh hoạt và bảo vệ môi trường.
Cũng từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, gia đình chị Nguyễn Thị Gấm ở xã Ninh Giang đã bước đầu xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi dê, gà kết hợp nuôi cá Hiện, với diện tích trang trại chăn nuôi tổng hợp hơn mẫu 4 mẫu, chị Định luôn duy trì chăn nuôi 100 con dê (gồm dê sinh sản, dê sữa và dê thương phẩm), 500 con gà lai Đông tảo, hơn chục con trâu và 2 mẫu mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Sau khi trừ chi phí, mỗi năm mô hình cho thu lãi hơn 200 triệu đồng. Nhờ mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp, gia đình chị giải quyết việc làm cho 3-4 lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định. Chị Gấm tâm sự: "Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã hỗ trợ đắc lực cho các hộ dân đang khao khát phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu nhưng lại thiếu vốn".
Không phát sinh nợ quá hạn
Ông Hoàng Tú Anh - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Hoa Lư cho biết: Trong suốt những năm qua, các cấp Hội ND huyện đã lồng ghép hiệu quả hoạt động của hội với tín dụng chính sách.
Đến nay, Hội ND huyện Hoa Lư đã nhận ủy tư Ngân hàng CSXH với tổng dư nơ đạt 53,456 tỷ đồng cho 2.223 hộ vay thông qua 78 tổ tiết kiệm và vay vốn của 11 xã, thị trấn quản lý. Đáng chú ý, không chỉ dư nợ cao mà chất lượng tín dụng cũng rất tốt, không phát sinh nợ quá hạn. Theo ông Tú, để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp Hội còn phối hợp tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm; hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả. Qua mô hình đã hỗ trợ tạo việc làm thường xuyên cho hội viên có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững.
Thời gian tới, Hội ND huyện tiếp tục phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoa Lư thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm truyền tải đầy đủ các chủ trương, chính sách mới của ảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến hội viên; tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động ủy thác cho vay và kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn vốn được nông dân sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; kịp thời biểu dương những điển hình trong tổ chức thực hiện ủy thác, sử dụng vốn vay. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả... giúp các hộ dân từng bước thoát nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo Zing.vn
Năm Canh Tý mong giá lợn hơi, giá cà phê tăng cao, bớt cảnh dội chợ Năm 2019 qua đi với đầy rẫy khó khăn, bất lợi cho nhà nông bởi thời tiết diễn biến khó lường, thiên tai dịch bệnh phức tạp, đầu ra nông sản luôn bấp bênh... Với những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, ai cũng ước mong một năm mới Canh Tý 2020 mưa thuận gió hoà, sản xuất thuận lợi,...