Gia Viễn đổi mới phong cách lãnh đạo, sâu sát cơ sở
Những năm gần đây, bằng sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện phương châm nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin, huyện Gia Viễn ( Ninh Bình) đã đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Mô hình trồng dưa lê đem lại giá trị kinh tế cao của hộ ông Chu Văn Hữu, tổ dân phố Mỹ Cát, thị trấn Me, huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,51% còn 2,58%; thu nhập bình quân năm 2019 đạt hơn 45 triệu đồng/người, tăng 23 triệu đồng so năm 2015; kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao, thu ngân sách luôn vượt kế hoạch và là địa phương có tốc độ chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế đứng đầu của tỉnh. Mới đây, Gia Viễn được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Ấn tượng của chúng tôi khi trở lại Gia Viễn mới đây là việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở khi bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp. Huyện có bốn khu, cụm công nghiệp rộng gần 520 ha với hàng chục nghìn lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt gần 26.800 tỷ đồng, tăng hơn 123% so năm 2018. Theo bác Nguyễn Văn Hùng, người dân ở xã Gia Vân, thuộc vùng mở rộng Khu công nghiệp Gia Vân, không riêng trong công tác giải phóng mặt bằng, cứ việc gì liên quan quyền lợi người dân thì chính quyền đều công khai thông tin và cử cán bộ, đoàn thể gặp gỡ, lắng nghe, giải tỏa kịp thời băn khoăn, vướng mắc, cho nên nhân dân tin và đồng thuận. Chẳng hạn như xây dựng nông thôn mới, ngoài các tiêu chí do Trung ương quy định, MTTQ xã còn lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân để xem xét trước khi công nhận xã nông thôn mới.
Video đang HOT
Gia Vân hiện chỉ còn gần 50% diện tích để sản xuất nông nghiệp sau khi nhường đất cho các dự án trong cụm công nghiệp, nhưng vẫn có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cho giá trị kinh tế cao. Trại nuôi gà lạnh với diện tích gần 1.000 m2 của đảng viên, cựu chiến binh Trần Nhật Quang ở thôn Mai Trung là một thí dụ. Mỗi năm, trừ chi phí, vốn liếng, gia đình bác thu về gần 500 triệu đồng. Bác Quang chia sẻ: Bên cạnh tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp, giai đoạn 2020 – 2025 xã vẫn xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa phát triển bền vững. Ngay sau ại hội ảng bộ xã hồi tháng 3 năm nay, cán bộ xã thường xuyên về các thôn, thậm chí ra tận chân ruộng để cùng các đồng chí trong cấp ủy của chi bộ và người dân trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, thực hiện các biện pháp chống hạn, chống dịch cho cây trồng, vật nuôi; nâng cao chất lượng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
ể nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, ngay sau ại hội ảng bộ thị trấn Me, nhiệm kỳ 2020-2025, cùng với việc quán triệt nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân, ảng ủy thị trấn Me rốt ráo chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác với quyết tâm tạo chuyển biến ngay trong nhiệm kỳ mới. ảng ủy đã khẩn trương rà soát, bổ sung, ra quy chế làm việc của Ban Thường vụ ảng ủy, giữa cấp ủy với chính quyền. Trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện các chương trình, đề án và các nghị quyết chuyên đề, ảng ủy thực hiện phân công rõ trách nhiệm từng cá nhân, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Cấp ủy thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời sơ kết, tổng kết những việc làm được, chưa làm được để bổ khuyết các giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả. Trao đổi với chúng tôi, các đồng chí Nguyễn Trọng Năm, Bí thư Chi bộ Phố Mới; Trần Quang Sủng, Bí thư Chi bộ Phố Tân Mỹ, thị trấn Me cho biết: Việc thực hiện nghiêm quy chế làm việc của ảng ủy thị trấn bước đầu tạo chuyển biến về ý thức, trách nhiệm của các đảng viên. Rõ hơn cả là các đồng chí cấp ủy viên, là đảng viên đang công tác đã gần dân hơn, nắm rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của người dân, chủ động cùng người dân bàn cách làm ăn, xây dựng nếp sống văn hóa; đề xuất, tham mưu cho chi bộ những vấn đề xã hội quan tâm. Qua đó, nhân dân thêm tin cán bộ, đảng viên, tự giác học tập đảng viên, đoàn kết phát triển kinh tế gia đình, xây dựng thôn, xóm giàu đẹp, văn minh.
Một kinh nghiệm của Huyện ủy Gia Viễn trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương là hướng về cơ sở, giải quyết các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở. Thực tế đã chứng minh, các cấp ủy có đi sâu, đi sát cơ sở mới xác định đúng và trúng các vấn đề trọng tâm, các khâu then chốt, những vấn đề bức xúc do cuộc sống đặt ra để xây dựng thành công các chương trình hành động. Rõ hơn cả là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hay như trong thực hiện các dự án giải phóng mặt bằng để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. ồng chí Lưu Thị Huyền, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Viễn cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy đã có nhiều buổi làm việc với ban thường vụ các đảng ủy xã, thị trấn trực thuộc để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời cho ý kiến chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương. Ban thường vụ, cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu thường xuyên sâu sát cơ sở, trực tiếp đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân các thôn, xóm; tổ chức các buổi giao ban cụm xã, nâng cao chất lượng các hội nghị tiếp xúc cử tri. Thông qua đó, nhiều vấn đề cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa rõ, chưa hiểu được giải đáp kịp thời. Những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân được các cấp, các ngành tập trung giải quyết. Nhiều cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần xung kích, không ngại việc khó, vì nhân dân phục vụ. Những giải pháp này đã giúp huyện xây dựng và thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ chính trị, được đa số nhân dân đồng tình, tích cực tham gia. Hết năm 2019, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 78%, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ – du lịch chiếm 18,5%, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản chiếm 3,5%. Thu ngân sách bình quân đạt 576,4 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so bình quân giai đoạn 2011-2015, tăng 5,5 lần so kế hoạch đề ra. Mới đây, Gia Viễn được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo đồng chí Lê Xuân Minh, Bí thư Huyện ủy Gia Viễn, con đường phía trước của huyện có nhiều thuận lợi đan xen không ít khó khăn, thách thức. Bài học kinh nghiệm là trước mỗi nhiệm vụ mới, từng cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải luôn trăn trở, đổi mới phong cách, tác phong công tác theo hướng đi sâu, đi sát cơ sở, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ của cả hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất cao trong toàn ảng bộ và đồng thuận trong nhân dân.
Ninh Bình có thêm một huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 1/8, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lễ công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho Đảng bộ, nhân dân huyện Gia Viễn.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính dự và trao các quyết định. Cùng dự lễ có đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; đại diện Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Mẹ Việt Nam Anh hùng cùng đông đảo cán bộ, nhân dân của huyện.
Báo cáo tại buổi lễ, ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn cho biết, trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Viễn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Điều kiện không thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân chỉ đạt 15,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 8,78%; bình quân tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới chỉ đạt 5,5 tiêu chí/xã.
Thực hiện chương trình, huyện Gia Viễn đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên đạt kết quả toàn diện. Kinh tế - xã hội của huyện có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định; tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 đạt 2.882 tỷ đồng, bình quân đạt trên 570 tỷ đồng/năm, gấp 6,5 lần bình quân giai đoạn 2011-2015; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, hiện chiếm 78%; ngành dịch vụ chiếm 18,5%; giá trị sản xuất bình quân đạt 130 triệu đồng/ha, tăng 62,8 triệu đồng/ha so với năm 2011.
Qua gần 10 năm thực hiện chương trình, tính đến hết năm 2019, toàn huyện có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, một xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, diện mạo nông thôn huyện Gia Viễn có nhiều đổi thay vượt bậc, đời sống của người dân được nâng cao rõ rệt. Năm 2019, thu nhập bình quân đạt 46,7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,58%. Các kết quả cụ thể về giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh trật tự... đều hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ, nhân dân huyện Gia Viễn.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình chúc mừng những thành tích Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Viễn đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới; khẳng định, việc đón nhận Bằng công nhận huyện Gia Viễn đạt chuẩn nông thôn mới và Huân chương Lao động hạng Nhì là vinh dự, niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Viễn.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến cho rằng, để giữ vững tiêu chí đã đạt được, phấn đấu đạt những thành quả cao hơn, thời gian tới huyện Gia Viễn cần chú trọng phát huy sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới bền vững, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; triển khai xây dựng khu dân cư, xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò người đứng đầu trong tổ chức, triển khai thực hiện; tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển các đô thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn; đặc biệt quan tâm, hỗ trợ, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; duy trì và phát triển làng nghề, các sản phẩm đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; thường xuyên phát động phong trào vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn, thôn, xóm, khu dân cư; đẩy mạnh phong trào trồng cây xanh, trồng hoa ven đường, tại các khu vực công cộng, công sở để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử; sắp xếp, tổ chức bộ máy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả...
Đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phát biểu tại buổi lễ.
Dịp này, 10 tập thể và 19 cá nhân đã vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình về những thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 100/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 50 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
'Bệnh nhân 325' tái dương tính nCoV sau xuất viện Sở Y tế Ninh Bình ngày 16/6 thông báo "bệnh nhân 325" tái dương tính lần thứ ba sau khi trở về nhà ở thị trấn Me, huyện Gia Viễn. 6 người tiếp xúc gần đã được đưa đi cách ly. "Bệnh nhân 325", nữ, 34 tuổi, mắc Covid-19 tại Nga, đã khỏi bệnh trước khi về Việt Nam. Ngày 13/5, cô từ...