Gia vị đắt nhất thế giới Saffron xách tay: Loạn giá, chất lượng mập mờ
Chưa bao giờ nhụy hoa nghệ tây – Saffron lại “sốt” như hiện nay. Chúng được rao bán khắp nơi, tuy nhiên, chất lượng thực tế của sản phẩm vẫn còn là dấu hỏi.
Khoảng 2 năm trở lại đây, nhụy hoa nghệ tây được người tiêu dùng Việt nhắc đến nhiều, đỉnh điểm là từ cuối năm 2018. Theo khảo sát của phóng viên, nhụy hoa nghệ tây đang rơi vào tình trạng loạn giá. Nhụy hoa nghệ tây trung cấp có nơi rao bán 130 triệu/kg nhưng có nơi “hét” tới 350 triệu/ kg. Nhụy hoa cao cấp có giá dao động trong khoảng 400 – 500 triệu/ kg. Là mặt hàng có giá trị cao nên nhụy hoa nghệ tây không thoát được vấn nạn hàng giả, hàng nhái dù các cơ sở kinh doanh đều khẳng định sản phẩm mình bán là hàng xách tay “chuẩn 100%”.
Nhụy hoa nghệ tây đang là sản phẩm hot trên thị trường, được bán với giá vô cùng đắt đỏ.
Chị Mai Hương (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) chia sẻ, một shop online chuyên bán nhụy hoa nghệ tây cam kết hàng xịn từ Iran do người nhà bên đó chuyển về với giá 10 triệu đồng cho 5 hộp, mỗi hộp 10 gam, tính ra chỉ có 200 nghìn/gam. Thấy giá rẻ hơn trên thị trường, chủ shop lại đảm bảo về chất lượng nên chị đã đồng ý mua ngay. Tuy nhiên, khi đem ra sử dụng, chị mới phát hiện đây là hàng giả.
“Tôi thả nhụy hoa vào nước, ngay lập tức nước loang sang màu đỏ, nhụy hoa bị nhũn và đứt ra nhiều mảnh. Nếu chưa từng sử dụng, tôi sẽ không phát hiện ra hàng giả. Nhưng được bạn bè đã dùng chia sẻ nên tôi biết đôi chút về sản phẩm này. Nếu là hàng thật, khi thả vào nước sẽ mất khoảng thời gian nước mới chuyển sang màu vàng trong veo. Nhụy hoa vẫn còn cứng nguyên và không hề đứt gãy”, chị Hương chia sẻ.
Đi tìm câu trả lời cho công dụng của nhụy hoa nghệ tây, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhụy hoa nghệ tây đã được chứng minh có công dụng: tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, phòng ngừa và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch và huyết áp… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đang xuất hiện sản phẩm giả bằng cách dùng hóa chất để nhuộm màu, tạo mùi hương giống nhụy hoa nghệ tây thật. “Điều này là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng”, bác sĩ Hải nhấn mạnh.
Khi sử dụng, người dùng không thể biết được sản phẩm nhụy hoa đó đã được nhuộm màu bởi chất gì, thành phần ra sao, liều lượng thế nào. Vậy nên, nếu sử dụng những nhụy hoa nghệ tây không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng về lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe.
Trước thực tế loạn sản phẩm, loạn giá bán nhụy hoa nghệ tây, ông Tống Khiêm, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, không riêng nhụy hoa nghệ tây, tất cả hàng hóa nhập ngoại đều phải được cơ quan chức năng cấp phép mới đáng tin cậy. Các sản phẩm này phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, dù các công ty có tự giới thiệu là nhà phân phối độc quyền từ Iran, Ai Cập hay Dubai thì khách hàng cũng cần kiểm tra thông tin về giấy phép do các cơ quan chức năng cấp, tìm hiểu rõ về sản phẩm trước khi quyết định mua.
Bên cạnh đó, khi quyết định mua nhụy hoa nghệ tây, khách hàng cũng nên “bỏ túi” các cách phân biệt sản phẩm thật, giả. Theo đó, có 5 cách phổ biến có thể nhận biết được như sau:
“Thứ nhất, phân biệt bằng cách quan sát màu sắc, nhụy hoa nghệ tây thật có màu đỏ thẫm, đều màu. Thứ hai, nhụy hoa nghệ tây thật có vị ngọt, chứ không hề đắng. Thứ ba, nhụy hoa có mùi mật ong và cỏ khô. Thứ tư, khi ngâm vào nước, nhụy hoa thật phải mất hơn 10 phút mới tiết ra nước vàng óng, đẹp mắt. Dù ngâm lâu, nhụy hoa cũng không bị đứt gãy. Thứ năm, khi trộn nhụy hoa nghệ tây với bột baking soda và nước, nhụy hoa thật làm nước ngả sang màu vàng, ngược lại thì nước sẽ chuyển sang đỏ cam”, ông Khiêm chia sẻ.
Video đang HOT
Nhụy hoa nghệ tây không thuộc trường hợp cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về quản lý ngoại thương, tuy nhiên, nhụy hoa nghệ tây thuộc diện phải kiểm dịch thực vật trước khi thông quan theo Phụ lục 3- Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Mộc Anh (VietQ)
14 loại vật chất đắt nhất thế giới, vàng xếp thứ 13, kim cương cũng chỉ xếp thứ 3
Khi nói đến thứ đắt nhất, bạn sẽ nghĩ ngay đến điều gì, vàng, kim cương, hay thậm chí heroin? Thực ra đều không phải, vàng chỉ sếp thứ 15 và heroin mới ở vị trí số 10.
#14. Nhụy hoa nghệ tây (Saffron): Saffron là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng. Để làm ra 1 pound Saffron (453g) cần đến 75.000 nhụy hoa. Do đó, loại Saffron tốt nhất có thể được bán với giá 15 USD/g (khoảng 340 nghìn VND/g).
13. Vàng - "đồng tiền chung" của thế giới có giá 56 USD/g (khoảng 1,27 triệu VND/g). Vàng nguyên chất rất mềm nên người ta thường pha trộn với bạc, đồng, bạch kim hay palladium để tăng độ bền cho vàng. Hợp kim của vàng thường được dùng làm đồ trang sức, trang trí, tiền xu và chất hàn răng. Ngoài ra, vàng còn một đặc tính nữa là dẫn nhiệt khá tốt và không bị xỉn màu khi tiếp xúc với không khí nên còn được dùng làm chất bán dẫn và nối các bo mạch điện tử với nhau.
12. Rhodium: Kim loại chuyển đổi có màu sắc bạc, được coi như mẫu kim loại quý giá & đắt tiền nhất thế giới có giá 58 USD/g (khoảng 1,31 triệu VND/g). Rhodium có thể tìm thấy trong quặng bạch kim. Các chuyên gia nhận định, 1 tấn vỏ trái đất chỉ chứa 0,001 gam Rhodium.
11. Platinum: Platinum có thể được sử dụng như một loại chất xúc tác trong các thí nghiệm khoa học hay chế tác thành đồ trang sức. Đặc biệt, platinum có thể là chất tạo ra các loại thuốc có khả năng chống ung thư. Mỗi gram platinum có giá khoảng 60 USD (khoảng 1,36 triệu VND).
10. Methamphetamine: Là một chất kích thích tổng hợp có khả năng gây nghiện cao cũng như ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe của người dùng, kể cả trong trường hợp cai nghiện thì người nghiện cũng không dễ dàng dứt bỏ việc sử dụng chất này. Giá của nó khoảng 100 USD/g (2,11 triệu VND/g).
9. Sừng tê giác: Vì tin đồn sừng tê giác có tác dụng trị bách bệnh mà loài vật này bị ráo riết săn lùng và có nguy cơ tuyệt chủng cao, đồng thời đẩy giá thành lên đến 110 USD/g (khoảng 2,49 triệu VND/g).
8. Lysergic Acid Diethylamide (viết tắt là LSD): Được coi là chất gây nghiện đắt giá nhất trong bản danh sách này. LSD là một chất có khả năng gây ảo giác mạnh cho con người với chỉ một liều dùng cực nhỏ. Khi sử dụng thuốc, người dùng sẽ có những hành vi thiếu kiểm soát và thường dẫn đến những hệ lụy rất khó lường. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy tránh xa nó ra và hãy từ bỏ ý tưởng thử LSD dù chỉ một lần bởi không những độc hại, LSD còn rất đắt, 3000 USD/g (khoảng 68 triệu VND/g).
7. Pluton: Là một nguyên tố hóa học hiếm, tính phóng xạ cao, có vai trò tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua phản ứng nhiệt hạch - cả trong thời bình (các nhà máy điện hạt nhân) và trong chiến tranh (bom hạt nhân), có giá 4000 USD mỗi gram (khoảng 90 triệu VND).
6. Painite: Là một khoáng chất rất cứng, cực kỳ hiếm, được đặt theo tên của Arthur C.D. Pain - người tìm ra nó vào thập niên 50 thế kỷ trước. Chỉ có khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy trên toàn thế giới. Điều này lí giải vì sao chỉ 1 gram Painite đã có giá 9000 USD (khoảng 204 triệu VND).
5. Đá Taaffeite: Được phát hiện và đặt tên bởi ông Count Edward Charles Richard Taaffe (1898 - 1967), nhưng tại thời điểm đó người ta thường lầm tưởng đây là đá spinel - một loại đá quý có các thuộc tính gần giống như taafeite. Taaffeite thu hút những người "sành" đá quý bởi màu sắc huyền bí và sang trọng như màu tím, hồng, trắng, hay đỏ ngọc với giá 20000 USD/g (khoảng 453 triệu VND/g).
4. Tritium: Là phóng xạ đồng vị của hydro và được tổng hợp trong các phản ứng hạt nhân (bao gồm cả các vụ thử hạt nhân). Trong nghiên cứu, nó được sử dụng trong các lò phản ứng nhiệt hạch và trong các máy neutron. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta pha trộn tritium với các chất phát sáng để tạo ra nguồn sáng liên tục mà không cần pin, ví dụ dùng làm điểm ngắm cho súng trường... Mỗi gram tritium có giá 30000 USD (khoảng 680 triệu VND).
3. Kim cương: Được cấu tạo từ nguyên tố carbon với cấu trúc tinh thể lập phương bền vững và long lanh. Nhờ độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt nên kim cương có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo, có giá 55.000 USD/g (khoảng 1,25 tỉ VND/g).
2.Californium: Là một đồng vị phóng xạ kim loại cực hiếm mang tên theo bang California và Đại học California (Mỹ). Đây là nguồn bức xạ neutron mạnh mẽ và là chất phóng xạ cực mạnh, phục vụ các ứng dụng trong ngành y tế như chụp X-quang, điều trị ung thư hoặc khởi động lò phản ứng hạt nhân. Giá của nó rất cao, khoảng 27 triệu USD/g (khoảng 612 tỉ VND/g).
1. Phản vật chất (Antimatter): Được xem là loại đắt nhất trên thế giới. Khoảng một phần tỷ gram phản vật chất này được sản xuất mỗi năm, với giá 80 triệu USD. Chính vì vậy, nó có giá ngất ngưởng là 62,5 nghìn tỷ USD/gram. Phản vật chất cực kỳ hiếm và không tồn tại trong tự nhiên. Theo các nhà vật lý, mỗi hạt vật chất đều có một hạt trái ngược với nó. Họ gọi đó là phản hạt. Năng lượng từ phản ứng phản hạt lớn gấp 10 tỷ lần năng lượng từ một phản ứng cháy hóa học của hai hạt có khối lượng tương đương. Nếu dùng phản vật chất làm nhiên liệu dành cho các tàu con thoi, nó có thể giúp rút ngắn thời gian khứ hồi giữa sao Hỏa và Trái đất từ 2 năm xuống vài tuần.
0. Khối ngọc bích lớn thứ hai thế giới này có giá 174,5 triệu USD (khoảng 3,9 nghìn tỉ VND), được tìm thấy tại một khu mỏ hẻo lánh ở bang Kachin (Myanmar), trọng lượng 175 tấn, cao 2,7 m, dài 5,5m, rộng 5,5m.
Tất cả những vật chất trên đều thua xa viên ngọc khổng lồ và quý hiếm này.
Theo searchtotal
Dịch tả lợn châu Phi: Tự "xử lý" lợn bệnh, dân sẽ không được hỗ trợ Ngày 14/3, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề "Giải pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn" cho cán bộ khuyến nông của 10 tỉnh phía Bắc và bà con nông dân. 17 tỉnh có dịch tả lợn châu Phi Phát biểu tại diễn...