Giá vật liệu tăng phi mã, doanh nghiệp xây dựng “kêu cứu”
Ngày 2/4, Hội Xây dựng tỉnh TT-Huế cho biết đã tổ chức họp với các Sở, ngành chức năng, Hiệp hội BĐS, doanh nghiệp, đơn vị tư vấn thiết kế đóng trên địa bàn để nắm tình hình khó khăn, vướng mắc về đơn giá vật liệu trong thi công xây dựng.
Ngày 2/4, Hội Xây dựng tỉnh TT-Huế cho biết đã tổ chức họp với các Sở, ngành chức năng, Hiệp hội BĐS, doanh nghiệp, đơn vị tư vấn thiết kế đóng trên địa bàn để nắm tình hình khó khăn, vướng mắc về đơn giá vật liệu trong thi công xây dựng; giá nhân công, hoạt động cung ứng vật liệu tại địa phương và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Hội Xây dựng tỉnh TT-Huế, cho biết: Thời gian qua, giá nguyên vật liệu thực tế trên thị trường ở địa bàn TT-Huế tăng cao so với đơn giá ban hành hàng tháng, gây bất lợi lớn cho các doanh nghiệp xây dựng, tạo nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thép, cát xây dựng, xăng dầu… đồng loạt tăng giá làm nhiều đơn vị trúng thầu xây dựng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chậm tiến độ, ảnh hưởng chất lượng công trình.
Giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp không ngừng tăng thời gian qua gây khó khăn cho nhiều công trình, dự án. Ảnh TP.
Theo ý kiến của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn và đơn vị liên quan, đơn giá vật liệu xây dựng thời gian qua chưa sát với thực tế; trong khi giá nguyên vật liệu trên thị trường lại tăng cao gấp nhiều lần, khiến nhiều nhà thầu rơi vào tình trạng thi công cầm chừng, thậm chí dừng thi công chờ giá vật liệu giảm xuống.
Ngoài ra, tác động từ giá xăng dầu tăng cao khiến dự toán tổng mức đầu tư ban đầu bị chênh lệch rất lớn so với tình hình thực tế.
Công ty Cổ phần Xây lắp TT-Huế nêu thực trạng, từ những tháng cuối năm 2021 đến nay, giá vật liệu thép tăng từ 17.000 đến 21.000 đồng/kg; giá các nguyên vật liệu xi măng, gạch, cát xây dựng, đá dăm, gạch ốp lát… cũng tăng mạnh từ 5-10%. Nguyên vật liệu thép chiếm tỷ trọng về giá cao nhất trong giá thành xây dựng, chiếm khoảng 20% giá trị nên các nhà thầu xây dựng vô cùng khó khăn. Trong khi đó, các hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đa số được ký theo hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng đơn giá cố định.
Video đang HOT
Theo kiến nghị từ các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, các cấp có thẩm quyền cần xem xét, điều chỉnh tổng mức đầu tư và chấp nhận thanh toán cho nhà thầu theo đơn giá thị trường. Ảnh TP.
Công ty này kiến nghị, đối với các công trình dự án, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hội Xây dựng tỉnh cần kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tổng mức đầu tư. Liên Sở Tài chính và Sở Xây dựng nên công bố đơn giá vật liệu xây dựng hàng tháng kịp thời, bám sát diễn biến thị trường, cập nhật đầy đủ chủng loại vật liệu chính tại công trình dự án.
Những dự án, công trình do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kiến nghị chủ đầu tư xem xét chia sẻ khó khăn với nhà thầu về trượt giá vật liệu đối với các công trình, dự án đang thi công dở dang. Ngoài ra, nên tạo điều kiện cho nhà thầu tạm ứng tiền hợp đồng ở mức tối đa để nhà thầu mua dự trữ các loại vật tư, vật liệu đối với các hợp đồng mới.
Công ty TNHH Hiệp Thành cho biết, cơ quan chức năng cần cập nhật nhanh chóng và chính xác, đầy đủ thông tin trong thông báo giá hàng tháng; kêu gọi, tạo cơ chế thuận lợi để các nhà sản xuất, cung cấp vật liệu được cập nhật vào báo giá của liên sở Xây dựng và Tài chính; cần xác định lại đơn giá nhân công theo tình hình thực tế và sự phát triển của địa bàn tỉnh. Cần có nhiều nguồn vật liệu của nhiều nhà cung cấp, tránh phải thẩm định giá các vật liệu không có trong thông báo giá, gây tốn kém và chậm tiến độ dự án.
Công ty Xây dựng và Hạ tầng Nam Phú kiến nghị, do hợp đồng ký với chủ đầu tư từ những năm 2020, 2021, đến nay đã trượt giá rất lớn, do đó cần có chính sách bù giá nhiên liệu, nguyên vật liệu theo giá thị trường theo hợp đồng đã ký…
Do chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19 và khó khăn về biến động giá, các doanh nghiệp xây dựng công trình tại TT-Huế cho rằng, nên có cơ chế ưu đãi về tín dụng cho các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh TP.
Công ty CP Xây lắp và Thương mại An Bảo cho rằng, các doanh nghiệp trên địa bàn chịu ảnh hưởng lớn do dịch COVID-19 và khó khăn về biến động giá nên rất cần các cơ chế ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp.
Từ kiến nghị của nhiều doanh nghiệp, Hội Xây dựng tỉnh TT-Huế cho biết sẽ tập hợp, xem xét, phân tích từng khó khăn, vướng mắc cụ thể để kiến nghị các cấp có thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ kịp thời, giải quyết khó khăn trước mắt cũng như lâu dài; nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị nhà thầu khi triển khai thực hiện các công trình xây dựng; hạn chế rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án.
Bộ Xây dựng: Cắt bỏ 'giấy phép con' ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Quyết định số 1188/QĐ-BXD về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID - 19.
Ảnh minh họa: Vân Sơn/Báo Tin tức
Việc thành lập Tổ công tác đặc biệt này được căn cứ theo Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 30/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khóa khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID - 19; Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6858/VPCP-KTTH ngày 24/9/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các Bộ, cơ quan, địa phương.
Trực tiếp Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giữ nhiệm vụ Tổ trưởng; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh là Tổ phó thường trực Tổ công tác. Cùng tham gia Tổ công tác này còn có thành viên gồm các cục, vụ: Pháp chế, Quản lý doanh nghiệp, Quy hoạch - Kiến trúc, Vật liệu xây dựng, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Kinh tế xây dựng, Quản lý hoạt động xây dựng, Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Công tác phía Nam, Phát triển đô thị, Hạ tầng kỹ thuật, Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của Tổ công tác là chỉ đạo triển khai hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan. Qua đó, tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Ngoài ra, Tổ công tác sẽ chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID - 19", tăng tính chủ động, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp.
Tổ công tác đặt mục tiêu tập trung rà soát, cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra "giấy phép con" làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sinh hoạt của người dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Định kỳ, hàng tháng hoặc khi cần thiết, Tổ công tác tổng hợp tình hình giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân theo thẩm quyền của Bộ Xây dựng, đề xuất phương án giải quyết vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thời gian qua, dịch COVID-19 tác động xấu đến nhiều mặt đời sống kinh tế-xã hội; trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều Hiệp hội nghề nghiệp đã có báo cáo kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành về một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp cầm cự được qua thời điểm khó khăn hiện nay.
Điển hình như Hiệp hội Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ xây dựng hướng dẫn việc áp dụng quy định về điều kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng giao nhận thầu thực hiện trong thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. VACC đề nghị bổ sung các chi phí như phòng dịch bắt buộc, tạm dừng thi công chờ việc, kiểm tra nhanh dịch bệnh cho cán bộ, công nhân... vào chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Theo VACC, trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp xây dựng đều rất khó khăn nên Hiệp hội xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ một số biện pháp. Cụ thể là dừng thu bảo hiểm xã hội 6 tháng cuối năm cho tất cả các lao động thời vụ ký hợp đồng lao động từ dưới 6 tháng tại các doanh nghiệp xây dựng. Vì lao động thời vụ nông nhàn là một đặc thù của ngành xây dựng Việt Nam. Thế nhưng, hiện nay do tình hình dịch bệnh, công việc phải dừng, về quê thì không được mà ở lại cũng không có thu nhập. Đây là một vấn đề bức xúc mà toàn bộ các doanh nghiệp xây dựng đều mong được quan tâm xử lý.
Về tài chính doanh nghiệp, VACC cũng đề nghị giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng từ quý II/2021 sang đầu năm 2022 (các khối lượng nghiệm thu hoàn thành đến quý II/2021 đã xuất hóa đơn nhưng chưa được thanh toán); đồng thời, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp thời điểm từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2021 cho tất cả các doanh nghiệp xây dựng.
Bên cạnh đó, VACC đề xuất, các khoản vay ngân hàng phục vụ cho công trường, dự án nhưng phải dừng thi công do giãn cách chống dịch được tính lãi suất 0%; hoãn nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đến hết năm 2021; đồng thời có phương án giảm giá thuê đất đặc biệt đối với các diện tích đất làm nhà kho, xưởng phục vụ thi công, sản xuất.
Đặc biệt, VACC đề nghị Bộ Xây dựng yêu cầu các Sở Xây dựng địa phương cập nhật kịp thời, chính xác đơn giá vật liệu xây dựng để áp dụng cho công trình dùng vốn ngân sách; có được đơn giá chính xác, phù hợp tránh làm thiệt thòi cho các nhà thầu xây dựng.
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng từng phù hợp quốc tế - Bài cuối: Tạo 'lực đẩy và lực kéo' cho doanh nghiệp Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định yêu cầu, năm 2022, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần đánh giá, rà soát và hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sửa đổi...