Giá vật liệu tăng đột biến, 20 nhà thầu làm đường cao tốc Bắc – Nam đồng loạt ‘kêu cứu’
Giá vật liệu tăng đột biến, khó điều chỉnh giá, hơn 20 nhà thầu dự án đường cao tốc Bắc – Nam đồng loạt kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng, các bộ liên quan tháo gỡ khó khăn để dự án không bị vỡ tiến độ.
Đất đắp nền đường chiếm 15 – 25% giá trị hợp đồng gói thầu nhưng không thuộc vật liệu được điều chỉnh giá nhưng giá đất tại các gói thầu đều tăng cao – Ảnh thi công nền đường cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45
“Bão giá” vật liệu làm tăng 20 – 30% giá trị hợp đồng
Trong kiến nghị gửi các cấp thẩm quyền ngày 14-7, Hiệp hội các nhà thầu đại diện cho 21 nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 cho biết dịch COVID-19, khan hiếm vật liệu và “bão giá” các loại vật liệu chính khiến họ đối mặt nguy cơ phá sản, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ.
Ngoài khó khăn do đại dịch COVID-19 cần xác định thuộc trường hợp bất khả kháng theo đúng hợp đồng, khó khăn thứ hai mà các nhà thầu gặp phải ngay sau khi khởi công dự án là khan hiếm nguồn cung đất đắp nền đường.
Khó khăn lớn nhất mà các nhà thầu gặp phải là tình trạng nhiều loại vật liệu chính như: thép, đất đắp, đá, cát, bêtông nhựa, ximăng… và xăng dầu tăng giá đột biến ngay sau khi các dự án khởi công và tiếp tục leo thang.
Đến nay đất đắp tăng khoảng 30 – 50% (có gói thầu tăng 154%), cát vàng tăng 15 – 40% (có gói thầu tăng 187%), nhựa đường tăng 35 – 50%, đá đổ bêtông nhựa tăng 20 – 55%, đá dăm loại 1 tăng 30 – 45% (có gói thầu tăng 129%), dầu diesel tăng 138 – 163%, thép tăng 40 – 50% (có thời điểm tăng 70%), ximăng tăng 20 – 35%…
Video đang HOT
Hiện tại các đơn vị vận chuyển thông báo sẽ tăng cước khoảng 30 – 40%.
Ngoài ra, đất đắp nền đường không được điều chỉnh giá theo hợp đồng dù mỗi gói thầu cần vài triệu m 3 đất đắp (chiếm giá trị từ 15 – 25% giá trị hợp đồng) càng làm tăng thua lỗ cho nhà thầu.
Thi công cầm chừng: nhà thầu phá sản nhanh, dự án vỡ tiến độ
Các biến động vật liệu trên (chưa tính biến động máy thi công, nhân công) làm tăng khoảng 20 – 30% so với giá trị hợp đồng. Việc này khiến đơn giá thanh toán cho khối lượng hoàn thành không đủ để mua vật tư, vật liệu khi bên bán vật liệu đều yêu cầu thanh toán 100% trước khi nhận hàng.
Các nguyên nhân trên khiến nhiều nhà thầu mất cân đối nghiêm trọng dòng tiền, suy kiệt về tài chính và đang trên bờ vực phá sản, tiền thanh toán từ chủ đầu tư không đủ trang trải chi phí thi công vì đã chạm ngưỡng hạn mức vay ngân hàng để bù đắp thiếu hụt dòng tiền.
Thực tế trong 3 – 4 tuần trở lại đây, tại nhiều dự án, các nhà thầu đã không thể duy trì được tiến độ công việc cao như trước đây.
Thi công hầm Trường Vinh tại dự án cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu
Theo các nhà thầu, ba dự án phải hoàn thành trong năm 2022 đã bước sang thi công móng, mặt đường. Các hạng mục này có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, giá trị lớn, đòi hỏi nguồn vốn lưu động lớn. Nếu không có giải pháp kịp thời của các cấp có thẩm quyền trong thời gian ngắn sắp tới, nguy cơ vỡ tiến độ tại các dự án là hiện hữu.
Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu, giúp cải thiện dòng tiền để thúc đẩy tiến độ thi công, các nhà thầu kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Thủ tướng, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, các bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư xem xét chấp thuận:
Đối với các gói thầu xây lắp thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 thực hiện theo hình thức đầu tư công: được áp dụng khoản 4, khoản 5, điều 27, nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Bộ Giao thông vận tải thuê tư vấn căn cứ thực tế biến động giá nhựa đường, sắt thép, cát, đá, ximăng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, xây dựng giá tại chân công trình và chỉ số giá riêng cho các gói thầu làm cơ sở tính toán điều chỉnh giá cho nhà thầu nhằm bù đắp một phần thiệt hại do biến động giá.
Bổ sung đất đắp nền đường vào công thức điều chỉnh giá hợp đồng vì đất đắp chiếm tỉ trọng từ 15 – 25% giá trị gói thầu…
Bộ Xây dựng kiểm tra và đề nghị các địa phương khảo sát, xây dựng và công bố đơn giá nhân công sát với biến động thực tế hiện nay làm cơ sở xác định chỉ số nhân công phục vụ tính toán điều chỉnh giá theo hợp đồng;
Đối với các dự án cao tốc Bắc – Nam đang thực hiện theo phương thức đối tác công – tư (hợp đồng BOT): cho phép được điều chỉnh giá hợp đồng dự án khi chỉ số trượt giá vật liệu, nhiên liệu trong thời gian xây dựng dự án vượt quá chỉ số trượt giá đã tính toán trong tổng mức đầu tư của dự án và điều chỉnh tổng mức đầu tư trong trường hợp chi phí trượt giá làm vượt tổng mức đầu tư.
Tập trung triển khai thực hiện Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Ngày 12/7, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 203/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về triển khai thực hiện Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Phấn đấu hoàn thành Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào năm 2025. Ảnh: TTXVN.
Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao sự quyết tâm của hai địa phương và Tập đoàn Vingroup trong việc tổ chức nghiên cứu, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị các thủ tục triển khai Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Đây là tuyến đường quan trọng, không chỉ phục vụ trực tiếp cho Bình Phước và Đắk Nông, mà còn góp phần phát triển lưu thông vận tải cho cả khu vực Tây Nguyên, kết nối Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh.
Tại Thông báo số 93/TB-VPCP ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và các cơ quan liên quan nghiên cứu, thống nhất và đề xuất phương án đầu tư để sớm triển khai trong giai đoạn 2021-2025; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tại Thông báo số 166/TB-VPCP ngày 6/6/2022 và trực tiếp làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo Tập đoàn Vingroup vào ngày 3/7/2022 để định hướng phương án đầu tư.
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 6080/BGTVT-ĐTCT ngày 17/6/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ; theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận Liên danh Vingroup - Techcombank chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án theo phương thức PPP.
Để bảo đảm tiến độ hoàn thành Dự án vào năm 2025, Phó Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đắk Nông về việc điều chỉnh hướng tuyến quy hoạch tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xem xét, thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh hướng tuyến, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Về việc giao cơ quan có thẩm quyền, HĐND 2 tỉnh đã có Nghị quyết về việc triển khai Dự án và giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở Tờ trình của UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đắk Nông, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2022 về việc giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án.
Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 140 km; đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông (38 km từ Gia Nghĩa đến ranh giới 2 tỉnh Đắk Nông-Bình Phước), tỉnh Bình Phước (102 km từ ranh giới 2 tỉnh Đắk Nông-Bình Phước đến Chơn Thành); điểm đầu tại khu vực TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, điểm cuối tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, kết nối với điểm đầu của cao tốc Chơn Thành-Đức Hòa (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) và điểm cuối của cao tốc TPHCM-Chơn Thành. Tuyến đường này có quy mô quy hoạch 6 làn xe nhưng theo sơ bộ tính toán trường hợp phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe bề rộng 17 m (tương tự quy mô phân kỳ của Dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020, 2021-2025 và một số dự án đường cao tốc khác đang triển khai), vận tốc thiết kế 80-100 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ Dự án, Phó Thủ tướng đồng ý triển khai đồng thời các thủ tục điều chỉnh quy hoạch và chuẩn bị thủ tục đầu tư, tuy nhiên phải bảo đảm chặt chẽ về pháp lý, quy trình thủ tục theo quy định. Nhà đầu tư đề xuất dự án khẩn trương chỉ đạo Tư vấn hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cơ quan có thẩm quyền trong tháng 8/2022 để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong tháng 9/2022.
TP.HCM dừng dự án BOT 1.500 tỷ, đề nghị kiểm toán Dự án BOT xây dựng đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương kinh phí hơn 1500 tỷ đồng sau 7 năm thi công chỉ đạt 12% tiến độ. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký công văn chấp thuận chủ trương dừng thực hiện dự án Xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt...