Giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh
Chiều 11/1, giá vàng tiếp tục mất hơn 400.000 đồng mỗi lượng, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng.
Thị trường vàng trong nước ngày thứ hai liên tiếp chứng kiến “sự lạ” khi giá quay đầu đi xuống mạnh, bất chấp vàng quốc tế tăng trong hôm qua hoặc giảm nhẹ không đáng kể chiều nay.
Nếu như hôm đầu tuần, mỗi lượng vàng SJC đắt hơn quốc tế 4,9 triệu đồng, thì nay chênh lệch này còn 3,6 triệu đồng. Ảnh: AQ
Tính đến 16h43, Tập đoàn DOJI công bố bán vàng ở 45,66 triệu đồng, hạ 440.000 đồng so với đầu ngày. Còn chiều thu mua của doanh nghiệp này giảm 340.000 đồng, còn 45,56 triệu đồng.
Video đang HOT
Còn công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng giảm mạnh từ 380.000 đến 420.000 đồng ở hai chiều mua và bán, đưa giá xuống 45,52- 45,77 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu tháng 9/2012 giá vàng trong nước xuống quanh 45,7 triệu đồng.
Tổng cộng, trong hai ngày vừa rồi, giá vàng trong nước đã mất gần 650.000 đồng. Vàng đi xuống mạnh liên tục bất chấp việc thị trường quốc tế vừa có ngày tăng khá mạnh 15 USD một ounce, tương đương khoảng 380.000 đồng mỗi lượng.
Nhờ đó, chênh lệch vàng trong và ngoài nước co hẹp còn 3,6 triệu đồng, thấp nhất kể từcuối tháng 11 năm ngoái và giảm đáng kể so với mốc 4,9 triệu đầu tuần. Trong suốt 5 tuần vừa rồi, vàng trong nước cao hơn quốc tế từ 4 đến 4,9 triệu đồng, mức cao chưa từng thấy trong lịch sử ngành vàng Việt Nam.
Theo đánh giá của một đại diện từ Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước giảm mạnh vì hai yếu tố. Trong những ngày vừa rồi, thị trường xuất hiện lực bán vàng lớn không phải từ các ngân hàng mà từ các đại lý vàng nhỏ lẻ không được cấp phép. Do từ 10/1, các hiệu vàng này không được tiếp tục kinh doanh vàng miếng, họ đã bán lượng vàng còn tồn ra thị trường.
Ngoài ra, vàng còn giảm do các đối tượng đầu cơ vàng lo ngại sau thông tin Ngân hàng Nhà nước sắp có biện pháp siết chặt chênh lệch vàng. Trong Nghị quyết 01/NQ-CP ban hành hôm 7/1 vừa rồi, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế.
Tuyên bố quan trọng gần đây đang được thị trường đặc biệt quan tâm, đó là Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia với tư cách người mua – người bán cuối cùng và nắm vai trò kiến tạo thị trường. Nếu thực hiện đúng tuyên bố này, Ngân hàng Nhà nước có thể mua vào, bán ra, một mặt để đưa vàng vào dữ trữ quốc gia, mặt khác sẽ điều tiết giá trên thị trường.
Tổng kết ngày đầu tiên thực hiện việc siết chặt hoạt động mua bán vàng miếng tự do vào hôm qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết nhìn chung, các doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm túc và hoạt động trên thị trường diễn ra suôn sẻ. Điều này là tín hiệu tốt hơn dự kiến vì trước đó, Ngân hàng Nhà nước nhận định việc xóa bỏ 70% điểm kinh doanh vàng miếng có thể gây ra một số xáo trộn trên thị trường.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng Kinh doanh của SJC cũng cho biết lực bán vàng trong ngày hôm qua khá mạnh. Nhiều người đã đi bán vàng trong khi các ngân hàng ngừng mua khiến giá giảm theo.
Theo VNE
Lãi suất giảm nữa, tiền vẫn chảy vào tiết kiệm!
Cho rằng các kênh đầu cơ vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ đều khó có khả năng sinh lời, thậm chí lỗ vốn, UBGS khẳng định, lãi suất có hạ tiếp 1% thì huy động vốn ngân hàng vẫn khỏe.
Lãi suất cao đã kéo dài trên 30 tháng
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGS) trong báo cáo phân tích tình hình kinh tế tháng 11 và 11 tháng thì cộng đồng doanh nghiệp hiện vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn.
Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trong tháng 11 đã tăng đáng kể so với 9 tháng đầu năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu 9 tháng đầu năm, có khoảng 40.200 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động thì đến tháng 11, con số này đã ở mức 46.500 doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó ở cả hai khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Tại báo cáo này, UBGS phân tích khá chi tiết về gánh nặng chi phí mà trọng tâm là chi phí tài chính, đang ngày một đắt đỏ hơn, bào mòn từng doanh nghiệp.
Chi phí tài chính cao bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp.
Cơ quan này chỉ ra rằng, việc phải chịu mức lãi suất cao trên 15%/năm trong thời gian kéo dài trên 30 tháng đã làm tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Theo khảo sát do UBGS thực hiện, chỉ tính đến cuối quý I/2012, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gần 25% so cuối năm trước. Từ đó tác động đến tỷ lệ chi phí tài chính/giá thành sản phẩm tăng lên mức khoảng 7% so với mức 4,72% và 5,56% của năm 2010 và 2011.
Yếu tố về lãi suất cũng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với các nước khác trong khu vực. Lãi suất tại Việt Nam hiện đang cao từ 2-3 lần so với các nước cùng khu vực. Do đó, nếu giả sử các yếu tố khác không đổi thì giá thành của Việt Nam đang cao hơn so Ấn Độ 2%, Thái Lan 2,51%, Trung Quốc 2,6% và Singapore 2,8%.
Cần mạnh dạn giảm ngay lãi suất 1%
UBGS cho rằng, những hành động chính sách phải "sớm" và "quyết liệt", giải pháp phải cụ thể và đi thẳng vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cụ thể, theo Ủy ban, có thể mạnh dạn hạ lãi suất huy động và lãi suất cơ bản khoảng 1% so lãi suất quy định hiện nay, đồng thời khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản theo luật định, nhằm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.
Cùng với đó,cơ quan này đưa ra hàng loạt luận điểm, khẳng định cơ sở để giảm lãi suất đã khá rõ ràng. Thứ nhất, lợi suất trái phiếu Chính phủ đang có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm.
Thứ hai, với việc lạm phát có thể được kiềm dưới 8% thì chênh lệch lãi suất tiền gửi và lạm phát không còn (lãi suất thực bằng 0) thì nguy cơ tiền gửi bị rút để chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán là rất thóa - các kênh này cũng đang gặp khó khăn, khó có khả năng sinh lời, thậm chí lỗ vốn.
Ủy ban ghi nhận, từ đầu năm đến nay mặc dù lãi suất huy động đã giảm 5% song tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng vẫn tăng đều mỗi tháng và mức tăng khoảng 15% so đầu năm. Như vậy, gửi tiền tại ngân hàng vẫn đang là sự lựa chọn ưu tiên của người dân so với các kênh đầu tư khác.
Bên cạnh đó, việc tỷ giá được duy trì ổn định trong một thời gian khá dài cũng khiến kênh nắm giữ ngoại tệ không còn là công cụ kiếm lời ưu tiên của dân cư. Do vậy, UBGS khẳng định, việc hạ lãi suất tiền đồng cũng sẽ không tác động đến sự chuyển dịch tài sản sang USD (nếu có).
Theo Dantri