Giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng SJC vẫn “đứng im”
Giá vàng thế giới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong vòng 9 tháng. Tuy nhiên, giá vàng SJC vẫn “bình chân như vại” vì không liên thông với thế giới.
Sáng nay (15/7), các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội giao dịch vàng miếng SJC tại 67,55 – 68,17 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 50.000 đồng/lượng so với phiên trước. Tại TPHCM, giá thu mua tương đương thị trường Hà Nội nhưng giá bán ra rẻ hơn 20.000 đồng/lượng. Chênh lệch mua bán dao động 600.000 – 620.000 đồng/lượng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay trên Kitco ở mức 1.715 USD/ounce (tương đương 48,54 triệu đồng/lượng), giảm 12 so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD tự do chưa thuế phí, vàng thế giới đang rẻ hơn trong nước 19,63 triệu đồng/lượng.
(Ảnh: Tiến Tuấn).
Giá vàng thế giới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong 9 tháng khi đồng USD ngày càng mạnh lên (đạt 108,64 điểm). Nguyên nhân đến từ việc chỉ số lạm phát (CPI) ở Mỹ cao kỷ lục, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 11/1981.
Thêm vào đó, chỉ số giá sản xuất (PPI – Producer Price Index) của Mỹ trong tháng 6 khá cao. PPI tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ khi dữ liệu về chỉ số được thu thập vào tháng 11/2010.
PPI sẽ đo lường chi phí lạm phát và dự đoán sự thay đổi sắp tới của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Hiểu theo cách mà Giám đốc đầu tư Peter Boockvar từ Bleakley Advisory Group diễn giải thì “PPI là hạt giống của CPI”.
Lạm phát “ nóng” lên, đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) càng có thêm động lực để thắt chặt chính sách tài chính, tiền tệ. Trong 24 giờ qua, các quan chức Fed đã gợi ý mức tăng lãi suất thêm 1% vào tháng 7 và 0,75% vào tháng 9.
Hiện tại, một số ngân hàng trung ương trên thế giới đang ngăn chặn lạm phát bằng việc tăng lãi suất. Nhưng mặt trái của việc tăng lãi suất ồ ạt là nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.
Một cuộc khảo sát gần đây của Financial Times và Initiative on Global Markets (trung tâm nghiên cứu thị trường và chính sách kinh tế thuộc Đại học Chicago) cho thấy, giới chuyên gia đang cảnh báo về cuộc suy thoái ở nước Mỹ vào đầu năm sau.
“Những chính sách diều hâu của Fed về lãi suất đang góp phần tạo ra suy thoái kinh tế toàn cầu, không chỉ riêng với nước Mỹ”, bà Kristina Hooper, chiến lược gia thị trường toàn cầu của công ty Invesco nói.
Phân tích về thị trường vàng trong thời gian tới, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho rằng, kim loại quý đang bị mắc kẹt trong nhiều cuộc chiến. Cuộc chiến thứ nhất là giữa chính sách tài chính, tiền tệ của các ngân hàng trung ương với áp lực lạm phát gia tăng. Cuộc chiến thứ hai là tình hình địa chính trị bất ổn và sự biến động trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, WGC vẫn lạc quan tin rằng, kim loại quý luôn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. “Vàng từng có lịch sử hoạt động tốt trong bối cạnh lạm phát cao. Có những năm lạm phát hơn 3%, giá vàng tăng tới 14%. Hay trong những thời kỳ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trên 5% so với cùng kỳ, vàng đã tăng hơn 25%”, WGC lấy dẫn chứng.
Giá vàng hôm nay 13.7.2022: Dự báo tăng lên mức kỷ lục
Mặc dù giảm giá nhưng vàng thế giới vẫn được dự báo tăng mạnh lên mức kỷ lục cũ, gần 2.050 USD/ounce vào cuối năm.
Giá vàng miếng SJC ngày 13.7 giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 67,6 triệu đồng/lượng, bán ra 68,2 triệu đồng/lượng; Eximbank còn 67,4 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra 68 triệu đồng/lượng... Vàng miếng SJC cao hơn quốc tế 19,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC giảm chậm. Ảnh NGỌC THẮNG
Dự báo giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục
Kim loại quý trên thị trường quốc tế vẫn sụt giảm thêm 8 USD/ounce, xuống còn 1.726 USD/ounce. Đồng đô la Mỹ mạnh đã làm ảnh hưởng đến giá vàng, kéo kim loại quý xuống mức thấp nhất 8,5 tháng khi vai trò trú ẩn an toàn mất đi. Thế nhưng theo Wells Fargo, đây không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với vàng, vàng vẫn tăng 17% so với mức hiện tại để đạt được mức 2.050 USD/ounce (tương ứng mức giá 58 triệu đồng/lượng) vào cuối năm. Vàng có thể đạt được mức này khi báo cáo suy thoái kinh tế đang cận kề và kim loại quý khá rẻ so với hầu hết các hàng hóa khác, các nhà đầu tư có thể bắt đầu mua.
Đồng đô la Mỹ đã tăng 12% kể từ đầu năm, gần một nửa mức tăng đó là vào tháng trước. Những động thái lớn như vậy là khá hiếm, nhưng khi chúng xảy ra, giá hàng hóa thường bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do hầu hết hàng hóa được định giá bằng đô la Mỹ. Khi đồng đô la Mỹ tăng giá, các đồng tiền của thị trường mới nổi giảm khiến các quốc gia này giảm sức mua, ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và giá cả hàng hóa.
Giá vàng hôm nay 18.6.2022: Giảm bất chấp Các nhà đầu tư quốc tế có động thái "săn" vàng giá rẻ khi mức giá giảm sâu trong phiên giao dịch 18.6. Điều này cũng không ngăn chặn được đà đi xuống của giá vàng. Vàng miếng SJC sáng 18.6 giảm 100.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn mua vào còn 67,85 triệu đồng/lượng và bán ra...