Giá vàng SJC tăng bất thường vượt 80 triệu đồng/lượng, liệu có lập đỉnh mới?
Giới đầu tư vàng có nhiều kỳ vọng về kim loại quý này trong năm 2024 khi thời điểm cuối năm ngoái thị trường đã có những diễn biến bất ngờ về giá.
Năm nay, giá vàng sẽ tăng giảm ra sao?
Kết thúc năm 2023, giá vàng thế giới dừng ở mức 2.062,2 USD/ounce, tăng 13% và đánh dấu năm hoạt động tốt nhất kể từ năm 2020.
Thị trường vàng trong nước cuối năm 2023 đã có diễn biến đầy bất ngờ. Giá vàng SJC tăng đột biến lên mức cao kỷ lục mọi thời đại, vượt 80 triệu đồng/lượng rồi đảo chiều “lao dốc” về quanh ngưỡng 73 – 78 triệu đồng/lượng.
Với đà này, giá vàng sẽ biến động thế nào trong năm 2024?
Giá vàng trong năm 2024 được nhận định chiều hướng tăng nhiều hơn giảm. (Ảnh: Nguyễn Huế)
Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn của Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PV VietNamNet.
PV: Ông có đánh giá thế nào về diễn biến giá vàng trong nước năm 2023 vừa qua?
Ông Huỳnh Trung Khánh: Năm 2023, giá vàng đã lên mức kỷ lục, cũng tương đồng với giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, giá vàng SJC tăng vượt ngưỡng 80 triệu đồng/lượng, mức cao bất thường; trong khi giá vàng nhẫn lên cao nhất cũng chỉ ở mức 64-65 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC chênh lệch tới 18 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Thế nhưng, ngay sau khi có công điện chỉ đạo của Thủ tướng, giá vàng đã hạ nhiệt.
Thị trường vẫn đang chờ biện pháp giải quyết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như thế nào, cũng như quy định tại Nghị định 24 sẽ được sửa đổi ra sao để phù hợp với tình hình mới.
Trong cuộc họp hồi đầu năm, Phó Thống đốc NHNN cũng nhìn nhận, giá vàng chênh lệch như vậy là không thể chấp nhận được và chắc chắn NHNN sẽ có điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 24 cho phù hợp.
- Vàng được đánh giá hưởng lợi từ xu hướng chống lạm phát, quan điểm của ông về vấn đề này?
Lạm phát ở Việt Nam dưới 4% là mức chấp nhận được, không cần trú ẩn trong vàng. Lạm phát cao hơn lãi suất ngân hàng mới đáng ngại, đáng sợ. Khi đó, người tiêu dùng sẽ trú ẩn trong vàng, để bảo vệ giá trị tài sản của mình.
Video đang HOT
Người dân có câu “nhất thổ, nhì kim”, vì thế, cũng có nhiều người trú ẩn trong đất đai.
Với tình hình địa chính trị phức tạp hiện nay trên thế giới, nhiều nhà đầu tư, người tiêu dùng cũng đã tìm đến vàng để trú ẩn, nhất là ở những quốc gia có lạm phát cao, trên 5%. Khi lạm phát giảm, kinh tế ổn định trở lại, họ lại bán vàng ra.
- Vậy, ông đánh giá thế nào về lợi suất của vàng so với các kênh đầu tư phổ biến khác ở Việt Nam?
Riêng năm nay, vàng tăng đến 13-14%, trong khi lãi suất ngân hàng giảm xuống mức 5-6%; còn bất động sản sụt giá, “đóng băng”.
Thị trường chứng khoán sau khi lên mức cao 1.500 điểm, hiện vẫn lình xình ở mức 1.100-1.200 điểm. Các vụ việc liên quan đến trái phiếu, cổ phiếu đã xảy ra cũng khiến nhiều nhà đầu tư e dè; nhất là những người chưa có nhiều kinh nghiệm.
Khi nền kinh tế chung còn khó khăn, địa chính trị phức tạp nhưng vàng lại có thanh khoản cao, hơn gửi tiết kiệm. Đồng thời, vàng lại dễ mua, dễ bán, được giá nên đây vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư.
- Là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, ông có dự báo ra sao về diễn biến giá vàng trong nước và thế giới trong năm 2024?
Tôi cho rằng, giá vàng SJC trong nước sẽ giảm nếu NHNN sẽ có biện pháp can thiệp, sửa đổi Nghị định 24. Từ đó, giá vàng sẽ tiệm cận hơn với giá vàng thế giới, nếu có chênh lệch chỉ ở mức 3-5 triệu đồng/lượng.
Nhiều dự báo giá vàng thế giới năm nay sẽ tăng. Diễn biến trên thị trường từ đầu năm đến nay cho thấy, giá vàng thế giới vẫn “lình xình” ở mức trên 2.000 USD/ounce.
Fed chưa giảm lãi suất, nhưng khi giảm, giá vàng sẽ lại tăng lên. Giá vàng thế giới năm nay trung bình ở mức 2.000-2.100 USD/ounce, thậm chí có thể lên tới 2.200 USD/ounce.
Khi giá vàng thế giới lên mức đó, ắt giá vàng trong nước sẽ lại tăng lên. Chiều hướng giá vàng tăng trong năm nay vẫn nhiều hơn là giảm.
Tuy nhiên, giá vàng trong nước khó có mức tăng cao, đột biến như cuối năm 2023 nếu NHNN có biện pháp can thiệp.
- Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường vàng năm nay là gì, thưa ông?
Vàng chỉ là một công cụ đầu tư, chứ không phải tất cả. Vì thế, không nên dồn đầu tư hết vào vàng, chỉ đầu tư khoảng 20% vào vàng trong danh mục đầu tư.
Còn lại có thể đầu tư vào bất động sản hay chứng khoán, tùy khẩu vị đầu tư của từng người.
Xin cảm ơn ông!
Vàng SJC cao hơn thế giới hơn chục triệu đồng/lượng, đến lúc bỏ độc quyền?
Trong các cơn sốt giá vàng, vàng SJC độc quyền luôn tăng cao hơn thế giới và các thương hiệu nội hơn chục triệu đồng một lượng.
Đã đến lúc bỏ thế độc quyền kinh doanh vàng hay chưa?
Đến lúc bỏ thế độc quyền?
Giá vàng SJC trong nước cao hơn thế giới và các thương hiệu nội hàng chục triệu đồng một lượng. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu bỏ thế độc quyền của SJC thì sẽ bỏ được chênh lệch về giá.
Vậy, đã đến lúc bỏ thế độc quyền của SJC, bỏ thế độc quyền kinh doanh vàng hay chưa?
Trao đổi với PV. VietNamNet, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế đánh giá: Giá vàng SJC tăng cao, cao hơn những loại vàng khác cả chục triệu đồng/lượng. Lý do là bởi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định vàng SJC là thương hiệu vàng duy nhất. Chính điều này đã gây sự chênh lệch lớn về giá.
"Ở các nước có rất nhiều thương hiệu, chứ không chỉ có một. Chỉ có một thương hiệu độc quyền, khi cầu lớn hơn cung, giá chắc chắn tăng", ông Long nói.
Vị chuyên gia cho rằng, cách đây hơn chục năm, khi tình hình thị trường vàng bất ổn, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ nên buộc phải có Nghị định 24.
Chuyên gia cho rằng, đã đến thời điểm bỏ kinh doanh độc quyền vàng. (Ảnh: H.H)
Không thể phủ nhận, từ khi có Nghị định 24, thị trường vàng trong nước đã ổn định; không còn cơn "sốt giá" vàng và vàng không còn là công cụ thanh toán trong nền kinh tế.
Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cho thấy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực thi rất chặt chẽ chính sách quản lý thị trường vàng. NHNN không cho phép các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng nhập khẩu vàng theo giấy phép như trước đây, góp phần bình ổn tỷ giá và hạn chế việc sản xuất vàng miếng thông qua nhập khẩu vàng để bán cho nhu cầu đầu tư và tích trữ.
Ngoài ra, không còn tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng, tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế được ngăn chặn, vàng miếng không còn được sử dụng làm phương tiện thanh toán... NHNN cũng không cho phép các ngân hàng thương mại huy động, cho vay vàng, sử dụng vàng làm tài sản và đưa vào bảng cân đối tài sản. Nhờ đó, giá vàng không bị chi phối hay điều khiển bởi nguồn vàng huy động của các ngân hàng thương mại, là nguyên nhân tạo ra những cơn sốt giá vàng ngoài vòng kiểm soát.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về kinh doanh mua bán vàng miếng và tập trung phát triển sản xuất vàng trang sức - mỹ nghệ khi đầu tư hàng chục, hàng trăm tỷ đồng để sản xuất vàng trang sức, tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực này.
Đặc biệt, theo ông Long, từ khi có Nghị định 24 đến nay, việc điều hành của NHNN được thực hiện theo hướng để thị trường tự điều tiết cung - cầu. Nhờ đó, Chính phủ không phải chi ngoại tệ nhập khẩu vàng để can thiệp thị trường như trước, ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối.
"Nhờ kiên định với mục tiêu chống 'đô la hóa, vàng hóa' của NHNN nên giá vàng không ảnh hưởng đến giá các loại hàng hóa khác, không ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô", ông Long cho hay.
Không thể phủ nhận tác động hiệu quả từ Nghị định 24, tuy nhiên, khi thị trường đã bình ổn, ổn định trở lại, ông Long cho rằng cần phải thay đổi. Bởi, qua hơn 10 năm thực hiện, một số quy định tại Nghị định 24 đã bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp tại thời điểm này và cần phải thay đổi để cả người dân, doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế cùng hưởng lợi.
Thay đổi chính sách quản lý thị trường vàng
PGS.TS Ngô Trí Long phân tích, từ góc độ Nhà nước, Việt Nam đang quản lý thị trường vàng thiếu hội nhập, liên thông với thế giới, khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới rất cao, đặc biệt là vàng SJC.
Khan hiếm và chênh lệch giá là miếng mồi béo bở cho tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng. Trong điều kiện hội nhập, thị trường mở cửa, Nhà nước không thể "đóng cửa" với hàng hóa này.
"Cả trong quá khứ và hiện tại, trên thế giới chưa có một ngân hàng trung ương nào có chính sách duy trì một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng.
Thực tế theo Nghị định 24, NHNN vừa thực hiện chức năng sản xuất và kinh doanh vàng vừa thực hiện chức năng bình ổn thị trường vàng, dẫn tới mâu thuẫn về mục tiêu và vai trò quản lý nhà nước của NHNH", ông Long nói.
Thêm vào đó, thế giới đang chuyển hướng từ thị trường giao dịch hàng hóa vật chất truyền thống sang thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn với các sản phẩm đầu tư tiện ích hơn (sản phẩm phái sinh, chứng chỉ quỹ,... ) thông qua Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng quyền chọn. Trong khi đó, Việt Nam chỉ tập trung quản lý sản xuất và kinh doanh vàng vật chất. Ông Long cho rằng, việc quản lý như vậy đã làm cho danh mục sản phẩm đầu tư bị hạn chế.
Từ góc độ tổ chức, doanh nghiệp, vị chuyên gia kinh tế cho hay, các doanh nghiệp không bình đẳng trong hoạt động kinh doanh vàng miếng.
Còn từ góc độ người tiêu dùng, ông Long nhấn mạnh, việc độc quyền một thương hiệu khiến người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn SJC có những thời điểm gần 15 triệu đồng/lượng, mặc dù chất lượng như nhau.
Chính sách độc quyền vàng đã làm cho thị trường vàng bị đẩy lên, gây bất lợi cho người tiêu dùng và nền kinh tế.
"NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách chỉ điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh ngoại hối, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp" - PGS.TS Ngô Trí Long nói.
Thêm vào đó, theo ông, nếu để doanh nghiệp tự xuất và nhập khẩu vàng thì luồng vàng ra - vào Việt Nam sẽ nhanh hơn, cân bằng được giá trong nước với giá thế giới.
"NHNN nên trả vàng về cho thị trường, tức là để cho thị trường - các công ty kinh doanh vàng tự xuất và tự nhập, còn NHNN chỉ làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, thậm chí giám sát giá cả khi cần thiết", vị chuyên gia nêu.
Giá vàng hôm nay 3.8.2022: Giảm mạnh khi nhà đầu tư chốt lời Giá vàng SJC đang tăng mức cao so với thế giới khi lên 18,3 triệu đồng/lượng khiến các nhà đầu tư bán mạnh. Giá vàng miếng SJC sáng 3.8 giảm từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi lượng, trong đó giá mua có xu hướng giảm nhanh hơn bán ra. Tại Eximbank, giá mua vàng SJC xuống còn 67,2 triệu đồng/lượng, bán ra 68,2...