Giá vàng nhẫn bứt tốc lập đỉnh mới, lên sát mốc 60 triệu đồng/lượng
Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay 28/10 tăng mạnh, có thương hiệu tăng tới hơn nửa triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn đã tiến rất sát mốc 60 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng nhẫn của các thương hiệu hôm nay đều tăng mạnh, tiến sát mốc 60 triệu đồng/lượng (bán ra), lập đỉnh lịch sử mới.
Cụ thể, chốt phiên chiều 28/10, giá vàng nhẫn của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) được niêm yết tại TP.HCM ở mức 58,7-59,95 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng tới 650 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với kết phiên hôm qua.
Tương tự, giá vàng nhẫn của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng tăng mạnh. Chốt phiên hôm nay, giá vàng nhẫn được DOJI niêm yết ở mức giá 58,85-59,85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 450 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với kết phiên hôm qua.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn 9999 loại 1-5 chỉ được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn ( SJC) niêm yết tại TP.HCM ở mức 58,7-59,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 350 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên hôm qua.
Giá vàng nhẫn lập đỉnh mới, tiến sát mốc 60 triệu đồng/lượng (Ảnh: Hoàng Hà)
Giá vàng nhẫn 9999 loại 0,5 chỉ được SJC mua – bán ở mức giá 58,7-59,9 triệu đồng/lượng, cũng tăng 350 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên hôm qua.
Video đang HOT
Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của vàng nhẫn hiện dao động trong khoảng 1-1,25 triệu đồng/lượng.
Như vậy, giá vàng nhẫn trong nước hôm nay lại lập kỷ lục mới khi tiến sát mốc 60 triệu đồng/lượng. So với đầu năm, giá vàng nhẫn SJC hiện tăng khoảng 5,6 triệu đồng/lượng.
Cùng xu hướng, giá vàng miếng trong nước hôm nay cũng tăng mạnh.
Đầu giờ sáng nay, giá vàng miếng của SJC tăng 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với kết phiên hôm qua, lên mức 71 triệu đồng/lượng (bán ra). Chiều nay, giá vàng miếng của SJC giảm nhẹ, mất mốc 71 triệu đồng/lượng.
Chốt phiên hôm nay, giá vàng miếng của SJC tại Hà Nội tăng 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên hôm qua, giao dịch ở mức 70,15-70,97 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Còn giá vàng miếng của DOJI hôm nay tại Hà Nội tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua, kết phiên được niêm yết ở mức 70,1-71 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay tăng vọt, vượt 2.000 USD/ounce, lên mức cao nhất kể từ tháng 5. Xung đột tại Trung Đông leo thang khiến giá vàng tăng cao.
Lúc 16h26′ ngày 28/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.005,6 USD/ounce, tăng 23,6 USD/ounce so với đêm qua.
Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank có giá gần 59,8 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí), thấp hơn giá vàng miếng của SJC 11,17 triệu đồng/lượng.
Kinh tế 2022 - 2023: Thị trường vàng một năm 'đầy kịch tính'
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine không ngừng gia tăng, cùng với các biện pháp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương tiếp tục được ban hành, thị trường vàng trong nước đã có một năm giao dịch "đầy kịch tính" khi chứng kiến thời điểm tăng "thẳng đứng", sau đó "lao đầu" giảm.
Mua bán vàng tại Công ty vàng Bảo Tín Minh Châu, phố Hoàng Cầu, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Diễn biến ghi nhận trong năm 2022, thời điểm từ cuối tháng 2 đến nửa đầu tháng 3, giá vàng liên tục phá vỡ kỷ lục. Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine liên tục leo thang cộng với nỗi lo lạm phát đã không ngừng đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn và khiến giá vàng tăng nhanh. Tại thời điểm này, giá vàng có thời điểm giao dịch trên ngưỡng 74 triệu đồng/lượng.
Sau đó, giá vàng lùi về giao dịch quanh mức 69 triệu đồng/lượng; và bất ngờ giảm sốc tới 4 triệu đồng chỉ trong vài giờ vào cuối tháng 7, đưa giá vàng xuống ngưỡng 65 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, những thông tin tiêu cực đối với giá vàng nổi lên khá mạnh mẽ, đặc biệt là lãi suất; đồng thời, chỉ số đồng USD tăng, gây áp lực lên giá vàng.
Trước biến động khó lường như vậy, sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là điều người dân và doanh nghiệp quan tâm. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, việc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng như chênh lệch giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác là phù hợp.
Sự chênh lệch do giá nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung hạn chế. Từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không đưa thêm vàng ra thị trường nên vàng miếng SJC trong lưu thông thậm chí còn được chuyển hóa sang vàng nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Các loại vàng trang sức mỹ nghệ này còn được xuất khẩu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thông tin thêm, do nguồn cung bị giảm, giá vàng thế giới tăng cao, các doanh nghiệp cho biết phải dự trữ vàng do không biết giá vàng thế giới biến động như nào, việc mua nguyên liệu giá cao nên sẽ phải bán cao hơn.
Sau những diễn biến tăng giảm đan xen này, khép lại năm giao dịch năm 2022 (31/12), giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66-67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 500 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 65,85-66,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Với mức giá này, giá vàng đã tăng 5,27 triệu đồng/lượng so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch đầu năm, tăng hơn 8,5% về giá trị. Cùng lúc đó, về nhu cầu tiêu thụ, Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cũng chỉ ra rằng, nhu cầu tiêu thụ vàng của người Việt tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III.
Cụ thể, từ 3,3 tấn trong quý III năm 2021, nhu cầu tiêu thụ vàng nhìn chung đạt 12 tấn trong quý III năm 2022, tăng 264% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nhu cầu vàng thỏi và xu vàng cho thấy mức tăng trưởng tương tự khi tăng từ 2,4 tấn ở quý III năm 2021 lên 8,5 tấn trong quý III năm 2022, tăng 254% so với cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu trang sức tăng từ 0,9 tấn trong quý III năm 2021 lên 3.5 tấn trong quý III năm 2022, tăng 290% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giải thích về sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ vàng so với cùng kỳ năm trước, ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) và chuyên gia chính sách công cho biết: "Sự gia tăng đáng kể về nhu cầu tiêu dùng vàng thỏi và xu vàng cũng như nhu cầu trang sức phần lớn đến từ việc nhu cầu tiêu thụ vàng ở quý III năm 2021 yếu hơn nhiều so với hiện tại".
Ông Andrew Naylor cho biết thêm: "Cùng với việc dỡ bỏ các lệnh phong tỏa và hạn chế trong việc phòng chống COVID-19, các hoạt động kinh tế đang trở lại trạng thái bình thường, đáng lưu ý là sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Thay vì cắt giảm lương và nhân lực, các công ty đang quay trở lại hoạt động tối đa công suất. Điều này đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vàng tăng vọt".
Bà Louise Street, chuyên gia nghiên cứu thị trường cấp cao tại Hội đồng Vàng thế giới (WGC) giới nhận xét: "Bất chấp nền kinh tế vĩ mô không ổn định, nhu cầu tiêu thụ năm 2022 đã cho thấy, vàng vẫn giữ vị thế là một tài sản trú ẩn an toàn và vị thế này còn được củng cố thêm bởi thực tế rằng vàng có lợi suất hơn hầu hết các loại tài sản khác".
Cũng tại Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất, các nhà đầu tư cá nhân, vốn là những người luôn nhạy bén với các tín hiệu từ nhiều thị trường khác nhau, vẫn ưu ái vàng vì vàng luôn giữ vị thế là nơi trú ẩn an toàn để bảo toàn giá trị tài sản trong bối cảnh lạm phát tràn lan và sự bất ổn địa chính trị. Các nhà đầu tư đã phòng ngừa lạm phát bằng cách đầu tư vào vàng thỏi và xu vàng, khiến tổng cầu bán lẻ tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu mua bán và tiêu dùng đồ trang sức tiếp tục phục hồi và hiện đã quay trở lại trạng thái trước đại dịch, đạt 523 tấn - cao hơn 10% so với quý III năm 2021. Phần lớn của sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi người tiêu dùng tại các khu vực độ thị ở Ấn Độ, với số lượng tiêu thụ đạt mức 146 tấn, tăng 17% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng ấn tượng tương tự cũng diễn ra ở phần lớn khu vực Trung Đông, với Ả Rập Xê Út tăng 20% kể từ quý III năm 2021 và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 30% trong cùng kỳ.
Tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ đồ trang sức đạt mức tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, do niềm tin của người tiêu dùng đã được cải thiện và giải phóng các nhu cầu bị dồn nén, cũng như sự sụt giảm của giá vàng trong nước vào tháng 7.
Thời gian tới, giới chuyên môn dự đoán hoạt động mua và đầu tư bán lẻ của Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việc này có thể giúp bù đắp cho sự suy giảm có thể dự đoán trước trong đầu tư trên thị trường chưa niêm yết OTC và quỹ đầu tư ETF nếu đồng USD vẫn tiếp tục tăng giá. Theo đó, kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ đồ trang sức tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở một số khu vực như Ấn Độ và Đông Nam Á, trong khi nhu cầu vàng trong lĩnh vực công nghệ có thể sẽ tiếp tục suy giảm khi nền kinh tế giảm sút.
Giá vàng hôm nay 2/11: Giá vàng 9999 đi ngang Giá vàng hôm nay 2/11, giá vàng trên thị trường quốc tế vẫn chịu áp lực bán Ngân hàng Trung ương Mỹ có thê tăng lãi suất cao, đẩy USD tăng mạnh. Giá vàng trong nước hôm nay Giá vàng trong nước biến động không đồng nhất giữa các hệ thống cửa hàng kinh doanh. Tại thời điểm khảo sát, trên sàn giao...