Giá vàng hôm nay 21/1: Vàng vụt tăng lên đỉnh
Giá vàng hôm nay 21/1 trên thị trường quốc tế vụt tăng lên đỉnh 2 tháng bất chấp đồng USD vẫn khá vững.
Giới đầu tư tìm tới vàng khi thị trường tài chính thế giới chao đảo.
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 20/1, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 61,15 triệu đồng/lượng – 61,77 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 61,00 triệu đồng/lượng – 61,60 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 61,10 triệu đồng/lượng – 61,70 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 60,95 triệu đồng/lượng – 61,65 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 20/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.841 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.842 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 20/1 thấp hơn khoảng 2,8% (54 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 9,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 18/1.
Video đang HOT
Giá vàng trên thị trường quốc tế vụt tăng lên đỉnh 2 tháng bất chấp đồng USD vẫn khá vững. Giới đầu tư tìm tới vàng khi thị trường tài chính thế giới chao đảo.
Giá vàng hôm nay 21/1: Vàng vụt tăng lên đỉnh
Vàng tăng mạnh sau khi Mỹ công bố số lượng người thất nghiệp tăng thêm 55 nghìn trường hợp lên 286 nghìn người, cao hơn nhiều so với con số 230 nghìn trường hợp trong tuần trước đó.
Vàng tăng giá còn do một dòng tiền lớn trị giá 305 triệu USD đổ vào quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR. Đây là một ín hiệu cho thấy, giới đầu tư và trader toàn cầu lo ngại về tình trạng lạm phát gia tăng.
Mặt hàng kim loại quý tăng còn do chứng khoán toàn cầu chao đảo.
Trong phiên trước đó, chỉ số chứng khoán công nghệ Nasdaq Composite của Mỹ rơi vào vùng điều chỉnh sau khi giảm 10% so với mức kỷ lục hồi tháng 11/2021 do các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo nhóm cổ phiếu công nghệ trong bối cảnh lãi suất tăng vọt vào đầu năm.
Dự báo giá vàng
Vàng được hỗ trợ khá mạnh bởi bởi quyết định hạ lãi suất của Trung Quốc.
Trong sáng 20/1, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo hạ lãi suất cơ bản cho vay 1 năm (LPR) 10 điểm cơ bản xuống 3,7% từ 3,8% và hạ LPR 5 năm 5 điểm cơ bản xuống 4,6% từ 4,65%.
Bên cạnh đó, vàng được dự báo còn được hưởng lợi từ căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/1: Lạm phát gia tăng, vàng tăng mạnh
Giá vàng hôm nay 20/1 trên thị trường quốc tế tăng trở lại trong bối cảnh lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu và nhu cầu đối với vàng vật chất tăng ở nhiều thị trường chủ chốt.
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 19/1, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 61,15 triệu đồng/lượng - 61,77 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 61,00 triệu đồng/lượng - 61,70 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 61,05 triệu đồng/lượng - 61,65 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 60,95 triệu đồng/lượng - 61,65 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 19/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.819 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.820 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 18/1 thấp hơn khoảng 4,0% (75 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 10,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 18/1.
Giá vàng hôm nay 20/1: Lạm phát toàn cầu gia tăng, vàng tăng trở lại
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng trở lại trong bối cảnh lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu và nhu cầu đối với vàng vật chất tăng ở nhiều thị trường chủ chốt.
Phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết, lạm phát tại nước này trong thagns 12 lên mức 5,4%, cao hơn ước tính 5,2% của các nhà kinh tế và là mức cao nhất trong gần 30 năm khi mà chi phí năng lượng tăng, nhu cầu tăng vọt và các vấn đề của chuỗi cung ứng tiếp tục đẩy tăng giá cả tiêu dùng.
Số liệu cho thấy, giá cả hàng hóa tăng trên diện rộng, sang cả các lĩnh vực như thực phẩm, giải khát, nhà hàng, khách sạn, quần áo, giày dép..., chứ không còn gói gọn trong giá năng lượng.
Bên cạnh đó, chi phí vận tải và nhiên liệu cũng tăng mạnh.
Trong tháng 12, BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.
Lạm phát đang trở thành vấn đề mà giới đầu tư quan tâm hàng đầu. Nó là yếu tố kéo dòng tiền trở lại với vàng và khiến mặt hàng kim loại này tăng nhanh, bất chấp đồng USD cũng tăng trở lại.
Lạm phát tại Mỹ cũng ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã không còn nhắc tới chữ "tạm thời" khi nhắc tới vấn đề này.
Vàng tăng còn do nhu cầu đối với mặt hàng này ở thị trường tiêu thụ hàng đầu - Ấn Độ - được duy trì ở mức cao. Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu tiêu thụ vàng trong quý IV tại Án Độ tăng mạnh do có nhiều lễ hội và đây là thời điểm mùa cưới.
Dự báo giá vàng
Mặc dù được hỗ trợ bởi lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn cầu nhưng vàng cũng chịu áp lực từ một đồng USD tăng giá và lợi tức trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất trong 2 năm qua. Nó đã kìm hãm đà tăng của vàng.
Giới đầu tư hiện chờ tín hiệu từ cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), diễn ra trong hai ngày 25-26/1 sau khi NHTW Mỹ hàm ý có thể bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 để kìm lạm phát.
Giá vàng hôm nay 19/1: Tài chính Mỹ biến động, vàng chịu áp lực lớn Giá vàng hôm nay 19/1 trên thị trường quốc tế biến động dữ dội trong bối cảnh chứng khoán Mỹ tụt giảm trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng lên đỉnh 2 năm. Giá vàng trong nước Kết thúc phiên giao dịch 18/1, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra...