Giá vàng giảm gần nửa triệu đồng
Đà giảm trên 1% của thị trường quốc tế kéo giá trong nước lùi sâu nửa triệu đồng so với trước kỳ nghỉ lễ.
Lúc 9h, Tập đoàn DOJI thông báo giá mua và bán đầu ngày ở 42,15 – 42,45 triệu đồng mỗi lượng vàng SJC. So với trước kỳ nghỉ lễ 30/4, giá bán hạ 450.000 đồng và chiều mua mất hơn 500.000 đồng.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), vàng SJC đang được mua – bán với giá 42,05 – 42,45 triệu đồng. Giá vàng quốc tế vừa có ngày giảm mạnh, khiến doanh nghiệp này nới rộng chênh lệch giữa chiều mua và bán lên 400.000 đồng để ngừa rủi ro.
Trong khi đó, tại Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý ở Hà Nội, chênh lệch trên là 200.000 đồng, với giá mua vàng vào 42,30 triệu đồng, và bán ra 42,5 triệu đồng một lượng.
Giá vàng trong nước vẫn đắt hơn quốc tế 5,7 triệu đồng một lượng. Ảnh: AQ
Vàng trong nước đi xuống sau khi thị trường quốc tế vừa mất hơn 20 USD một ounce kể từ hôm qua đến nay. Chênh lệch giữa giá trong và ngoài nước tiếp tục duy trì ở mức cao, 5,7 triệu đồng mỗi lượng. Hồi giữa tháng tư, thị trường từng chứng kiến mức chênh kỷ lục 6,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp cho biết trong dịp nghỉ lễ vừa rồi, khối lượng giao dịch giảm mạnh. Tại PNJ, mức bình quân bán ra trong 2 ngày thứ hai và thứ ba khoảng 400 lượng mỗi ngày, giảm gần 60% so với thông thường.
Theo VNE
Giá vàng tiếp tục tuột dốc, đôla tiến sát 21.000 đồng
Lực bán tăng mạnh khiến giá vàng miếng tại các cửa hàng giảm tới 800.000 đồng một lượng so với buổi sáng và rời xa mốc 44 triệu đồng. Niêm yết đôla Mỹ tại các ngân hàng lại tăng mạnh.
Lúc 14h41, Tập đoàn DOJI công bố giá bán vàng miếng SJC ở 44,55 - 44,85 triệu đồng. So với đầu ngày, giá mất 750.000 đến 800.000 đồng một lượng.
Tương tự, tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), chiều bán vàng chỉ còn 44,7 triệu đồng, giá thu mua từ khách còn 44,5 triệu đồng. Tại Hà Nội, Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý đang báo giá vàng miếng SJC ở 43,40- 43,75 triệu đồng.
Với mức giảm mạnh 700.000 đến 800.000 đồng so với sáng, thị trường vàng trong nước rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/8 năm ngoái đến nay. Các doanh nghiệp dìm giá xuống sâu bất chấp việc thị trường quốc tế vừa tăng mạnh hôm qua, và ít thay đổi trong ngày hôm nay.
Nhờ đó, chênh lệch giữa giá trong và ngoài nước càng co hẹp mạnh. Nếu như sáng nay vàng trong nước vẫn đắt hơn quốc tế 3,8 triệu đồng, thì chiều nay co về còn 2,9 triệu đồng. Mức giảm này thấp hơn nhiều so với con số 5,1 triệu hôm đầu tuần, thấp hơn cả chênh lệch giá trước Tết Âm lịch.
Nhiều người ôm vàng đi bán khi cho rằng giá sẽ còn giảm nữa. Ảnh: AQ
Nhiều người dân đã ôm vàng đi bán khi giá giảm mạnh. Đà bán diễn ra ngay sau phút mở cửa, đại diện của PNJ tại TP HCM cho biết. Theo đó, nếu như ngày hôm qua lực bán ra chủ yếu ở những khách hàng sỉ thì ngày hôm nay giao dịch lẻ người dân cũng thiên về xu hướng bán.
Sáng nay, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ giao dịch đầu ngày, hệ thống PNJ đã mua vào bán ra 300 lượng, lượng giao dịch tại hệ thống ghi nhận đã lên đến 300 lượng, trong đó 80% là vàng của khách mang đến bán. "Đến chiều nay, lực bán của người dân vẫn ở mức cao", một đại diện của doanh nghiệp này cho hay.
Nhiều nhà đầu tư đi bán vì cho rằng giá vàng sẽ còn giảm mạnh, sau khi Ngân hàng Nhà nước tung biện pháp giúp co hẹp giá vàng. Theo tuyên bố của ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, việc cơ quan nàytham gia thị trường sẽ giúp giá vàng trong nước về gần thế giới trước ngày 30/6, không loại trừ khả năng hai đầu giá sẽ cân bằng.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng tăng cung là giải pháp quan trọng nhất giúp kéo giá trong nước sát với thế giới. Việc Ngân hàng Nhà nước ký hợp đồng gia công vàng SJC chiều 26/2 phát đi thông điệp cơ quan này đã sẵn sàng dập đúc vàng để chuẩn bị bán ra thị trường. Bên gia công, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cho biết chỉ trong 10 ngày họ có thể dập đúng 30 tấn cung ứng cho thị trường.
Theo đại diện một đầu mối kinh doanh vàng phía Bắc, nếu SJC tích cực dập đúc, giá vàng miếng SJC có thể được kéo về chênh khoảng 2 triệu đồng mỗi lượng so với giá thế giới trong thời gian sớm nhất.
"Tuy nhiên, phải bù đắp nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu, giá mới có thể sát hơn nữa. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn trong nước, khoảng chênh lệch vẫn duy trì quanh 2 triệu đồng mỗi lượng", ông dự báo.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng tăng mạnh trong chiều nay. Một trong những ngân hàng đang niêm yết giá bán USD cao nhất là Vietcombank, đứng ở 20.990 đồng tính đến 15h chiều. So với sáng, giá bán USD của Vietcombank cao hơn 60 đồng. Chiều thu mua cũng tăng mạnh, từ 20.860 lên 20.910 đồng ăn một đôla Mỹ.
Bám sát giá của Vietcombank, niêm yết bán tại Eximbank chiều nay tăng 50 đồng so với sáng, lên 20.980 đồng. Trong khi đó, giá mua vào có thêm 25 đồng lên 20.880 đồng. Niêm yết này ngang bằng với giá mua và bán USD tại Ngân hàng ACB chiều nay.
Mức tăng tại Ngân hàng BIDV dè dặt hơn nhiều, với hai chiều mua và bán chiều nay nhích 10 đồng so với sáng, lên 20.880 - 20.940 đồng tính đến 15h chiều.
Còn trên thị trường tự do, các điểm thu đổi báo giá mua và bán USD lần lượt ở 21.050 - 21.100 đồng, giảm nhẹ 20 đến 30 đồng so với đầu tuần.
Theo VNE
Chênh lệch giá vàng lên 3,6 triệu đồng Thị trường vàng đi lên nhẹ trong sáng thứ hai sau khi mất trên dưới 400.000 đồng mỗi lượng trong tuần vừa rồi. Tại Tập đoàn DOJI, vàng miếng SJC đang đứng ở 45,33 - 45,45 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi giá bán tăng 100.000 đồng, chiều thu mua có thêm 280.000 đồng. Còn Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận...