Giá vàng bao giờ chạm đáy?
Hôm qua, thị trường vàng trong nước sụt giảm kỷ lục trong nhiều năm qua, ở ngưỡng 37 triệu đồng/lượng. Giá vàng sẽ còn giảm sâu nữa và bao giờ tăng trở lại, có bị tác động bởi xu hướng vàng thế giới, chính sách từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN)?
Các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện cơ quan chức năng sẽ có những nhận định xung quanh vấn đề này.
Thận trọng với vàng
Ghi nhận của PV Tiền Phong ngày 26/6, lượng mua vàng ngoài thị trường có tăng, nhưng không đột biến. Tại cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu (Trần Nhân Tông, Hà Nội), chị Nguyễn Oánh (Bạch Mai, Hà Nội) sau khi tham khảo giá quyết định mua 5 cây vàng SJC.
“Tôi không biết giá vàng giảm đến mức nào, nhưng thấy giá giảm như vậy là hợp lý nên mua vào. Tôi mua tích trữ, khi được giá sẽ bán”, chị Oánh nói.
Theo ông Nguyễn Công Tường, Phó Phòng Kinh doanh Cty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, ngày 26/6 tổng lượng giao dịch của toàn hệ thống công ty hơn 3.000 lượng, tăng hơn 1.000 lượng so với ngày 25/6. “Trong số 3.000 lượng bán thì hệ thống ngân hàng mua vào 2.000 lượng, người dân chỉ mua 1.000 lượng.
Trong khi lượng vàng dân bán ra chiếm một nửa số mua vào. Người dân chưa thực sự mặn mà mua vàng trong thời điểm này bởi khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới còn xa nhau”, ông Tường nói.
Đại diện Cty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cho biết, dù giá giảm, nhưng giao dịch không tăng mạnh. Tổng lượng giao dịch trong ngày hơn 1.000 lượng, số người đến bán chiếm 40 – 50% số mua vào.
Ông Tường phân tích, trong ngày giá vàng thế giới giảm 40 – 50 USD/ounce, vàng trong nước giảm không nhiều. Theo đó, nếu thời gian tới, giá vàng thế giới ổn định trở lại, NHNN bán vàng ra ngoài thị trường sau ngày tất toán trạng thái (30/6) thì vàng trong nước sẽ tiếp tục hạ.
Video đang HOT
Còn ông Trần Quốc Quýnh-Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam cho rằng, vàng chỉ giảm trong ngắn hạn, về dài hạn sẽ tăng trở lại.
“Thời gian tới, giá vàng thế giới có thể hạ xuống mốc 1.100 USD/ounce. Hiện nay, xu hướng các ngân hàng trung ương trên thế giới tích cực mua vàng dự trữ sẽ tạo đà cho vàng thế giới tăng trở lại trong dài hạn. Còn NHNN đang đứng với vai trò đi buôn nên mức giá đấu thầu đưa ra tương đối để giữ an toàn với giá thế giới. Theo tôi, giá vàng trong nước thời gian tới có thể chạm mốc 34 – 35 triệu đồng/lượng, rồi bật tăng trở lại”, ông Quýnh nói.
Ông Quýnh khuyến cáo, trong bối cảnh thị trường đang rơi tự do, người dân nên cẩn trọng trong quyết định mua bán để tránh những thiệt hại không đáng có. “Trong vài ngày tới, giá vàng trong nước sẽ giảm mạnh khi các ngân hàng đã tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN”, ông Quýnh nói.
Sẽ giảm mức kỷ lục mới?
Trao đổi với PV, Vụ trưởng Ngoại hối (NHNN) Nguyễn Quang Huy cho biết, trước diễn biến thị trường vàng, vụ đã kiểm tra và nhận thấy sức mua trên thị trường rất thấp.
Trong tổng số vàng bán ra của các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn, lượng mua vàng của người dân chỉ ở mức vài trăm lượng, không đáng kể so với lượng vàng mua của các tổ chức tín dụng. “Ngày 27/6, NHNN sẽ tiếp tục đấu thầu vàng với tổng số 40.000 lượng. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc ở mức 37,7 triệu đồng/lượng”, ông Huy cho biết.
Do chỉ còn 2 phiên đấu giá cuối cùng của tháng 6 nên lượng vàng đưa ra đấu thầu của NHNN tăng mạnh là điều dễ hiểu; và, không nằm ngoài việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng chưa hoàn thành việc tất toán trạng thái “rũ nợ” với vàng trước thời hạn chót 30/6.
Như vậy, với thêm 26.000 lượng vàng được mua sạch trong ngày 25/6, đến nay, NHNN đã bán ra tổng cộng 891.000 lượng vàng, tương đương gần 40 tấn vàng với tổng giá trị ngoại tệ tương ứng 2 tỷ USD.
Về diễn biến của thị trường vàng, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, giá vàng trong nước sụt giảm trong mấy ngày qua là do tác động của thị trường thế giới.
Mức độ biến động của giá vàng trong nước không lớn như thế giới là do giá chưa liên thông với thế giới. Hơn nữa, NHNN là người quyết định giá vàng, nên họ có thể không căn cứ vào thị trường thế giới. Với diễn biến hiện nay, giá vàng trong vài ngày tới có thể sẽ tiếp tục giảm.
Nhất là, sau khi các ngân hàng đã hoàn thành tất toán trạng thái vàng. Không ít chuyên gia về vàng cho rằng, lượng đấu thầu “khủng” NHNN đưa ra trong bối cảnh vàng hạ giá sẽ tạo đà kéo giá (vàng) trong nước xuống mức kỷ lục mới.
Cuối chiều 26/6, giá vàng trên trang Kitco tiếp tục giảm xuống 1.225,3 USD/oz, gần 53 USD so với giá chốt phiên hôm qua là 1.277,6 USD/oz. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp giá vàng thế giới giảm mạnh.
Một trong những yếu tố quan trọng khiến giá vàng thế giới giảm mạnh trong những ngày qua là do động thái bán vàng liên tục của quỹ đầu tư tín thác bằng vàng (SPDR).
Chỉ trong tuần trước, quỹ này bán ra 13 tấn vàng. Hai ngày qua, quỹ này bán tiếp hơn 20 tấn. Từ đầu năm tới nay, SPDR đã bán ra gần 380 tấn vàng.
Theo Dantri
Nợ xấu có giá như... cổ vật
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) ra đời với kỳ vọng sẽ xử lý được nợ xấu cho nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cho rằng cần ưu tiên nguồn lực trong nước thay vì rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bất động sản đóng băng làm cho việc giải quyết nợ xấu thêm khó khăn. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Thưa ông, phải chăng ngay khi bàn việc thành lập VAMC, đã có nhiều băn khoăn về tính thanh khoản của nợ xấu, nợ này sẽ bán được cho ai?
Theo tôi, chuyện mua bán nợ xấu cũng khá hấp dẫn như mua đồ cổ. Nếu mua đồ mới thì bao giờ cũng có giá thị trường, không thể trả thấp hơn được. Còn nợ xấu giống như một món đồ cổ, dùng rồi, bán lại có thể thấp hơn so với giá trị mua mới.
Người mua sành sỏi sẽ là người biết định giá món hàng đó, biết khả năng sinh lời của nó trong tương lai và thế là lãi cực nhiều. Còn bán đồ tốt, đồ mới thì chỉ ăn tí xíu thôi. Càng là nợ xấu thì khả năng mua được rẻ, bán được đắt là rất lớn so với việc buôn bán đồ mới, chỉ giỏi lắm là ăn tiền hoa hồng chênh lệch chút xíu. Do đó đây là cơ hội rất tốt với giới đầu tư.
Có vẻ như việc huy động vốn của nhà đầu tư trong nước vào thị trường mua bán nợ thiếu thực tế?
Việt Nam không thiếu tiền mà là tiền tắc khó luân chuyển ra nền kinh tế. Khi không khơi thông được chính nguồn lực - nguồn tiền đang bị tắc này thì không thể xử lý được nợ xấu và lại phát sinh nợ xấu mới. Đó là hệ quả của nền kinh tế từ cả phía sản xuất và phía nhu cầu. Về sản xuất, chúng ta cứ ném tiền ra làm những sản phẩm kém hấp dẫn.
Còn về tiêu dùng, nhiều người lo ngại năm tới kinh tế tiếp tục khó khăn nên không dám tiêu tiền hoặc có những người chẳng còn tiền mà tiêu nữa. Hiện nay, nguồn cung tiền của Việt Nam đang vào khoảng trên 100% GDP, tức là khoảng 4 triệu tỉ đồng, thừa sức để xử lý 200.000 tỉ đồng nợ xấu. Vậy rõ ràng nguồn lực trong nước thừa sức xử lý nợ xấu. Đó là lý do đầu tiên mà chúng ta phải trông chờ nguồn lực trong nước.
Bản thân ở Việt Nam đã xuất hiện các quỹ, các tổ chức sẵn sàng tham gia thị trường khi có khuôn khổ pháp lý cho phép.
Xin ông giải thích rõ hơn về vấn đề này?
Cái cần quan tâm là loại nợ xấu gắn với tài sản bảo đảm. Mà tài sản bảo đảm ở Việt Nam lại chủ yếu liên quan đến bất động sản. Trong chừng mực nhất định, có những tài sản được bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu... tức là giấy tờ có giá. Nhưng hiện nay, toàn bộ bất động sản và các tài sản tài chính dính dáng đến quy định về sở hữu của người nước ngoài, quy định về quyền tiếp cận bất động sản... chưa hoàn chỉnh. Muốn xử lý vấn đề này, phải sửa một loạt luật thì mới cho người nước ngoài tham gia được. Nếu không, họ sẽ tham gia theo hướng không công khai chính thức. Mà khi thị trường không công khai minh bạch thì giải quyết nợ xấu chắc chắn sẽ phức tạp hơn.
Thông thường, nếu phía nước ngoài muốn vào thị trường, họ thường tham gia sau khi có các tổ chức quốc tế, như IMF chẳng hạn, vào cuộc để giữ vai trò như tài trợ khủng hoảng, đi kèm là các điều kiện rất ngặt nghèo về vĩ mô. Trong khi đó, Việt Nam đã khẳng định từ mấy năm nay là không cần nhờ tổ chức quốc tế nào tài trợ cho chuyện đó. Nếu các tổ chức đó không đi trước thì các tổ chức đầu tư nước ngoài rất e ngại vì không có khuôn khổ nào bảo đảm cho họ khi họ tham gia thị trường nợ xấu Việt Nam. Vì lý do như thế nên phải ưu tiên cho nguồn lực trong nước xử lý nợ xấu, chứ không nên trông chờ vào nước ngoài.
Theo laodong
Giá vàng đột ngột giảm mạnh Sau khi tăng vọt qua mốc 41,2 triệu đồng/lượng vào chiều qua, giá vàng miếng trong nước đã đột ngột giảm tới 200.000 đồng/lượng phiên sáng nay. Tuy nhiên, giá vàng SJC lại nới rộng khoảng cách chênh lệch so với thế giới lên 5,8 triệu đồng/lượng. Vàng giao dịch quanh vùng giá 41 triệu đồng/lượng. Mở cửa thị trường vàng sáng nay...