Giá vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech bán cho EU
Liên minh châu Âu (EU) đã chấp nhận mức giá 15,5 euro (18,9 USD) cho mỗi liều vaccine phòng bệnh COVID-19 do hãng Pfizer/ BioNTech phát triển.
Vaccine ngừa COVID-19 của công ty Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một tài liệu nội bộ của EU mà hãng Reuters tiết lộ ngày 21/12, mức giá trên được đưa ra cho hợp đồng cung ứng 300 triệu liều vaccine và thấp hơn mức 19,5 USD/liều mà Mỹ đồng ý trả cho lô 100 triệu liều vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech.
Tài liệu của EU đề ngày 18/11 và được lưu hành nội bộ sau khi liên minh công bố thỏa thuận cung ứng vaccine phòng COVID-19 với Pfizer/BioNTech vào ngày 11/11.
Dự kiến, trong ngày 21/12, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) của EU sẽ đưa ra quyết định về việc có cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech hay không, trước khi bắt đầu triển khai tiêm phòng trên toàn châu Âu trong vòng một tuần tới. Trước đó, một loạt nước trên thế giới – trong đó có Mỹ và Anh, đã cấp phép lưu hành vaccine này và bắt đầu tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân.
Tuần trước, Bộ trưởng phụ trách ngân sách của Bỉ Eva De Bleeker đã đăng trên Twitter bảng giá vaccine ngừa COVID-19 mà nước này đồng ý trả cho các công ty dược phẩm. Theo đó, Chính phủ Bỉ trả 12 euro (14,6 USD) cho mỗi liều vaccine của Pfizer/BioNTech, khiến dư luận cho rằng đây là mức giá mà EU đồng ý trả. Các loại vaccine khác trong bảng giá của Bỉ cũng thấp hơn so với các mức mà các nguồn thạo tin của EU tiết lộ. Tuy nhiên, bài đăng này của Bộ trưởng Bỉ sau đó đã bị xóa.
Video đang HOT
EU đã ký các hợp đồng với 7 nhà cung cấp vaccine tiềm năng nhằm đảm bảo tất cả công dân EU đều có thể được tiêm phòng. Mục tiêu của EU là khoảng 70% trong tổng số 450 triệu người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19. Tháng 10 vừa qua, EU cho biết đã trả trước khoảng 1 tỷ euro cho các hãng AstraZeneca, Sanofi và Johnson & Johnson, đồng thời dự trù 1,45 tỷ euro để thanh toán trước các hợp đồng cung ứng vaccine với Pfizer/BioNTech, Moderna và CureVac.
* Ngày 21/12, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết Belarus đã chính thức cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 mang tên Sputnik V của Nga, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ngoài Nga phê chuẩn loại vaccine này.
Theo RDIF, Belarus bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine Sputnik V vào ngày 1/10 vừa qua và đã đánh giá dữ liệu nhận được trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Nga.
Bộ trưởng Y tế Belarus Dmitry Pinevich cho biết nước này dự kiến triển khai chương trình tiêm chủng vaccine Sputnik V cho người dân vào tháng 1/2021 và bắt đầu sản xuất vaccine này vào quý đầu tiên của năm 2021.
Bên cạnh đó, Kazakhstan cũng đã bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik V. Theo RDIF, tổ hợp dược phẩm Karaganda của Kazakhstan đã sản xuất “một lô vaccine” và sẽ được gửi đi kiểm tra tại Viện Gamaleya của Nga, nơi vaccine Sputnik V được phát triển.
* Cùng ngày 21/12, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết Pháp sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng COVID-19 vào ngày 27/12. Trong thông báo trên Twitter, Bộ trưởng Veran cho biết chương trình tiêm chủng của Pháp sẽ bắt đầu với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất như những người cao tuổi…
Mỹ phê duyệt vaccine Covid-19 thứ hai
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vaccine Covid-19 của Moderna để sử dụng khẩn cấp, sau vaccine của Pfizer và BioNTech.
"Với sự sẵn có của hai loại vaccine để phòng ngừa Covid-19, FDA đã thực hiện một bước quan trọng khác trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu này", Giám đốc FDA Stephen Hahn tối 18/12 (sáng 19/12 giờ Hà Nội) cho hay.
Động thái diễn ra một ngày sau khi ban cố vấn của FDA bỏ phiếu phê duyệt vaccine này với 20 phiếu thuận và không có phiếu chống.
Việc vaccine của Moderna được phê duyệt sẽ mở đường cho chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu phân phối 6 triệu liều vaccine trên khắp nước Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng Covid-19 nặng nề nhất trên thế giới.
Lọ có dòng chữ "Vaccine Covid-19" bên cạnh logo của công ty công nghệ sinh học Moderna hồi tháng 11. Ảnh: AFP .
Moderna bắt đầu phát triển vaccine Covid-19 từ hồi tháng 1, hoàn tất thử nghiệm vaccine Covid-19 sau Pfizer và BioNTech. Vaccine Covid-19 của Moderna được phát triển trên công nghệ tổng hợp ARN thông tin, với hai mũi tiêm cách nhau khoảng 28 ngày và không đòi hỏi bảo quản ở nhiệt độ cực thấp như sản phẩm của Pfizer và BioNTech.
Cả vaccine của Moderna và Pfizer đều đạt hiệu quả khoảng 95% đối với dân số nói chung, dù của Moderna đạt hiệu quả 86% đối với người trên 65 tuổi.
Không như Pfizer, vaccine của Moderna được phát triển với sự hỗ trợ tài chính đáng kể của chính phủ liên bang. Chiến dịch Thần tốc của chính quyền Trump đã đầu tư 4,1 tỷ USD vào việc phát triển và phân phối vaccine, trong khi Viện Y tế Quốc gia giúp chạy các thử nghiệm lâm sàng cho công ty.
Moderna cũng đã ký hợp đồng trực tiếp với chính phủ để điều hành việc phân phối, do đó chính quyền sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dịch vụ hậu cần so với Pfizer. Chính phủ đã ký hợp đồng với McKesson, một trong những nhà phân phối thuốc bán buôn lớn nhất thế giới, để phân phối vaccine.
Vaccine sẽ được vận chuyển từ nhà sản xuất đến các điểm phân phối của McKesson, sau đó sẽ được gửi đến 64 khu vực pháp lý khác nhau để tiêm chủng. Cách tiếp cận đó trái với Pfizer khi vaccine của hãng này được vận chuyển trực tiếp đến các bệnh viện và trung tâm y tế do các yêu cầu về bảo quản lạnh.
Chính quyền Trump đã ký thỏa thuận vào mùa hè để cung cấp tổng cộng 100 triệu liều vaccine Moderna trong quý đầu tiên của năm 2021. Đầu tháng này, các quan chức Chiến dịch Thần tốc thông báo chính quyền đã mua thêm 100 triệu liều từ Moderna cho quý thứ hai.
Với việc hai loại vaccine đã được phê duyệt, giới chức y tế cho biết họ dự kiến cung cấp đủ liều đầu tiên cho 20 triệu người vào cuối năm nay. Tuy nhiên, sẽ còn lâu nữa vaccine mới được phổ biến. Ngay cả trong điều kiện hoàn hảo, dân số nói chung có thể sẽ không được tiêm chủng cho đến cuối mùa xuân hoặc mùa hè năm 2021. Cho đến lúc đó, giới chức y tế cảnh báo tình hình dịch bệnh những tháng tới sẽ rất thảm khốc.
Trung Quốc sẽ nhập 100 triệu liều vaccine BioNTech Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải thông báo họ sẽ mua ít nhất 100 triệu liều vaccine từ BioNTech vào năm tới nếu được cơ quan quản lý phê duyệt. BioNTech đã phát triển vaccine mRNA của mình qua hợp tác với công ty Pfizer của Mỹ, đồng thời công ty này cũng hợp tác với Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng...