Giá vaccine Covid-19 chênh nhau đến 20 lần
Giá dự kiến một liều vaccine của Moderna là 60 USD, của AstraZeneca dao động từ 3 đến 5 USD.
Công ty sinh phẩm Moderna của Mỹ công bố giá dự kiến cho vaccine ngừa Covid-19 từ 50 USD đến 60 USD cho mỗi liều tiêm, tức là khoảng 25-30 USD một mũi. Giá này sẽ được áp dụng đối với Mỹ và một số quốc gia thu nhập cao mà công ty dự định ưu tiên cung cấp.
Giá dự kiến trên cao hơn nhiều so với đối thủ. Pfizer. Tuần trước hãng dược này hoàn thành một thỏa thuận đặt trước với chính phủ Mỹ, cam kết bán 19,5 USD một liều vaccine.
Hãng dược phẩm và sinh học AstraZeneca, trụ sở Anh, ký một hợp đồng tiềm năng với Hà Lan, Đức, Pháp và Italy. Giá dự kiến cho mỗi liều tiêm của hãng 3-4 USD, theo tính toán của Geoffrey Porges, chuyên gia phân tích dược phẩm tại ngân hàng đầu tư SVB Leerink.
Con số mà Moderna đưa ra khiến các chuyên gia y tế công cộng tỏ ra lo ngại. Nó cũng gây khó khăn đáng kể trong các cuộc đàm phán.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá thuốc hoặc vaccine, bao gồm thời gian điều chế, năng lực sản xuất, quá trình đệ đơn phê duyệt, nhu cầu y tế, sự hiệu quả và sức cạnh tranh. Moderna cho biết, giá vaccine cao đột biến là do quy mô và thời gian của các đơn hàng.
Vaccine của Moderna được thử nghiệm tại Viện Y tế Quốc gia. Ảnh: NY Times
Video đang HOT
Việc so sánh giá của các loại vaccine Covid-19 hiện khá khó khăn, nhất là khi chúng vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa có bất cứ sự chấp thuận nào từ các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ vào tuần trước, cả hai nhà sản xuất lớn là Moderna và Pfizer đều tỏ rõ lập trường, rằng họ có ý định kiếm lời từ vaccine.
“Chúng tôi sẽ không bán bằng giá thành”, Tiến sĩ Stephen Hoge, chủ tịch Moderna, tuyên bố.
Ngược lại, AstraZeneca và Johnson & Johnson cho biết nếu vaccine được chứng minh là có hiệu quả, ít nhất trong giai đoạn đầu của đại dịch, hãng sẽ phân phối phi lợi nhuận.
Lời đề nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc cấp quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế liên quan đến Covid-19, bao gồm vaccine, không nhận được ủng hộ của chính quyền các nước và cả công ty dược phẩm. Các chính trị gia cũng như nhà hoạt động xã hội e ngại rằng nước thu nhập thấp sẽ bị bỏ lại phía sau, giữa lúc tất cả quốc gia phát triển “chen lấn” để có được biện pháp ngăn ngừa nCoV hiệu quả cho công dân mình.
Đến nay, vaccine từ Moderna vẫn được đánh giá là ứng viên mạnh nhất trong cuộc đua. Bên cạnh số tiền từ chính phủ, hãng đã nhận 5 tỷ USD từ các khoản đầu tư của nhiều bên. Nghiên cứu đã được bình duyệt, đăng tải trên Tạp chí Y khoa New England hồi đầu tháng 7, chỉ ra rằng sản phẩm tạo kháng thể ở tất cả 45 người tham gia thử nghiệm giai đoạn một. Thử nghiệm giai đoạn ba bắt đầu hôm 27/7.
Cũng trong tháng này, AstraZeneca thông báo vaccine của hãng có thể tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trong cơ thể. Đối thủ cạnh tranh BioNTech và Pfizer tiết lộ tin tức tương tự.
Mỹ thử nghiệm vaccine Covid-19 quy mô lớn
Hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech bắt đầu thử nghiệm một trong những loại vaccine ngừa nCoV trên 30.000 tình nguyện viên tại Mỹ.
4 tình nguyện viên đầu tiên đã được chủng ngừa ngày 27/7 ở Trung tâm Y tế Đại học Rochester, phát ngôn viên hãng cho biết. Thử nghiệm kết hợp giai đoạn 2-3, với 30.000 người tham gia, nhằm xác định sự an toàn, hiệu quả và liều lượng tối ưu của vaccine.
Đây là thử nghiệm nâng cao thứ hai với vaccine Covid-19 được tiến hành tại Mỹ. Đơn vị tiên phong là Moderna. Ngày 27/7, Mỹ công bố vaccine của Moderna có thể được phân phối vào cuối năm nay, sau khi bắt đầu nghiên cứu giai đoạn 3.
Vaccine của Pfizer tuy không giống Moderna, nhưng cũng ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền, sử dụng mRNA thông tin để "hướng dẫn" hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại mầm bệnh.
Đầu tháng 7, Pfizer và BioNTech đã công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy một trong những loại vaccine của họ, được biết đến với tên gọi BNT162b1, đủ khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch kháng thể và tế bào T một cách an toàn tại thử nghiệm giai đoạn 1-2.
Tất cả các loại vaccine phòng nCoV của Pfizer đều sử dụng các mảnh vật liệu di truyền để kích thích cơ thể người tạo kháng thể chống lại virus. "Ứng viên" đầu tiên của Pfizer và BioNTech nhắm vào một phần của protein gai - cấu trúc virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào vật chủ. Loại vaccine thứ hai - nhắm vào toàn bộ cấu trúc gai - đang được chuyển sang các thử nghiệm nâng cao.
Bệnh nhân đầu tiên ghi danh vào thử nghiệm vaccine Covid-19 của Pfizer được tiêm chủng tại Trường Y Đại học Maryland, Baltimore, tháng 5. Ảnh: Associated Press
"Quyết định này phản ánh mục tiêu chính của chúng tôi là tạo ra loại vaccine có khả năng dung nạp tốt, hiệu quả cao và ra mắt thị trường nhanh nhất có thể. Ngoài ra, chúng tôi vẫn tiếp tục đánh giá các ứng viên vaccine khác của công ty, như một phần của danh mục vaccine Covid-19 riêng biệt", Tiến sĩ Ugur Sahin, nhà sáng lập BioNTech phát biểu.
Moncef Slaoui, cố vấn chính cho chiến dịch sản xuất vaccine Covid-19 của Mỹ, cho rằng việc xây dựng sản phẩm mới trên nền tảng sẵn có cho phép đẩy nhanh quá trình phát triển trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn.
"Chúng tôi đang lựa chọn các công nghệ sản xuất vaccine một cách cẩn thận và chu đáo, có tiềm năng thành công cao vì đã hiểu rõ về cách thức", Slaoui phát biểu vào ngày 28/7 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh.
Nghiên cứu vaccine ở Giai đoạn một thường có ít người tham gia, tập trung vào việc chứng minh độ an toàn và hiệu quả miễn dịch. Trong giai đoạn 2, thử nghiệm được mở rộng. Vaccine sẽ được sử dụng cho những người có đặc điểm cụ thể, về tuổi tác hay sức khỏe thể chất. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, các đối tượng có đặc điểm tương tự những người dự kiến sẽ tiêm vaccine trên thực tế. Trong Giai đoạn 3, vaccine được chủng ngừa ở quy mô lớn hơn, với sự tham gia của hàng ngàn người. Nó cũng được kiểm tra một lần nữa về tính an toàn, hiệu quả.
Nếu tất cả diễn ra thuận lợi, Pfizer và BioNTech sẽ xin cấp phép sản xuất vào đầu tháng 10. Nếu được ủy quyền khẩn cấp từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), họ có thể cung cấp tới 100 triệu liều vào cuối năm 2020 và khoảng 1,3 tỷ liều vào cuối năm 2021.
Trung tuần tháng 7, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với Pfizer để sản xuất 100 triệu liều vaccine.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vaccine của Pfizer và BioNTech là một trong 25 loại vaccine bước vào thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ hiện có hơn 4.2 triệu trường hợp nhiễm nCoV và hơn 148.000 ca tử vong.
Nga sẽ là nước đầu tiên trên thế giới có vaccine chống Covid-19 Các quan chức Nga cho biết vaccine chống Covid-19 sẽ được phê duyệt để đưa vào sử dụng từ ngày 10/8 hoặc sớm hơn. Nga sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có vaccine chống Covid-19 được phê duyệt, CNN dẫn lời các quan chức Nga, trong đó có người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill...