Giá USD cao kỷ lục, Việt kiều Mỹ đua nhau gửi tiền về Việt Nam
Kiều hối là nguồn tiền lớn và quý, có tác động về nhiều mặt đối với nền kinh tế.
Trong bối cảnh tỷ giá USD tăng mạnh như trong thời gian vừa qua, dòng tiền này lại càng trở nên có ý nghĩa.
Anh Dương, sinh sống và làm việc ở Mỹ được 8 năm. Số tiền anh gửi về Việt Nam qua các năm đã được bố mẹ anh chuyển thành một căn nhà nhỏ, và đang cho thuê. Hiện tiền mới gửi về, bố mẹ anh muốn giữ lại “để dành” vì USD đang tăng giá. Trong khi đó, anh lại muốn theo một người bạn đầu tư bất động sản gần khu công nghiệp. Theo anh đầu tư ở trong nước dễ hơn vì biết thị trường và cũng được nhiều người quen hỗ trợ hơn.
“Ở Mỹ thị trường chứng khoán rất phát triển, nhiều người Việt mình bên đó cũng tham gia. Tuy nhiên tôi không quá rành về thị trường tài chính, còn bất động sản chỗ tôi sinh sống khá đắt đỏ, lãi vay thế chấp lại đang tăng cao nên mua nhà cũng khó. Theo tìm hiểu tôi thấy bất động sản ở Việt Nam thời gian này giá hợp lý hơn, không bị sốt ảo như trước. Đặc biệt, tỷ giá USD hiện cũng rất có lợi. 50.000 USD giờ đổi sang tiền Việt cũng nhiều hơn 100 triệu so với đầu năm”.
Từ đầu tháng 10 đến nay, USD đã tăng giá 4,1% so với thời điểm cuối tháng 9. Tỷ giá biến động tăng mạnh song hành với việc NHNN liên tục nâng tỷ giá trung tâm, nới biên độ tỷ giá và tăng giá bán USD cho các NHTM. Những ngày gần đây, các ngân hàng thương mại thường neo giá USD ở mức kịch trần so với biên độ giao dịch được NHNN công bố.
Video đang HOT
Theo TS, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, việc tỷ giá USD tăng mạnh trong thời gian qua và thu hút dòng kiều hối là có khả năng. “Theo con số của tôi, tỷ giá từ đầu năm đã tăng trên 9%, một mức tăng rất mạnh từ trước đến nay. Đối với các kiều bào, đây là điều có lợi. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư, đó không phải luôn luôn là tin vui vì việc VNĐ biến động như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ”, TS Hiếu cho biết.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD), lượng kiều hồi về Việt Nam trong năm 2021 ước tính ở mức 18,1 tỷ USD, đứng thứ tám thế giới và đứng thứ ba trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, khoảng 50% lượng kiều hối là từ Mỹ.
Cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, tỷ trọng lớn trong kiều hối là gửi về cho gia đình, cho tiêu dùng. Một phần khác là dành cho đầu tư. Đương nhiên là khi USD gửi về, sẽ hoà nhập vào nền kinh tế, làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, đây là điều có lợi. Cùng với đó, các lĩnh vực được nhận đầu tư từ kiều bào và nhà đầu tư nước ngoài, từ sản xuất, dịch vụ hay nông nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi.
Trước các điều hành mới đây của NHNN, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) đã đặt ra 3 kịch bản về tỷ giá. Trong đó, ACBS cho rằng kịch bản có khả năng xảy ra là FED và các ngân hàng trung ương lớn có thể trở nên “diều hâu” hơn với kế hoạch tăng lãi suất và đẩy nhanh chương trình thắt chặt định lượng. Trong kịch bản này, nếu NHNN tăng lãi suất điều hành lên 50-100 điểm phần trăm (0,5%-1,0%) thì tỷ giá sẽ dao động quanh mức hiện tại (24.800 – 25.200 / USD).
Khán giả Việt Nam sẽ được xem World Cup 2022
Theo nguồn tin của Thanh Niên, nếu không có thay đổi vào giờ chót, sắp tới sẽ có lễ công bố bản quyền phát sóng toàn bộ 64 trận đấu VCK World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong suốt thời gian qua, khán giả Việt Nam thấp thỏm chờ đợi và tỏ ra lo lắng khi vấn đề bản quyền truyền hình World Cup 2022 có dấu hiệu rơi vào bế tắc và nguy cơ giải bóng đá lớn nhất hành tinh không thể được phát sóng trên lãnh thổ Việt Nam.
Các trận đấu World Cup 2022 gần như chắc chắn sẽ xuất hiện trên sóng truyền hình tại VN. ẢNH AFP
Như Thanh Niên đã đưa tin, cách đây vài tháng, đối tác của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) là Công ty Infront Sports & Media, đơn vị sở hữu bản quyền truyền hình World Cup 2022 ở 26 quốc gia tại khu vực châu Á, đã có mặt tại Việt Nam để chào bán gói bản quyền phát sóng World Cup 2022. Giá công ty này phát ra gây choáng váng khi cao kỷ lục (15 triệu USD, tương đương khoảng 350 tỉ đồng).
Đơn vị nào đồng ý với giá này sẽ được sở hữu gói bản quyền truyền hình và radio, bao gồm độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IVTV) và không độc quyền phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam; quyền truyền phát trên thiết bị di động và internet (bao gồm OTT). Tuy nhiên, xin được nhấn mạnh là nếu đơn vị nào mua được toàn bộ các "hạng mục" trên đây sẽ phải chi thêm một khoản phí khác là phí truyền dẫn vệ tinh từ nước đăng cai World Cup về Việt Nam, không ít hơn 2 triệu USD (tương đương khoảng hơn 47,4 tỉ đồng).
Thời điểm đó, các cuộc gặp gỡ của đối tác này với một số đơn vị truyền thông ở Việt Nam đã không đi đến hồi kết làm thỏa mãn các bên. Theo lời kể của một thành viên phụ trách lĩnh vực bản quyền thuộc một công ty cổ phần: "Chúng tôi đã mặc cả và đưa ra con số mà chúng tôi cảm thấy phù hợp nhưng đối tác nước ngoài tỏ ra rất kiên quyết, không giảm giá. Do đó, chúng tôi đã quyết định từ bỏ gói bản quyền này, vì nếu mua chắc chắn sẽ lỗ rất nặng".
Tuy nhiên, nắm bắt được tâm lý khán giả Việt Nam và trong nỗ lực giải bài toán kinh tế xung quanh gói bản quyền World Cup 2022, vẫn còn 2 đơn vị đang cùng chạy đua quyết liệt để có gói bản quyền. Theo nguồn tin của Thanh Niên, khán giả Việt Nam sẽ không bị "đói sóng" World Cup 2022 khi Tập đoàn Viettel đang cố gắng đàm phán.
Ngoài ra, được biết VTV cũng không muốn từ bỏ việc thương thảo với đối tác nước ngoài. 5 năm trước, VTV cũng phải trải qua quá trình đàm phán ròng rã 12 tháng, cuối cùng đã trở thành đơn vị duy nhất tại Việt Nam mua được bản quyền truyền hình World Cup 2018 trên lãnh thổ Việt Nam, nhờ vào sự hỗ trợ tài chính của 2 tập đoàn lớn. Cả VTV và Viettel chưa phát ngôn chính thức về vấn đề này nhưng có thể sắp tới đây một trong 2 đơn vị sẽ tổ chức họp báo để công bố bản quyền phát sóng World Cup 2022.
Một chuyên gia về bản quyền dự đoán khi chỉ còn 3 tháng nữa World Cup 2022 sẽ khởi tranh, rất có thể giá bản quyền truyền hình sẽ giảm, dù không nhiều, và người hâm mộ cả nước gần như chắc chắn sẽ được thưởng thức World Cup miễn phí trên truyền hình. Cũng theo chuyên gia này, các giải như World Cup bên mua rất khó cân bằng được thu chi nên phải cố gắng có những nguồn thu khác nhau để phần nào bù đắp mức đầu tư đã bỏ ra.
Lãnh đạo VTV từng chia sẻ với Thanh Niên khi VTV mua được bản quyền World Cup 2018: "VTV luôn đặt nhu cầu khán giả lên hàng đầu nên không bao giờ coi việc mua bản quyền World Cup như một thương vụ". Nếu đàm phán thành công, đơn vị của Việt Nam có thể sẽ cho phép các đài khác tiếp sóng theo hai cách: Sóng sạch hoặc tiếp trọn gói toàn bộ chương trình trước - sau trận đấu, trận đấu, quảng cáo và bình luận, nhưng việc chia sẻ này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của FIFA.
Giá dầu hôm nay (31/3) bất ngờ giảm mạnh Giá dầu thô đã giảm về sát mốc 100 USD/thùng do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 và lạm phát cao. Theo dữ liệu từ Oilprice, đầu giờ sáng nay (31/3, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng...