Giã từ nghề “xương máu”
Ngày 6/8, tử tù đầu tiên đã bị thi hành án bằng phương pháp tiêm thuốc độc. Đây là lúc các trường bắn bị “xóa sổ” và những người đảm nhận việc gội rửa, tẩm liệm, chôn xác tử tù… cũng chuyển sang nghề khác. Với các phu trường bắn, công việc họ từng làm là nghề “xương máu”. Nó luôn ám ảnh họ cho đến khi giã từ trường bắn.
Chúng tôi hẹn ông Ba Son ở một quán cà phê nhỏ nằm cạnh trường bắn Long Bình, phường Tân Phú, quận 9, TP HCM. Sau nhiều năm không gặp, người phu trường bắn này vẫn không có gì thay đổi với khuôn mặt hốc hác, làn da ngăm đen và mái tóc dài chấm vai của kẻ chịu nhiều sương gió. Chậm rãi nhấp từng ngụm cà phê, ông Ba Son bắt đầu kể về việc giải nghệ.
“Nghĩ lại thấy khiếp quá”
Theo ông Ba Son, thật ra, trường bắn Long Bình đã ngưng tiếng súng cách đây khoảng 2 năm. Kể từ đó, ông cũng chuyển sang nghề khác và ít đến nơi này. Chỉ những ngày rảnh rỗi, ông mới ghé thăm, thắp cho các tử tù vài nén hương rồi về.
Sau khi giải nghệ phu trường bắn, ông Ba Son làm bảo vệ cho một công ty trên địa bàn quận 9. Thu nhập tuy không cao nhưng cũng đủ để ông trang trải cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, công việc bảo vệ không được lâu dài, ông chuyển sang bán xăng cho một cửa hàng xăng dầu trên đường Hoàng Hữu Nam, cách trường bắn Long Bình chỉ hơn 1 km. “Thời gian đầu, tôi không mấy ưa thích nghề này vì có lẽ tôi sinh ra chỉ để làm cái việc chẳng giống ai – gội rửa và chôn xác tử tù” – ông Ba Son nói.
Khi biết trường bắn Long Bình sắp giải tỏa, ông Ba Son ghi tên tuổi, địa chỉ của các ngôi mộ tử tù còn nằm lại và tìm đến gia đình họ để thông báo
Một số chủ trại hòm thấy Ba Son tận tụy với nghề nên đã có ý định mời về đảm nhận việc khâm liệm tử thi khi có đám nhưng ông từ chối vì tuổi tác không cho phép. “Với lại, sau bao năm gắn bó với nghề “xương máu” này, giờ nghĩ lại, tôi thấy khiếp quá” – ông thổ lộ.
Từ khi đảm nhận việc gội rửa cho các tử tù và bốc mộ thuê ở trường bắn Long Bình, Ba Son đã quy tụ gần 10 người giúp ông chôn xác tử tù và chăm sóc trường bắn. Giờ đây, khi pháp trường đã ngưng tiếng súng, ông Ba Son giải nghệ thì họ cũng lần lượt tìm cho mình một công việc mới.
Ông Lê Văn Hòa (ngụ phường Long Bình, quận 9) cũng đã một thời làm phu trường bắn nhưng theo nghề chưa được 2 năm thì phải bỏ vì “thấy kinh hãi quá dù rất cố gắng vì miếng cơm manh áo”. Khi giải nghệ, ông kiếm sống bằng nghề thợ hồ, sau đó chuyển sang làm điện dân dụng.
Theo ông Hòa, thông thường, chỉ khi nào có tử tù bị thi hành án thì các phu trường bắn mới phải dậy sớm để đào huyệt, chuẩn bị áo quan và một số thứ cần thiết. “Để chôn xác tử tù, chúng tôi chỉ mất chưa đầy 1 giờ. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng tôi chỉ ra trông coi hoặc làm vệ sinh trường bắn. Đến ngày giỗ, gia đình các tử tù lại bồi dưỡng cho anh em một ít” – ông Hòa kể.
Cùng làm phu trường bắn với ông Ba Son không thể không nhắc đến ông Hai Em, một trong những người có thâm niên và đầy tâm huyết với nghề. Sau gần 20 năm làm ở trường bắn, giờ đây Hai Em đã đến tuổi nghỉ ngơi, đáng lẽ an hưởng tuổi già nhưng từ khi xa nơi này, ông vẫn phải bươn chãi bán vé số để kiếm sống.
Ám ảnh trộm xác
Video đang HOT
Sau quá trình làm việc ở Long Bình, đến nay, nhóm phu trường bắn do ông Ba Son đứng đầu vẫn chưa thoát khỏi sự ám ảnh bởi những vụ trộm xác. Thông thường, sau khi tử tù bị thi hành án, các đàn em và người thân lần lượt kéo đến để cướp xác về. Những lần như thế, các cuộc chạm trán lại xảy ra.
Chưa hết, nhiều băng nhóm khác thấy công việc của ông Ba Son và các cộng sự dễ kiếm sống nên đã không ít lần lần tới “huyết chiến” để giành giật địa bàn. Theo ông Ba Son, đã có hàng chục cuộc đụng độ lớn nhỏ giữa nhóm của ông và các băng giang hồ khác tại khu vực lân cận trường bắn.
“Trước đây, sau khi thi hành án, xác tử tù được chôn và canh giữ tại trường bắn chứ người nhà không có quyền đưa về. Điều này đã tạo công ăn việc làm cho các phu trường bắn như chúng tôi. Tuy vậy, cũng vì việc này mà một số anh em đã giải nghệ vì sợ đụng chạm” – ông Ba Son cho biết.
Theo nhiều phu trường bắn, ông Ba Son là người có thâm niên nhất trong cái nghề “xương máu” này với thời gian hơn 30 năm. Lúc mới vào nghề, cứ mỗi lần chôn xác tử tù, ông Ba Son lại mất 1 tuần ngán cơm, đưa thức ăn lên miệng là… chực ói, đêm ngủ phải cách ly vợ con.
Khi mới thành lập, nhóm phu trường bắn Long Bình có khoảng 30 người. Sau vài năm hoạt động, quân số ngày một ít dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn 30 năm theo nghề, ông Ba Son và các công sự vẫn không thể nhớ đã có bao nhiêu tử tù được họ chôn cất.
Theo ông Ba Son, Long Bình là một trong những trường bắn lớn nhất khu vực phía Nam. Kể từ năm 1976, toàn bộ tử tù trên địa bàn TP HCM đều được đưa về đây để thi hành án. Thông thường, chôn một tử tù, nhóm phu trường bắn được trả công 250.000 đồng – 300.000 đồng. “Giờ đây, tuy đã giải nghệ nhưng những khuôn mặt tử tù vẫn cứ ám ảnh tôi” – ông Ba Son cho biết.
Giữ đức cho con cháu Nghề phu trường bắn đã khiến ông Ba Son quen với lối sống chậm rãi, ít bon chen. Có thời gian ông không đảm nhận việc gội rửa và chôn xác tử thi mà chỉ chăm sóc các ngôi mộ. Hằng ngày, ông Ba Son ra trường bắn để phát cỏ, lau bia và đắp lại những phần mộ bị gió thổi bay hết phần cát. Những ngôi mộ có phần bia bị mục nát cũng đã được ông thay bằng bia mới. Thậm chí, ông và một số anh em trong nhóm đã góp tiền xây bia, khắc tên các tử tù để người nhà khi đến thì dễ dàng nhận ra. Khi biết trường bắn sắp giải tỏa, ông Ba Son ghi tên tuổi, địa chỉ của các tử tù còn nằm lại và tìm đến gia đình họ để thông báo. “Nghề nào cũng vậy, phải giữ đức cho con cháu” – ông Ba Son bộc bạch.
Kỳ tới: Hàng ngàn hài cốt vô danh
Theo Thành Đồng
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đang chờ tiêm thuốc độc
Hôm nay, nghị định về việc dùng thuốc độc thi hành án tử hình sẽ có hiệu lực. Nhiều khả năng, Nguyễn Đức Nghĩa sẽ là người đầu tiên.
Ngày 26/6, Nghị định 47 về việc thay loại thuốc dùng để thi hành án tử hình bằng thuốc độc sản xuất trong nước sẽ có hiệu lực. Nhiều khả năng kẻ tử tù từng gây kinh động dư luận Nguyễn Đức Nghĩa, chặt đầu người yêu cũ vào năm 2010, sẽ đi "tiên phong" với loại độc dược này.
Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang là một điểm nóng khá tiêu biểu về số lượng tử tù bị "dồn toa" do... chưa có thuốc độc để tiêm. Tại đây, đang có 26 tử tù đêm nào cũng... nín thở chờ trời sáng - buổi sáng mà mình có thể ra đi vĩnh viễn, không kịp nhìn mặt trời.
5 địa điểm thi hành án tử hình bằng thuốc độc
Nguyễn Đức Nghĩa đang chờ tiêm thuốc độc
Trại giam chật chội, số bị án tử hình thậm chí đã tăng gấp đôi công suất chứa của trại. Những người chờ chết gào lên: "Nếu cho tôi "đi" (thi hành án tử hình) thì cho đi luôn đi, sao cứ kéo dài khổ sở thế này". Có nữ tử tù còn phẫn uất hắt cả một bô nước xú uế trong nhà... vệ sinh về phía cán bộ.
Thượng tá Hoàng Thế Vinh - Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Bắc Giang - trỏ tay ra "lô đất" bé xíu gần trại tạm giam, gần phòng làm việc của anh, cho biết: "Có thể cuối năm nay hoặc sang năm sau, nhà tiêm thuốc độc của chúng tôi mới được khởi công. Sắp tới, chắc là phải đem tử tù về Hà Nội "tiêm nhờ" thôi. Cả nước có 5 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được xây xong tại các địa phương: Hà Nội, Sơn La, Nghệ An, Đắc Lắk, TP HCM. Còn 15 "nhà" nữa sắp được xây, trong đó có Bắc Giang chúng tôi".
Anh bảo, tiêm thuốc độc nó nhẹ nhàng hơn, người chết cũng êm, mà người làm nhiệm vụ như các anh cũng thấy bớt căng thẳng, ám ảnh hơn. Lần đầu thi hành án tử hình năm 1991, cả đêm anh không tài nào ngủ được. Mẹ vợ nghe anh tâm sự, thì bảo: "Con làm việc vì dân vì nước, tử tù - họ là kẻ có tội cần loại bỏ để xã hội tốt đẹp hơn - con đừng áy náy làm gì". Và thế là anh bắn, rồi đi uống rượu.
Khu giam giữ tử tù Trại tạm giam, Công an Bắc Giang.
Có lần, không hiểu có tâm trạng gì không, mà trước buổi ra pháp trường làm nhiệm vụ, anh đem 6 khẩu súng ra lau, lau mà quên không tháo đạn, để đến nỗi súng nổ bòm một cái, thủng lên trần nhà. Thủ trưởng của anh chỉ nhẹ nhàng trách nhưng anh áy náy mãi.
"Bắn phải chuẩn, 5 tay súng bắn một tử tù. Năm phát đạn phải chuẩn, phải chụm vào một vị trí trên ngực trái tử tù, giống như cách chúng ta chụm 5 đầu ngón tay giơ ra phía trước ấy. Khó nhất là phát súng nhân đạo, đồng đội của tôi có người bị mất ngủ mấy đêm liền. Bởi vì anh để súng gần quá, hay xa quá đều bị "văng" như thế, chỉ nên để cách thái dương tử tù 2 cm thôi thì mới chuẩn. Có anh lính mới, láu cá lắm, phải làm nhiệm vụ, anh ta sợ ám ảnh nên cố tình không bắn vào tim tử tù (vị trí có dán cái băng dính để làm "cọc tiêu"), mà anh ta bắn vào chân tay họ, rồi tự nhủ "mình không hề giết người".
Có người còn nói thẳng, bấy giờ quy định là người nhà không được mang xác tử tù về mai táng, nhưng vì lý do "nhân đạo và tâm linh", anh em cứ "bật đèn xanh" cho họ nửa đêm vào mà đào xác mang về quê. Cái cảnh đêm bới mộ pháp trường lạnh lẽo thê thảm lắm", anh Vinh tâm sự.
Trung úy Nguyễn Văn Độ cùng 4 đồng chí khác (Trại tạm giam, Công an Bắc Giang) vừa được bộ cho đi tập huấn tiêm thuốc độc thi hành án tử hình. Thiết bị nhập "nguyên chiếc" từ nước ngoài. Anh Độ bảo, đội của anh sẽ có 5 người với 5 bước thực hiện để thi hành án tử hình, gồm: dẫn tử tù vào, người pha thuốc, lấy ven (gắn ống truyền dẫn thuốc), người tiêm (điều khiển máy), người kiểm tra thuốc đã có công dụng chưa, tim ngừng đập chưa...
Nếu tiêm rồi mà tử tù chưa chết thì sẽ tiêm thêm liều nữa và liều nữa (trường hợp này hầu như không thể xảy ra), giống như hình thức "phát súng nhân đạo" trước đây. Thuốc thì gồm 3 loại, mỗi loại một xilanh gây mê, liệt cơ bắp và hệ thần kinh, tim ngừng đập.
Tại trại giam, một tử tù vừa được Chủ tịch nước ký ân xá, giảm án xuống tù chung thân, còn lại 26 tử tù nằm chờ... được "tiêm". Họ nhao nhao: "Chúng tôi chán lắm rồi, "đi" thì đi luôn đi, cứ giữ mãi ở đây thì khổ lắm".
Từ hồi bị ách tắc không thể thi hành án tử hình, việc "dồn toa" ức chế đã khiến một số phạm nhân tự tử thành công. Tử tù Sĩ, một cán bộ ngành y ở Thái Nguyên, phạm tội buôn ma túy, anh ta cùng với Ngọc, người tình của mình (người Quảng Uyên, Cao Bằng) nằm trong này đã gần chục năm. Phải nói là họ ước ao được... "tiêm" sớm. Họ oán hận, buồn bã cũng vì bị "biệt giam", bị cùm chân ngồi một xó lâu quá với cảm giác đêm nào cũng nghĩ là trời sáng ra thì mình sẽ lìa xa cõi thế.
Hai tử tù trong Trại tạm giam, Công an Bắc Giang.
Ngọc vốn là cô gái nhan sắc nức tiếng, vào phòng chờ thi hành án tử hình với cái cùm sắt to đùng ở chân, mái tóc vẫn dài mượt, da trắng bóc sơn nữ Cao Bằng. Dăm bảy năm trôi qua, giờ Ngọc đã thành một người béo ục ịch, cáu bẳn, oán thán tất cả mọi người. Cô ta phá phách tiêu cực đến mức, bố đẻ xuống thăm cũng cáo ốm không thèm gặp.
Nghe nói, Ngọc đưa chồng từ Cao Bằng về chỗ Sĩ công tác (bấy giờ Sĩ là bác sĩ) để cai nghiện, thế rồi Ngọc và Sĩ cặp kè với nhau, rủ nhau thành cặp đôi buôn ma túy. Ngọc sắc sảo và đẹp lẫy lừng một thuở, đến mức vị thượng tá công an cứ xuýt xoa kể mãi về ký ức ngày Ngọc mới nhập trại.
Còn bây giờ, Ngọc yêu sách đủ thứ. Cô ta bắt mua cái khăn tắm loại đẹp, khăn phải có hình hoa hồng, nếu không phải hoa hồng là vứt đi ngay. Khăn tắm thì tưởng là to mới thích, Ngọc thấy khăn to quá hoặc bé quá cũng gào gổng ăn vạ. Thậm chí, Ngọc còn tích trữ chất thải trong buồng giam, đợi cán bộ quản giáo đi qua... hắt đánh ào một cái. Xú uế kinh khủng khắp cả khu vực.
Rồi một số tử tù nghĩ ra đủ trò để "liên lạc" với nhau, khiến cán bộ quản giáo mất ăn mất ngủ. Trại được bố trí 12 chỗ để giam tử tù, với cùm và chất lượng an toàn tiêu chuẩn cấp bộ; thế mà lúc cao điểm lên tới 27 người chờ "bị tiêm", cán bộ trại đã phải xin phép cơi nới, cải tạo để phục vụ công tác giam giữ. Họ chỉ lo không đủ tiêu chuẩn an toàn thì... chết. Tử tù có thể "alô" với nhau thông qua hệ thống ống nước bằng nhựa khi nước không chảy hoặc có thể bện những sợi vải thành cái dây để chuyển "mật thư" từ buồng nọ qua buồng kia.
Tử tù tên là Vinh bị ho lao, phải có phương án bảo vệ đặc biệt, mang về Hà Nội điều trị. Vinh lẽ ra bị bắn từ năm 2005, nhưng trước giờ nổ súng, anh ta lại khai ra vài người quan trọng. Từ bấy đến nay, đã hơn 8 năm trôi qua, anh ta vẫn "điên cuồng" tức tối vì bị cùm, bị nhốt để chờ dài cổ cái ngày... chết.
Tử tù khác có tên Ngọc lúc nào cũng gào khóc, rằng phòng có rệp, có muỗi, có con gì ấy, đề nghị đổi phòng. Đêm nào anh ta cũng giặt chăn chiếu, áo quần phơi ra xung quanh chỗ mình bị cùm như người hoang tưởng.
Có tử tù khóc lóc ầm ĩ, kêu là anh ta bị tâm thần rồi, đi bệnh viện thôi. Có tử tù chỉ đòi đọc một loại báo, số nào cán bộ cũng phải đi mua, mua muộn hơn so với ngày báo phát hành thì chị ta la làng ăn vạ. Có tên chỉ thích ăn cơm với bột ngọt, nhưng mua loại nào hắn không thích là hắn kêu ca, khóc lóc rằng mình đang ăn hàng dởm.
"Sơn nữ" Ngọc ma túy còn ăn vạ suốt nhiều ngày, cô ta tuyệt thực đòi thay buồng giam, thay quản giáo, chỉ vì lý do bức bối quá, muốn thay đổi không khí cho bớt tủi sầu. Tử tù Nguyễn Duy Biên thì liên tục tự tử, vừa nhập buồng đã xé quần áo làm dây treo cổ. Cán bộ nghe đánh uỵch một cái, chạy vào thì anh ta nằm trên sàn, chưa chết do... dây đứt. Hôm sau, anh ta đâm đầu vào bờ tường hai lần liền. Anh ta lấy mắc quần áo đâm vào mạch máu. Hắn còn bảo: "Tôi đã nuốt một cái kim trong ngực để chết" nhưng qua y tế kiểm tra không thấy.
Theo Dantri
Đề xuất cho tồn tại 2 hình thức tử hình Ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện KSND Tối cao đề xuất Quốc hội cho phép tồn tại song song hai hình tử hình là xử bắn và tiêm thuốc độc. Tại phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 14/6, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu QH về vấn...