Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của hạt dẻ
Là đồ ăn vặt yêu thích của nhiều chị em, tuy nhiên hạt dẻ còn có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên khác với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết đâu nhé!
Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ
Ngay từ thời xa xưa con người đã sử dụng hạt dẻ để chế biến thức ăn, làm thuốc vì trong hạt dẻ có chứa thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1-61,3 mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5-26,7mg vitamin.
Đó là chưa kể đến trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can-xi, sắt, ma giê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen, kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g.
Thành phần của hạt dẻ chứa nhiều chất giúp chống oxy hóa. Hạt dẻ còn giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc họ Omega-3. Không giống như các loại hạt khác, thành phần dầu trong hạt dẻ không cao. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol. Mặt khác, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.
Tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe:
Chất xơ cao giúp ổn định lượng đường trong máu
Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có thể đi tiêu một cách dễ dàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.
Những người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn nhiều hạt dẻ vì ăn nhiều hạt dẻ sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày, gây ra đầy hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh táo bón.
Giàu carb giúp ổn định năng lượng
Hạt dẻ là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao (45 gam carb trong 100 gam hạt dẻ). Carbs cần thiết cho việc tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, đồng thời góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, nếu bạn là người đang theo “chủ nghĩa low-carb” để tránh tăng cân thì bạn không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Giàu vitamin giúp cải thiện chức năng não, phòng ngừa ung thư
Video đang HOT
Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.
Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100 gam hạt dẻ chứa 43 gam vitamin C). Vitamin C là chất cần thiết cho răng, xương và mạch máu chắc khỏe. Vitamin C còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.
Giàu khoáng chất giúp giảm rủi ro mắc nhiều bệnh
Ngoài các loại vitamin phổ biến, hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất hữu ích. Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mângn là một trong các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim. Theo trường Trung tâm Y tế Maryland (Mỹ), mangan cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Một khẩu phần ăn gần 100 gam hạt dẻ chỉ chứa hơn 1 microgram mangan nhưng chiếm tới 50% lượng mangan được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Mangan cũng giúp sản xuất liên kết mô và đông máu.
Hạt dẻ rất giàu folate, 100 g hạt cung cấp 62 mg folate (chiếm 15,5% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày). Folate và axit folic cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ, tổng hợp DNA. Tiêu thụ đầy đủ các thực phẩm giàu folate trong thời gian mang thai còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Đồng là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường sức mạnh của xương, hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một khoáng chất vi lượng chỉ cần thiết trong một số lượng nhỏ của cơ thể.
Chứa nhiều kali nên tốt cho tim mạch
Cứ 518 gam hạt dẻ có chứa 100 gam kali. Kali là vi chất giúp tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, ăn hạt dẻ hàng ngày sẽ có tác dụng bảo vệ tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.
Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ
Tuy hạt dẻ rất có ích nhưng teens cũng không nên ăn hạt dẻ ăn hạt dẻ “vô điều độ” ngay tại một thời điểm. Ăn lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày sẽ giúp phát huy được tác dụng của hạt dẻ.
Khi ăn hạt dẻ teens cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ các bạn nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Khi rang teens cũng không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét nhé! Vỏ hạt dẻ khá cứng vì vậy để có món hạt dẻ ngon bọn mình nên luộc sơ qua trước khi rang. Để bảo quản hạt dẻ được tốt, các bạn nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.
Theo VNE
Giá trị dinh dưỡng trong các loại hạt ngày Tết
Hướng dương, hạt bí, hạt dưa... là những loại hạt không thể thiếu trong các món ăn chơi ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, chắc hẳn còn rất ít người biết về những giá trị dinh dưỡng trong các loại hạt này.
Hạt hướng dương
Trong các loại hạt thì hạt hướng dương có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa dầu béo, protein, caroten, canxi, sắt, phospho và nhiều loại vitamin.
Giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa, đặc biệt giúp phụ nữ chúng mình kéo dài sức khỏe và tuổi thanh xuân nhờ vào vitamin E có nhiều trong hạt. Loại hạt này còn có tác dụng trị loãng xương, trị giun kim, suy nhược thần kinh, mất ngủ, đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào. Hạt hướng dương còn góp phần phòng ngừa các bệnh mỡ trong máu cao nhờ tác dụng làm giảm cholesterol.
Hạt bí
Giàu kẽm, ngừa loãng xương, cải thiện chức năng bàng quang, kháng viêm, ngừa sỏi thận, điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng, bảo vệ tuyến tiền liệt và làm giảm đi những khó khăn trong tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt. Do chứa L-tryptophan, hạt bí còn giúp chống trầm cảm hiệu quả.
Ngoài ra, hạt bí còn là nguồn cung cấp magiê dồi dào, nửa cốc hạt bí chứa tới 92% lượng ma-giê được khuyến nghị nên dùng hằng ngày. Phytosterol trong hạt bí giúp giảm nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể.
Hạt dưa
Chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phot pho, selen...
Những dưỡng chất có trong hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não - thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là axit béo không bão hòa, sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu...
Hạt dẻ
Chứa hàm lượng chất xơ rất lớn tốt cho tiêu hóa, hạt dẻ có thể giúp phòng chống các bệnh tim mạch, giảm stress nhờ đặc tính rất giàu magiê (80mg/10g), bổ thận ích tinh, mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, lưng gối mềm yếu do thận hư...
Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường.
Hạt điều
Theo quan niệm, hạt điều không chỉ tượng trưng cho may mắn mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, canxi, protein, photpho, không có cholesterol, hạt điều giúp răng chắc khỏe, giàu năng lượng, tốt cho tim mạch, hỗ trợ cơ bắp khỏe mạnh và xương trong cơ thể.
Nó cũng giúp cho những phụ nữ đã mãn kinh có được giấc ngủ ngon. Hạt điều giàu chất xơ, tốt cho giảm cân, giúp các mạch máu, xương, khớp linh hoạt hơn và đặc biệt là giúp sản xuất sắc tố melanin tốt cho da và tóc.
Ô mai
Ô mai chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, hư nhiệt, phiền khát, tiêu chảy lâu ngày, lỵ ra máu, chân tay lạnh do giun gây nên. Còn dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác), đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật. Ô mai chứa axit làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Ô mai còn dùng chữa chai chân, làm rụng trĩ, tiểu ra máu, băng huyết, bụng đau do giun, nôn mửa, giun móc, da viêm, miệng khô.
Hạt đậu phộng
Ngày Tết, bạn cũng chuẩn bị những bát đậu phộng (lạc) rang thơm, bùi để đãi khách, đằng sau đó là những giá trị dinh dưỡng và sức khỏe mà bạn chưa biết về loại hạt này. Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Axit glutamic và aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.
Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.
Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát.
Theo VNE
Giá trị dinh dưỡng của 5 loại gạo quen thuộc Gạo có nhiều loại, mỗi loại có giá trị dinh dưỡng riêng và tác dụng chữa bệnh mà chúng ta không ngờ đến. Trong bữa ăn của người Việt, gạo là lương thực quan trọng không thể thiếu. Dưới đây là 5 loại gạo mà chúng ta thường gặp nhất. 1. Gạo đen - Tốt cho thận nhất Gạo đen rất giàu dinh...