Giá trị của một nghìn đồng
Chỉ vì một nghìn đồng, một người già dám liều mạng. Một nghìn đồng ấy mua được gì?
Hôm qua, N. nhìn thấy một ông già, bé nhỏ, còm cõi, xộc xệch đã dắt cả chiếc xe đạp cũng còm cõi và xộc xệch như ông lao như cảm tử ra giữa đường, để cúi xuống nhặt… tờ một nghìn đồng mà một xe đám ma vừa chạy qua rắc xuống đường cùng những thoi vàng giấy trắng đỏ. Ngay trước mũi một ô-tô đang chạy. Thót tim! Ô-tô phanh gấp, tiếng rít của phanh khủng khiếp. May kịp!… Chủ xe lao xuống, gần như phát điên vì tức tối. Không cần biết tuổi tác gì nữa. Hàng tràng rủa xả tuôn ra, ông muốn chết kệ mẹ ông, ông định giết tôi à? Muốn tự tử thì lên cầu mà nhảy xuống, đừng lao vào xe mà ăn vạ. Tôi còn con nhỏ mẹ già, là giết người đấy, ông nghe chưa?… Ông già không trả lời, chẳng phân bua, lập cập dắt xe đạp ra khỏi nơi tử thần vừa bỏ qua cho mình với vẻ… đại thắng lợi, tờ một nghìn đồng quấn vào ghi-đông và ghi-đông giữ chặt trong tay.
Cho đến một ngày sau, N. vẫn bị ám ảnh vì điều mình trông thấy. Nó khiến anh đau lòng! Chỉ vì một nghìn đồng, một người già dám liều mạng. Một nghìn đồng ấy mua được gì? Chẳng mua được gì cả. Phải ba lần ấy mới mua được một cái bánh mì hạng bét bán trên hè phố. Ông ấy liều là vì đói, vì quá nghèo. Trời ạ, nghèo đến mức nào mà phải liều thế?
Từ lúc ấy, N. nhận ra mình bắt đầu để ý đến những tờ một nghìn rơi ngoài đường (Ảnh minh họa)
Ngồi vỉa hè cùng N., một ông bạn hay chuyện vẫn bảo sự liều hiện nay là rất khó kiểm soát. Đấy là anh ta vừa đọc tin kẻ cướp lao vào chặt tay người ta để cướp điện thoại iphone, té ra chỉ là iphone rởm, giá đâu chỉ 600 nghìn. Riêng việc vài ngày lại nghe một vụ chặt tay để cướp, là thấy tình hình an ninh xã hội rất đáng lo. Thế có nghĩa là một bộ phận trong xã hội đang làm liều. Mà không biết trong những cái liều ấy có bao nhiêu phần trăm do bấn quá hóa liều? Báo chí nói rằng nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,6 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đô-la Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo. Một bản phân tích của Viện Brookings năm 2011 cho rằng 70,4% người Việt Nam sống dưới mức 5 đô la Mỹ một ngày… Tức là còn nhiều người dễ rơi vào cảnh bấn quá…?
Thôi, ông đừng ủ ê tính toán kiểu ấy! Bạn vỉa hè của N. bảo, tư duy tích cực đi. Một ông già lao vào mũi xe ô tô nhặt một nghìn đồng, ông nên thấy hai điều như sau: Một: dân mình vẫn còn người dũng cảm cực kỳ; Hai: đồng môt nghìn đồng nước mình vẫn có giá trị… Nghĩ thế đi rồi làm chén trà ngon, điếu thuốc lào thật đậm, rồi vào cơ quan mơ thưởng Tết, chẳng hơn ngồi đây u ám mặt mày.
Video đang HOT
Đấy là một lời khuyên chí lý, và N. lập tức làm theo. Chỉ có điều, từ lúc ấy, N. nhận ra mình bắt đầu để ý đến những tờ một nghìn rơi ngoài đường. Mới là để ý thôi, chưa đến mức lao trước mũi ô-tô mà nhặt.
Theo 24h
Công khai... làm liều
Từng nhát búa đập chát chúa, tiếng máy cưa rít liên hồi và những tia lửa bắn tung tóe, những khối máy móc lớn để tràn ra lòng đường..., đó là thực trạng ở những "xưởng cơ khí" nằm trên nhiều tuyến phố của thủ đô: Trường Chinh, La Thành, Đại La...
Vỉa hè đường La Thành bị lấn chiếm làm nơi sản xuất, kinh doanh (ảnh chụp ngày 21.8).
Người dân bị tra tấn
Tuyến đường La Thành dài chỉ gần 2km nhưng cũng có dăm chục "xưởng cơ khí" kiêm cửa hàng bán sắt thép. Các cửa hàng này nằm san sát nhau và thường mở sớm, nghỉ muộn hơn các cửa hàng khác, bởi vậy, người dân sống gần khu vực phải chịu khổ từ nhiều năm nay.
Chị Nguyễn Thị Hương - nhà ở đầu ngõ 319 - than: "Nhà có con nhỏ, nhưng tôi phải gửi sang bà ngoại. Để cháu phải chịu những âm thanh này, chắc không mấy bữa mà hỏng tai mất".
Không chỉ phải hứng chịu tiếng ồn, bụi, người dân sống gần những cửa hàng này còn luôn nơm nớp lo sự cháy, nổ khi mà hầu hết các thợ hàn đều không có vật che chắn quanh khu làm việc. Các thợ này cũng không thực hiện những điều kiện bảo hộ lao động an toàn, kính bảo hộ, quần áo...
Thực trạng trên cũng diễn ra tương tự tại đường Trường Chinh và đoạn đầu đường Đại La. Từng khối máy lớn, nhem nhuốc được đặt ngay tại vỉa hè. Những vệt dầu mỡ loang lổ khiến người qua đường không khỏi ngán ngẩm.
Người dân tại đây cũng thường bị "tra tấn" bởi những âm thanh chói tai từ 10-12 tiếng mỗi ngày, khi xưởng hoạt động. Chị Nguyễn Thị Hạnh - trú tại phố Nguyễn Viết Xuân - cho hay: "Nhà tôi cũng ở gần đây, nhưng mỗi lần đi qua mấy khu hàn, cắt mà inh cả tai, ở gần chắc chết mất".
Dân kêu than, "quan" đùn đẩy...
Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, các xưởng cơ khí này còn thi nhau lấn đường để mở xưởng và buôn bán sắt thép, như ở đường La Thành khiến không ít xe cộ lưu thông qua đây đụng phải. Anh Nguyễn Văn Hùng - một người dân sống gần hồ Đống Đa - cho biết: "Từ dạo tôi chuyển đến đây, đã không dưới ba lần xe bị thủng lốp. Kiểm tra mới biết, toàn do mấu sắt hoặc đinh nhọn đâm phải. Mỗi lần đi qua nơi ấy mà thấy lo nơm nớp".
Tại khu vực này, vỉa hè đã bị các chủ kinh doanh biến thành chỗ đặt máy cắt kim loại, những tia lửa đỏ lừ từ máy cắt phun ra tận lòng đường, kèm theo những vụn sắt đỏ lửa văng tung tóe khắp nơi, khiến người dân qua đây không khỏi giật mình...
Những mối nguy hiểm này rình rập người đi đường bất cứ lúc nào khi lưu thông qua đây. Đặc biệt, mỗi khi họ vận chuyển hàng, giao thông của đoạn đường gần như... tê liệt, bởi những thanh sắt dài, những tảng sắt cồng kềnh ngáng đường. Tình trạng trên diễn ra thường xuyên tại đoạn đường La Thành (gần ngã tư Giảng Võ) và khu vực đầu đường Đại La.
Trước những vi phạm diễn ra gây bức xúc trên đường La Thành, ngày 22.8, PV đã đến phường Ô Chợ Dừa - đơn vị chủ quản đoạn đường này - để tìm hiểu tình hình. Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch phường Ô Chợ Dừa từ chối trả lời trực tiếp và hẹn sẽ trả lời bằng văn bản. Song nhiều ngày trôi qua, Báo Lao Động vẫn chưa nhận được văn bản trả lời (?!).
Ngày 23.8, PV tiếp tục tìm đến trạm công an phường, thì cơ quan này cũng lại từ chối cung cấp thông tin, cũng như những vụ việc xử lý đối với các hộ dân vi phạm trước đó với lý do... phải bảo mật (?!).
Theo chỉ dẫn của vị trưởng công an phường, PV đã nhiều lần liên lạc với ông Trần Chí Kiên - phó trưởng công an phụ trách trật tự khu vực - thì chỉ nhận được lời lẽ đùn đẩy lên gặp trưởng công an phường làm việc (?!).
Khi có thông tin, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Theo LD
Xử "đẹp" bồ để giữ chồng "Ớt nào mà ớt chẳng cay", nhưng qua rồi cái kiểu dội sơn, rạch mặt tình địch. "Giăng" câu, bắt "cá" Nguyễn Thanh Thủy (quận 1, TP HCM), công tác tại công ty may mặc nọ, bỗng dạo này nghe phong thanh anh Toàn, chồng chị hay đi ăn trưa, xem phim với một em chân dài mới về phòng. Chuyện đến tai,...