Giá trị chữa bệnh của thịt ngỗng
Ngoài giá trị dinh dưỡng, thịt ngỗng còn được coi là một vị thuốc giúp cải thiện được chứng suy nhược, mất ngủ.
Tôi được một người bạn mách nên nuôi ngỗng vì nhà tôi ở miền núi nên rộng rãi, nhiều khe lạch là môi trường lý tưởng để nuôi ngỗng và thịt ngỗng cũng có tác dụng chữa bệnh suy nhược, kém ăn, mất ngủ…
Thời gian này tôi bị xuống sức, suy nhược cơ thể, kém ăn, mất ngủ. Tôi được một người bạn mách nên nuôi ngỗng vì nhà tôi ở miền núi nên rộng rãi, nhiều khe lạch là môi trường lý tưởng để nuôi ngỗng và thịt ngỗng cũng có tác dụng chữa bệnh suy nhược, kém ăn, mất ngủ… Mong chuyên mục cho biết thực hư giá trị của thịt ngỗng.
Minh Thắng (Phú Thọ)
Trả lời:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ngỗng là loài gia cầm sống có tính bầy đàn, tương đối dễ nuôi, nhất là trong điều kiện vườn tược rộng rãi, nhiều khe lạch, bãi cỏ như gia đình bạn. Chỉ cần nuôi từ 3-4 tháng, bạn có thể làm thịt hay xuất chuồng ngỗng. Lúc này, trọng lượng của ngỗng có thể đạt từ 3,5-5kg.
Về dinh dưỡng, thịt ngỗng ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng. Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam của Viện Vệ sinh dịch tễ, Bộ Y tế, trong 100g thịt ngỗng loại 1 có 46,1g nước, 14g protid, 39,2g lipid, 13mg canxi, 210mg photpho, 1,8mg sắt, 0,27mg vitamin A, 0,20mg vitamin B1, 0,19mg vitamin B2, 5,7mg vitamin P… cung cấp được 422 Kcal.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, thịt ngỗng còn được coi là một vị thuốc. Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, chủ trị lợi tạng, ích khí, bổ hư, hoà vị, ngừng tiêu khát. Nếu bạn bị âm hư, cơ thể suy nhược, mất ngủ thì bạn nên dùng 500g thịt ngỗng, 50g bong bóng cá, 5g táo nhân, sau đó đem tất cả nấu chín làm món ăn sẽ cải thiện được chứng suy nhược, mất ngủ. Trường hợp bị đau bụng, đầy hơi thì bạn dùng thịt ngỗng hầm thành canh, lấy nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn có tác dụng tốt.
Theo VNE
Món ăn bổ từ thịt ngỗng
Những món ăn từ ngỗng tốt cho sức khỏe đặc biệt với người gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể...
Theo y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát,... Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể,... Bài viết này xin giới thiệu một số món ăn bồi bổ chữa bệnh từ thịt ngỗng.
Trường hợp bị đau bụng, chậm tiêu, đầy hơi: Dùng thịt ngỗng 300g hầm nhừ lấy nước, lấy nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
Cơ thể suy nhược, mất ngủ: Thịt ngỗng 300g, táo nhân 5g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng 5 - 7 ngày.
Món ăn từ thịt ngỗng tốt cho người gầy yếu, suy nhược cơ thể,...
Dùng trong trường hợp miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi ở người bệnh hen, đái tháo đường: Thịt ngỗng 500g, thịt lợn nạc 100g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Ăn ngày một lần vào bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
Dưỡng âm ích khí, bổ tâm an thần, dùng trong các trường hợp người gầy yếu, tâm thể mỏi mệt, tóc khô, bạc sớm: Thịt ngỗng 500g, khoai tây 150g, long nhãn 50g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, chần qua nước sôi, thái miếng, ướp gia vị; khoai tây gọt vỏ, thái miếng. Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng, đổ thịt ngỗng vào đảo qua, thêm nước đun chín, sau đó cho khoai tây, long nhãn vào hầm cho đến khi thịt nhừ, khoai tây mềm là dùng được. Ăn ngày 1 lần trong bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
Bổ tỳ vị nhuận táo, trừ khát, người mệt mỏi ăn ít, gầy yếu: Thịt ngỗng 500g, hoàng kỳ 20g, đảng sâm 20g, táo tàu 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Khi dùng bỏ bã thuốc, ăn thịt, uống canh hầm. Ăn ngày 1 lần. Dùng 5 - 7 ngày.
Dưỡng huyết, bổ huyết, bổ thận: Thịt ngỗng 500g, cẩu khởi tử 30g, quả dâu 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng, cẩu khởi tử và quả dâu rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm gia vị ninh nhừ. Ăn ngày 1 lần. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
Theo Eva
6 thực phẩm không ăn với trứng Trứng không nên nấu với bột ngọt là điều ai cũng biết. Nhưng trứng không thể nấu với đường, chưa chắc bạn đã biết. 1. Đường Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine - phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này...