Giá ‘trên trời’ tại phòng khám có yếu tố nước ngoài
Mới điều trị polyp mũi 3 ngày, chị Thủy (Hưng Yên) đã phải trả gần 10 triệu đồng nhưng chị không hề biết mình được điều trị bằng thuốc gì và giá từng loại dịch vụ là bao nhiêu. Trong khi đó, bệnh chỉ thuyên giảm đi chút ít.
Sáng 8/9, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Việt Hải (709 Giải Phóng), có người Trung Quốc hành nghề.
Có mặt tại phòng khám, chị Bích Thủy, 26 tuổi, ở Yên Mỹ, Hưng Yên là một trong rất nhiều bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại đây.
Suốt mấy tháng liền bị ho dai dẳng, ho ra cả đờm, chị đã đi khám ở gần nhà và được chẩn đoán là bị viêm họng mãn tính. Thế nhưng uống bao nhiêu thuốc chị vẫn thấy không khỏi. Gần đây, nghe quảng cáo nói tốt về phòng khám này, lại muốn nhanh không mất công chờ đợi, nên hai vợ chồng chị cất công lên tận đây để khám.
Ngày nào chị Thủy cũng lặn lội từ Hưng Yên lên phòng khám để truyền 3 chai dịch và chiếu tia hồng ngoại, trung bình một ngày hết gần 1,5 triệu đồng. Ảnh: N.P.
Ngay hôm đầu lên khám chị đã thấy “ngất” vì giá ở đây cao quá, 450.000 đồng một lần khám, kèm thêm 20.000 để mua một cuốn sổ khám bệnh. “Chỉ mua một chai thuốc nhỏ mũi, rửa mũi đã hết 450.000 mà còn chả biết thuốc nhỏ mũi là thuốc gì”, chị Thủy kể lại.
Video đang HOT
Bác sĩ người Trung Quốc chẩn đoán chị bị polyp mũi, phải mổ và sau đó điều trị ngoại trú 5 ngày. Tiền mổ hết 2,6 triệu đồng, nhưng sau đó phải nộp hơn 1,5 triệu để truyền 3 chai dịch, chiếu tia hồng ngoại và 5 viên thuốc con nhộng về uống – thuốc bị bóc hết vỏ, nên chị cũng không biết là thuốc gì.
“Sau đó mỗi ngày đều trình tự đến truyền dịch, chiếu đèn. Nói chung là mới điều trị được 3 ngày nhưng đã hết gần 10 triệu rồi. Tôi còn 2 ngày điều trị nữa, nhưng chả biết có còn phải mua thêm thuốc thang gì không, bệnh liệu có khỏi hẳn không”, chị Thủy buồn bã nói.
Cũng theo chị, tất cả tiền khám, tiền thuốc thang, phẫu thuật đều không có hóa đơn, chị chỉ biết nộp tiền. Sổ khám bệnh mua nhưng chị không được giữ.
Mỗi chai truyền dịch có giá 300.000, trung bình một bệnh nhân điều trị đến 3 chai. Ảnh: N.P.
Tâm lý chung của nhiều người bệnh khi đến đây khám là “thấy đắt thật, nhưng mà biết làm sao được đâm lao thì theo lao, đắt một tý nhưng khỏi được là tốt”. Có người thậm chí cắm cả thẻ Đảng vì không mang đủ tiền nộp viện phí.
Ngoài ra, không riêng gì chị Thủy mà nhiều bệnh nhân khác cũng được truyền dịch, kháng sinh, muối… Mỗi chai này có giá khoảng 300.000 đồng, thế nhưng trên thực tế, giá trên trên thị trường, ngay cả giá niêm yết cũng chưa đến 10.000 đồng. Chẳng hạn, chai Gluco 5% loại 250ml hay chai Natri 0,9% loại 250 ml trên giá niêm yết chỉ có 8.880 đồng. Nhưng lại được bán cho bệnh nhân với giá 300.000 đồng.
Lý giải về sự chênh lệch này, ông Bùi Quang Vinh, phụ trách phòng khám cho rằng: “có thể là trong chai truyền có pha các loại thuốc khác (chống viêm, cầm máu…) tùy theo từng bệnh nhân nên mới đắt như thế”.
Cũng trong buổi kiểm tra này, tại nhà thuốc của phòng khám, thanh tra Sở còn phát hiện một thùng đựng các vỏ thuốc bị vứt đi. Nhiều người bệnh cũng cho biết những thuốc họ được kê đều bị bóc vỏ, không biết là thuốc gì. Ông Vinh cho rằng, việc làm này có thể là do thuốc phải chia ra chứ không uống cả viên, nên nhân viên mới bóc hết vỏ thuốc. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận việc làm này là sai nguyên tắc.
Thuốc được bán cho người bệnh đã bị bóc hết vỏ. Ảnh: N.P.
Bà Đặng Thị Hòa, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, một số sai phạm khác ở phòng khám này là bệnh nhân được truyền dịch nhưng trên chai truyền không có phiếu theo dõi, không có phiếu thu tiền giá các dịch vụ…
Vì thế, bà yêu cầu phòng khám chấn chỉnh hoạt động, công khai đơn điều trị, đồng thời mời lên Sở để làm rõ sự việc.
Trước đó, cuối tháng 8, thanh tra Sở cũng nhận được khiếu nại từ một nữ công nhân, cho biết sau 4 ngày điều trị viêm lộ tuyến tử cung tại Phòng khám Maria (trên đường Thái Thịnh, Hà Nội, có bác sĩ Trung Quốc hành nghề) chị đã phải chi hết 12 triệu đồng, nếu điều trị hết lộ trình tổng chi phí có thể lên đến 40 triệu đồng. Trong khi chi phí chữa bệnh này ở các bệnh viện công chưa đến một triệu đồng.
Cũng vì việc thu giá ngất ngưởng này mà mới đây, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã mời phòng khám này lên làm việc, yêu cầu chấn chỉnh lại hoạt động. Nếu kiểm tra lại mà vẫn vi phạm thì sẽ có hình thức xử lý nặng hơn như tước giấy phép hành nghề, rút số đăng ký kinh doanh…
Trước đó, trong năm nay, phòng khám này đã hai lần bị Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt. Trong đó một lần vì quảng cáo quá mức cho phép, quảng cáo không đúng với nội dung hành nghề và lần xử phạt khác do sử dụng bác sĩ nước ngoài hành nghề không phép.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở y tế đã tiến hành kiểm tra một số phòng khám có yếu tố nước ngoài trên địa bàn. Lỗi thường gặp là sử dụng bác sĩ, kỹ thuật chưa được cơ quan nhà nước cấp phép, nội dung quảng cáo không đúng hoặc vượt quá nội dung được cấp phép… Cá biệt, có nơi sử dụng bác sĩ nước ngoài, nhưng kê đơn thuốc không có tiếng Việt. Riêng Phòng khám Đa khoa Việt Hải từng bị xử lý vì hành vi vi phạm quảng cáo không đúng nội dung được cấp phép.
Trên địa bàn thành phố, có khoảng hơn 10 cơ sở, phòng khám bệnh có yếu tố nước ngoài (đa phần do người Việt đứng tên, có bác sĩ người nước ngoài hành nghề). Mới đây, Thanh tra Sở đã tạm đình chỉ hành nghề 2 bác sĩ người nước ngoài khám chữa bệnh về sản phụ khoa, trĩ vì hành nghề khi chưa có giấy phép.
Theo VNE
Giá thuốc "trên trời" tại phòng khám chữa 1 lần là khỏi
Không hóan, tn dc bị bóc hết v,công y gói trong tờ giấy trng; chaich truynt gấp chục lần, bổ sung gì bác sĩ không rõ...lài mt phòm có yếu tố nớc ngic quảng cáo chc nịch chữa bệnh 1 lần khi.
Nhm mt uốngc không tên, giá "trên trời"
Chị Thị Bích Thủy (26 tuổi) mấy tháng trở lạiy bị ho liên tục, khạc raờm.i khái tỉnh, bác sĩ nói chị bị viêm họng mn tính. Uống khôu kháng sinh màng cn ho vẫn dai dẳng khiến chị rất mệt mi. Nghenàit thanh quảng cáo phòma khoa Việt Hải (709, Giải Phóng,i) có chữa 1 lầtm chứng ho dai dẳng củanh, chị cất công từ Yên Mỹ, Hng Yênm.
Đậu giúp ngăn ngừa ung thư ruột Dùng đậu lăng, đậu tây đỏ ít nhất 3 lần mỗi tuần sẽ giúp giảm thiểu khả năng hình thành bệnh ung thư ruột, theo một nghiên cứu vừa được công bố. Theo các nhà khoa học tại Đại học Loma Linda (California, Mỹ), một chế độ dinh dưỡng với các loại đậu, đỗ, gạo lức sẽ làm giảm đến 40% nguy cơ...