“Già trẻ lớn bé” mặc hanbok chụp ảnh check in ở cây hồng cổ Ninh Bình gây tranh cãi dữ dội: “Vô lý vậy cũng làm được?”
“Vô lý vậy cũng làm được” – là một trong số hàng nghìn bình luận gây tranh cãi về việc mặc hanbok chụp ảnh bên cây hồng cổ ở Ninh Bình gây xôn xao MXH.
Thời gian gần đây, địa điểm check in nổi tiếng khắp MXH và được giới trẻ “nói chuyện nhiều” đó chắc chắn phải là cây hồng cổ ở Ninh Bình. Theo mô tả của nhiều TikToker, cây hồng cổ này có tuổi đời lên đến 200 năm ở Ninh Xuân – Ninh Bình. Thoạt nhìn, cây hồng này rất đẹp khi lên ống kính, không gian vintage xung quanh lại càng khiến nó trở thành điểm check in nổi tiếng cũng không có gì lạ.
Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều bạn trẻ lại cho rằng trông nó khá giống… Hàn Quốc nên đã mặc hanbok ra đây để chụp ảnh (?). Chính vì điều này đã gây ra tranh cãi dữ dội trên cộng đồng mạng. Trước hết, cứ xem qua đoạn clip này cái đã:
Clip: Cây hồng cổ ở Ninh Bình gây tranh cãi vì nhiều người cho rằng giống… Hàn Quốc
Theo đó ngay cả trong clip, TikToker ở trên cũng để “lời giới thiệu” là cây hồng cổ này trông khá giống ở Hàn Quốc. Đồng thời ghi lại quang cảnh xung quanh có nhiều bạn trẻ chịu khó thuê đồ hanbok tới chụp ảnh dưới gốc hồng. Bên dưới phần bình luận, nhiều netizen đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ quan điểm và cách “sống ảo” theo kiểu vay mượn văn hoá như vậy.
Thực tế, ngôi nhà cổ – hàng rào đá và mái ngói nung… tất cả chi tiết bên ngoài tới bên trong căn nhà trồng cây hồng đều là kiến trúc Việt Nam 100%. Cư dân mạng ai nấy đều lấy làm khó hiểu không biết nguồn cơn hay dựa theo căn cứ nào, những người tới đây chụp hình lại nghĩ “giống Hàn Quốc”.
Không gian thuần Việt 100%
Nhưng nhiều người lại mặc hanbok tới chụp hình và cho rằng nó giống với Hàn Quốc (?)
Ngay trước cổng gốc hồng cổ, có cả hàng cho thuê trang phục truyền thống Hàn Quốc để chụp hình?
Dưới đây là một vài bình luận của cư dân mạng:
- Thật sự không hiểu nổi, mọi thứ đều Việt 100% nhưng mọi người lại cho rằng nó giống Hàn Quốc?
- Nếu là mình, mình sẽ mặc áo dài.
- Sao không mặc cổ phục Việt Nam nhỉ?
- Không phải chuyện mặc hanbok ở đâu nhưng mọi người ơi đây là văn hoá làng quê của mình, sao lại nói là giống ở chỗ khác là sao nhỉ.
- Càng xem càng thấy khó hiểu…
Về phần mình, bạn thấy sao về trường hợp này?
Bi hài chuyện cô gái bị "Tôn Ngộ Không" dụ chụp ảnh rồi vòi tiền
Mới đây, một tài khoản Facebook có tên H.H. đã tâm sự về trải nghiệm du lịch của mình tại một quần thể di tích nổi tiếng nằm tại địa phận tỉnh Ninh Bình.
Theo đó, đây là một trải nghiệm không mấy vui vẻ khi chiều ngày 18/4, cô đến địa điểm Cố đô Hoa Lư để tham quan cùng gia đình và có tiếp xúc với 2 người mặc đồ Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không.
Cô gái bị người mặc đồ Tôn Ngộ Không vòi vĩnh tiền. (Ảnh: FB H.H.)
Khi đến cổng di tích, cô gặp được hai nhân vật nói trên. Họ vui vẻ nói cười với mọi người, thậm chí có nhã ý đề nghị chụp ảnh hộ gia đình. Sau đó, cả hai còn kéo cô gái lại chụp ảnh cùng, phối hợp ăn ý, thân thiện để cô có được một bức ảnh đẹp. Chuyện sẽ không có gì đáng nói cho đến khi thái độ của hai nhân vật này thay đổi.
Cô gái chia sẻ ban đầu không nghĩ ngợi nhiều vì cho rằng hai người này làm nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá cho khu di tích thế nhưng khi vừa định rời đi, người đàn ông mới yêu cầu: " Cho anh xin 30 nghìn tiền công chụp ảnh với em, anh cũng phải thuê trang phục nên không miễn phí được. " Biết mình đã "vào tròng", cô không còn cách nào khác ngoài chấp nhận nhưng vẫn rất uất ức vì chẳng khác nào bị lừa mất tiền.
Bài đăng đã thu hút được một lượng lớn cư dân mạng quan tâm, tương tác. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cô gái cho biết đây không phải lần đầu gặp trường hợp bị dụ chụp ảnh. Theo đó, cô từng gặp những người như vậy với phương thức tương tự ở Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội.
Bài chia sẻ của cô đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ý đồng cảm với H.H. khi bản thân đã không ít lần quá vô tư, bị dụ dỗ mà không hề hay biết. Song, cũng có những người cho rằng cô cần rút kinh nghiệm vì chẳng có thứ gì là miễn phí, chưa kể cô cũng đã từng trải qua sự cố nhưng vẫn tiếp tục bị lừa thì nên xem xét lại để cảnh giác hơn.
Cư dân mạng bình luận rôm rả dưới bài viết. (Ảnh: Chụp màn hình)
Một số bình luận liên quan:
- Dĩ nhiên 30 nghìn đồng với khách du lịch cũng không phải là số tiền lớn. Họ đi chơi họ sẵn sàng bỏ tiền ra thôi nhưng đây là hành vi lừa gạt người khác. Có cho 1 nghìn cũng thấy tiếc chứ đừng nói là 30 nghìn.
- Mấy vụ này nhan nhản trên mạng xã hội mà ta. Trên đời này làm gì có vụ cho không ai bao giờ, thôi rút kinh nghiệm đi.
- Mình thấy tình trạng này rất phổ biến luôn. Không phải chỉ có những điểm du lịch này mới có. Ở quê mình cũng từng gặp một vụ tương tự.
- Bức xúc là đúng thôi. Đến mấy khu du lịch này phải cảnh giác chứ không là bị lừa như chơi ấy.
Sau một thời gian đình trệ vì dịch, du lịch Việt Nam đã bắt đầu hoạt động trở lại. Song, có thể thấy bên cạnh những điểm tích cực thì vấn đề này cũng tiềm ẩn những tiêu cực chưa được giải quyết. Hành động vòi vĩnh chụp hình cùng để lấy tiền khách chính là một trong số những điểm tiêu cực ấy.
Hiện tại, sự việc vẫn đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy bày tỏ quan điểm ngay dưới phần bình luận nhé!
Đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác tại YAN nhé!
Cụ ông chụp ảnh dạo nuôi 6 người con, ngượng ngùng nói câu đầy tủi thân khi vắng khách Dù công việc khó khăn nhưng người thợ chụp ảnh già vẫn luôn nở nụ cười tươi rói. Ảnh minh họa " Tủi thân lắm, bây giờ nhiều điện thoại, điện thoại chụp đẹp" - cụ Liêm che miệng nói khi được hỏi hàng ngày cụ có đông khách không? Vóc dáng gầy gầy, răng đã rụng gần hết nhưng cụ Liêm ăn...