Giá tôm sú, tôm thẻ cuối vụ tăng
Hơn một tuần nay, giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Trà Vinh đã tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với trước đó.
Giá tôm tăng thêm chủ yếu là do đã vào thời điểm cuối mùa vụ nuôi, sản lượng tôm không còn nhiều.
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh minh họa: Huỳnh Sử/TTXVN
Bà Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý thu mua thủy sản ở chợ tỉnh Trà Vinh cho biết, giá tôm sú loại 20 con/kg hiện có giá 250.000 đống/kg, loại 30 con/kg giá thu mua 190.000 – 200.000 đồng/kg, 40 con/kg giá thu mua 140.000 – 150.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 20 con/kg có giá từ 190.000 – 200.000 đồng/kg, loại 30 con giá thu mua 160.000 – 170.000 đồng/kg, loại 40 con giá thu mua 150.000 đồng/kg, loại 50 con giá thu mua 120.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Thu cho biết thêm, giá tôm ở thị trường Trà Vinh có tăng, nhưng sản lượng không còn nhiều. Phần lớn lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng cơ sở thu mua hiện tại được nông dân nuôi theo mô hình quảng canh, bán thâm canh chất lượng tôm sạch, đạt kích cỡ lớn chủ yếu cung ứng cho thị trường nội địa phục vụ khách ẩm thực tại các nhà hàng lớn nên có giá tăng thêm từ 10 – 20 % so với giá tôm thị trường.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi Cục Trưởng Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh cho biết, mùa vụ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng năm nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 hô thả nuôi 2 – 3 vụ trong năm, trên diên tích gần 30.000 ha, tăng gần 1.400 ha so năm 2021; trong đó, có gần 1.100 ha được nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao, nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Ước sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng mùa vụ nuôi năm nay trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 79.000 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so năm trước.
Theo ông Nguyễn Văn Quốc, mùa vụ nuôi tôm năm nay trên địa bàn tỉnh cơ bản gặp thuận lợi vào thời điểm đầu năm nhờ các nhánh sông lớn trên địa bàn các huyện ven biển có độ mặn thích hợp, nông dân chủ động được việc vệ sinh ao hồ và chọn con giống tốt thả nuôi.
Hầu hết hộ nuôi tôm đều bố trí qui trình kỹ thuật an toàn hệ thống ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng nên hạn chế mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường nước, tránh được dịch bệnh trên tôm nuôi lây lan diện rộng.
Đối với mô hình tôm sú theo hình thức thâm canh mật độ cao và nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, hầu hết hộ nông dân đều nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm qua 3 – 4 năm thực hiện mô hình nuôi, nên năng suất thu hoạch tôm nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân 45 tấn/ha. Bình quân, nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao cho lợi nhuân khoảng 1 – 1,2 tỉ đông /ha/vụ, cao gấp 5 lần so nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh bình thường.
Video đang HOT
Giá tôm cỡ lớn ở miền Tây tăng cao kỷ lục
Giá tôm thẻ loại 20 con/kg ở miền Tây hiện có giá 225.000-260.000 đồng, mức cao nhất từ trưóc đến nay.
Ngày 20/9, lực lượng thu mua của Công ty TNHH Thủy sản Tấn Phát (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) kéo lưới được khoảng 24 tấn tôm thẻ của một hộ dân ở ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung. Tôm đạt kích cỡ 60-70 con/kg, giá dao động 115.000-121.000 đồng.
Nói với Zing, ông Lưu Trường Giang, phụ trách kinh doanh của Công ty TNHH Thủy sản Tấn Phát, cho biết 2 ao thu hoạch được 24 tấn tôm có tổng diện tích 8.000 m2. Sau khi trừ chi phí, chủ 2 ao tôm này thu lãi 1,4 tỷ đồng.
Hiếm tôm 20 con/kg
Theo ông Giang, tại ấp Vàm Hồ của xã An Thạnh Nam có một nông dân sở hữu 30 ao nuôi tôm thẻ theo mô hình lót bạt. Người này thu hoạch xoay vòng các ao và Công ty TNHH Thủy sản Tấn Phát đã mua trên 200 tấn trong 9 tháng qua, thu lãi hơn 12 tỷ đồng.
"Từ nay đến cuối năm 2022, hộ dân có 30 ao tôm ở Vàm Hồ sẽ thu hoạch thêm khoảng 100 tấn tôm, lãi dự kiến gần 7 tỷ đồng. Hộ này sắp thu hoạch một ao tôm ước khoảng 20 tấn, kích cỡ 40 con/kg, lãi dự kiến khoảng 2,7 tỷ đồng", ông Giang nói.
Thu hoạch tôm thẻ tại huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng. Ảnh: Hum Giang.
Đại diện doanh nghiệp nói rằng giá tôm thẻ tăng cao đang tập trung ở phân khúc kích cỡ lớn. Nhu cầu của thị trường đang cần nhiều tôm 20 con/kg để xuất khẩu nhưng loại này đang hiếm.
Chiều cùng ngày, doanh nghiệp ở huyện Trần Đề mua tôm loại 20 con với giá 225.000 đồng/kg, 25 con/kg giá 185.000 đồng, 60 con/kg giá 121.000 đồng, 100 con/kg giá 96.000 đồng.
Tại Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, tôm thẻ loại 20 con/kg được doanh nghiệp mua với giá 260.000 đồng. Ông Võ Văn Phục, Chủ tịch HĐQT công ty này nói rằng đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
"Giá tôm loại 20 con/kg tăng cao chưa từng thấy. Lượng tôm kích cỡ lớn tồn kho bên Mỹ đã hết. Tôm loại 25 con chúng tôi mua với giá 195.000 đồng, cao hơn lúc trước 10.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ tôm rất yếu nhưng không có tôm nên loại kích cỡ nhỏ giá cũng khá tốt", ông Phục nói.
Đối với tôm thẻ có kết quả test không kháng sinh, tôm 20 con loại A1 được một số doanh nghiệp mua với giá 278.000 đồng; loại A5 giá 265.000 đồng, tăng 17.000 đồng/kg so với tuần trước.
Tư thương Lê Văn Dũng thu mua tôm sú tại huyện Phước Long, Bạc Liêu. Ảnh: Việt Tường.
Không chỉ tôm thẻ, tôm sú kích cỡ lớn ở miền Tây cũng tăng giá. Tư thương Lê Văn Dũng (xã Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu), cho biết tôm sú 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng lên 260.000 đồng nhưng số lượng rất ít.
"Tôm sú tươi sống loại 20 con giá cao đến 370.000 đồng/kg. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay. Lúc này nông dân nuôi tôm theo mô hình quảng canh đang vào mùa trồng lúa nên tôm loại lớn hiếm lắm", ông Dũng chia sẻ.
Xuất khẩu tôm sẽ chật vật đạt mốc 4,2 tỷ USD
Chiều cùng ngày, Công ty TNHH Khánh Sủng mua tôm thẻ loại 20 con với giá khoảng 250.000 đồng/kg. Theo CEO Trần Văn Tuấn, tôm kích cỡ lớn giá cao vì hiếm.
"Năm nay tôm thẻ nuôi vụ 2 chậm lớn vì thời tiết xấu, mưa nhiều. Chính vì tôm chậm lớn nên kích cỡ lớn không có nhiều", ông Tuấn chia sẻ.
Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, gần 9 tháng qua địa phương này thả nuôi được hơn 67.000 ha tôm, ước sản lượng thu hoạch khoảng 164.021 tấn.
Không chỉ tôm thẻ, tôm sú loại lớn cũng tăng giá kỷ lục. Ảnh: Việt Tường.
Trong 104,6 ha tôm thiệt hại tuần qua, thị xã Vĩnh Châu có hơn 93 ha. Lũy kế thiệt hại của tỉnh Sóc Trăng từ đầu năm đến nay là 2.459 ha chiếm 4,8% diện tích thả nuôi (cao hơn 138,1 ha so với cùng kỳ).
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết chỉ tiêu xuất khẩu tôm của năm 2022 là 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chậm nên các doanh nghiệp đang cố gắng phấn đấu.
"Thị trường biến động nhiều quá nên khó tính trước được. Chúng tôi hy vọng sang tháng 10 sẽ có nhu cầu nhiều cho xuất khẩu tôm đến cuối năm. Hiện nay lạm phát, nên mặt hàng nào giá thấp thì khách hàng nước ngoài ưu tiên mua", ông Hòe nói.
Ra mắt ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt Sáng 25/3, Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững, Hội Nghề cá Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt "Ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt". Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao...