Giá tôm bất ngờ tăng vọt, nhiều nông dân nuôi tôm trúng lớn
Sau một thời gian dài rớt giá, hiện giá tôm thẻ đã tăng mạnh. Đồng thời, giá tôm sú cũng đang ở mức cao. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp, nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, nhờ vậy sản phẩm tôm của Bà Rịa-Vũng Tàu được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Ông Huỳnh Thành Tài (nhà ở phường 12, TP.Vũng Tàu) đang nuôi 2ha tôm thẻ chân trắng. Ông Tài cho biết, trong năm 2018, người nuôi tôm trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh. Đến đầu năm nay, giá tôm đã nhích lên, loại 40 con/kg được thu mua với giá 115 ngàn đồng/kg. Với giá này, bà con cũng đã có lãi khá.
Công nhân HTX Nông nghiệp Quyết Thắng kiểm tra sự phát triển của tôm trong ao nuôi ứng dụng công nghệ cao.
“Khoảng nửa tháng trở lại đây, giá tôm thẻ tiếp tục tăng mạnh. Vừa qua, thương lái thu mua tôm loại 40 con/kg với giá 130-135 ngàn đồng/kg, cao nhất trong mấy năm qua. Cùng với đó, năm nay thời tiết thuận lợi, năng suất tôm cao. Các ao tôm được thả nuôi với mật độ 100 con/m2, tôi thu được trên 20 tấn/ha. Nhờ đó, mỗi ha tôm tôi thu lãi hơn 1 tỷ đồng”, ông Tài thông tin thêm.
Theo ông Phạm Duy Ân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tại địa phương hiện có gần 50 hộ nuôi tôm với tổng diện tích khoảng 220ha. Vụ tôm vừa qua, tỷ lệ các ao nuôi bị dịch bệnh tấn công giảm, nên năng suất cao. Cùng với đó, giá tôm tăng mạnh, giúp người nuôi tôm lãi lớn.
Ông Ân cho biết: “Thông tin từ các thương lái thu mua tôm trên địa bàn xã cho biết, nguyên nhân của việc tôm tăng giá mạnh là các doanh nghiệp xuất khẩu tăng thu mua cho các đơn hàng cuối năm. Đồng thời, Ấn Độ, quốc gia có diện tích nuôi tôm lớn năm nay mắc dịch đốm trắng khiến sản lượng, chất lượng tôm giảm. Vì vậy, nhiều nước đã chuyển sang mua tôm từ Việt Nam. Theo dự báo, giá tôm sẽ tiếp tục giữ ổn định ở mức cao trong thời gian tới”.
Ông Lê Trọng Nghĩa, ấp An Hải, xã Lộc An thu hoạch tôm. Ảnh: QUANG VINH.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, ngoài những DN lớn, ngày càng có nhiều hộ nuôi tôm quy mô vừa và nhỏ áp dụng phương pháp hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thậm chí, nhiều người dân, HTX đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm.
Video đang HOT
Chẳng hạn như đầu năm nay, HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (phường Long Hương, TP. Bà Rịa) đã đầu tư 5 tỷ đồng để nuôi tôm bằng công nghệ cao sử dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn, khép kín trên diện tích khoảng 2.000m2. Đây là công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, nguồn nước thải ra khi nuôi tôm sẽ được chảy tuần hoàn qua các bể lắng, lọc để xử lý. Sau khi đạt điều kiện, nguồn nước này được đưa trở lại ao nuôi tái sử dụng. Vì chất lượng nguồn nước được kiểm soát nên công nghệ nuôi này có tỷ lệ hao hụt tôm thấp, năng suất cao hơn nuôi thông thường, chất lượng bảo đảm và không gây ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải.
Việc nuôi tôm trong nhà màng cũng giảm nguy cơ dịch bệnh do ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết bên ngoài. Trong vụ đầu tiên, HTX Nông nghiệp Quyết Thắng vừa thả nuôi thử nghiệm với mật độ trung bình 400 con/m2, gấp 4-5 lần phương pháp bình thường. Đến nay, tôm đang phát triển tốt, năng suất dự kiến đạt 20 tấn/2.000m2.
Thống kê của Sở NN-PTNT cho thấy, tính đến nay tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 3.400ha, trong đó, trên 600ha nuôi tôm theo hình thức công nghiệp. Thời gian qua, thời tiết thuận lợi, giá tôm nguyên liệu tăng mạnh đã khiến ngành nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khởi sắc.
Để việc nuôi trồng đạt hiệu quả bền vững, tỉnh đã thành lập các khu quy hoach san xuât nuôi trồng thủy sản tâp trung như: Khu nuôi tôm công nghiệp Bàu Sình A, Bau Sình B (huyện Xuyên Mộc); khu nuôi trông thuy san nước mặn theo hướng nuôi công nghiệp tai phương Kim Dinh (TP. Ba Ria); khu nuôi trông thuy san nước mặn tại xã An Ngãi (huyên Long Điền).
Đầu tháng 6/2019, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã công nhận Vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao Lộc An (tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với 2 cơ sở là Công ty TNHH nuôi trồng Thủy sản Minh Phú – Lộc An và Công ty TNHH Ngọc Tùng (phường 12, TP. Vũng Tàu).
Theo đó, tỉnh cũng đang từng bước giam dân diên tich nuôi tôm thâm canh va ban thâm canh; thực hiện nuôi quang canh cai tiên, nuôi sinh thai; hương đên ưng dung công nghê cao bao đam an toan thưc phâm, giam sư dung cac hoa chât khang sinh câm vao qua trinh nuôi để đủ các điều kiện xuất khẩu.
Theo Quang Vinh (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019: Từ tay trắng đến "vua" tôm, cá
Điều làm anh Lê Trọng Nghĩa (xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) -người được mệnh danh là "vua tôm, cua", mãn nguyện nhất, đó là tối ngủ nhắm mắt cũng cười, không phải vì anh đã giàu, có của ăn của để, mà vì hôm qua, anh vừa giúp thêm được 1 người có vốn, kỹ thuật nuôi tôm.
Anh Lê Trọng Nghĩa được bình chọn là 1 trong 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".
Chinh phục vùng đất mới
Sinh ra trong một gia đình đông con, nhà lại nghèo ở một làng chài nhỏ ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu, từ nhỏ cuộc đời anh đã gắn với con ốc, con cá đánh bắt từ bờ biển hay các con kênh, sông, rạch quanh nhà. 20 tuổi, đi bộ đội về, anh quyết định thoát ly gia đình đi vào vùng kinh tế mới (cách nhà khoảng 7km, là xã Lộc An hiện nay), khai hoang đất nuôi trồng thủy sản.
Anh Lê Trọng Nghĩa câu một con cá chẽm bự lên kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển của đàn cá chẽm thả nuôi trong ao. Ảnh: Ngọc Minh.
"Lúc ấy, khoảng năm 1994, tôi khai phá khoảng 1ha đất, đào được 1 ao nuôi cua biển, vì tôi nghèo, nuôi cua không cần vốn nhiều. Mấy năm đầu khổ lắm, tôi chưa có kinh nghiệm, nuôi chẳng suôn sẻ, mọi thứ lại làm bằng tay, đào ao không sâu, đắp bờ không cao, toàn bị nước lũ tràn về cuốn cua đi mất hết hoặc chết. Sau đó tôi phải cắn răng đi vay mượn anh em, bà con chòm xóm, mỗi người một chút về gầy lại vụ khác"- anh Nghĩa nhớ lại.
Gian khổ 5-7 năm, anh mới gượng dậy, phát triển dần, trở thành người nuôi cua có tiếng trong vùng. Đến năm 2002, nhiều đại gia từ Sài Gòn tìm về làng chài bé nhỏ này, mua đất, đem máy móc cơ giới xuống đào ao... nuôi tôm sú biển, phát triển nghề này ngày càng rầm rộ. Anh cũng mày mò theo học nghề và bỏ con cua, bắt chước qua nuôi tôm.
Lê Trọng Nghĩa bên khu ao nuôi loài cá chẽm của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh.
"Đây cũng là một bài học lớn làm tôi nhớ mãi. Ngày ấy khu vực này còn chưa có điện, tôi phải chạy máy nổ trực tiếp vào các cánh quạt. Tôi lại không có kiến thức nhiều, không có kỹ thuật, toàn học lóm nên tôi thất bại toàn tập. Mà chi phí nuôi tôm đâu rẻ, một ao vậy đầu tư từ đầu đến cuối mất khoảng 200 triệu đồng. Khi ấy tôi đã khai phá được hơn 2ha đất, đào 2 ao nuôi tôm, tôm thiếu oxy, rồi bị bệnh chết trắng ao, tôi bị lỗ nặng, gần như phá sản"- anh cảm khái.
Phá sản vì tôm, đi lên cũng từ tôm
Thế là anh cắp cặp đi học kiến thức nuôi tôm, quyết chí làm lại từ đầu, với quyết tâm chinh phục bằng được con tôm sú làm giàu,... Anh bắt đầu tham gia các lớp tập huấn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư của huyện, tỉnh; tham khảo thêm sách báo, tài liệu; rồi lặn lội xuống Tiền Giang, lên Bình Thuận, Nha Trang tham quan các mô hình nuôi tôm thành công của các địa phương này học hỏi kinh nghiệm.
Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, nên tôm sú nuôi trong ao của gia đình anh Lê Trọng Nghĩa phát triển tốt. Ảnh: Ngọc Minh.
Sau đó, anh ra tận Nha Trang lựa con giống tốt, về đào thêm ao lắng, ao ương tôm nhỏ, vệ sinh ao thật kỹ, phủ bạt đáy ao... Khi tôm bắt đầu có lời, anh Nghĩa lấy tiền đó đầu tư tiếp, mỗi năm đào thêm 1 ao, đến nay anh đã có tổng cộng 14 ao nuôi tôm, nuôi cá, trên tổng diện tích gần 5ha.
Anh Nghĩa kể, năm 2012, nghề nuôi tôm trong khu vực phát triển mạnh, nước thải xả ra môi trường nhiều làm nguồn nước ô nhiễm. Từ đó làm phát sinh nhiều dịch bệnh trên con tôm, nhưng kinh khủng nhất là bệnh đốm trắng.
Sau đó, anh tìm hiểu được con cá chẽm thị trường có nhu cầu, tuy lợi nhuận thấp hơn con tôm sú nhưng được cái xác suất rủi ro thấp, ít dịch bệnh. Đặc biệt, xen canh nuôi cá chẽm với tôm sú, tôm thẻ có thể giúp cải tạo môi trường nước. Thế là từ năm 2013 anh bắt đầu nuôi thêm cá chẽm xen canh với tôm.
Hiện hàng năm anh thu hoạch khoảng 50 tấn cá chẽm, 60 - 70 tấn tôm sú, tôm thẻ. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận hàng năm trung bình 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 5-7 lao động với mức lương 8 triệu đồng/tháng và lao động thời vụ khoảng 8-10 người.
Mỗi năm gia đình anh Lê Trọng Nghĩa thu hoạch 50 tấn cá chẽm, 70 tấn tôm sú. Ảnh: Ngọc Minh.
Anh Phạm Duy Ân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc An cho biết, từ năm 2007 đến nay, anh Nghĩa liên tục được bằng khen của UBND tỉnh khen thành tích trong phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi...".
Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Nghĩa còn là người rất nhiệt tình tham gia đóng góp các hoạt động, phong trào thiện nguyện ở địa phương. Ở đâu cần thì chỉ hú một tiếng sẽ có mặt anh, từ góp tiền của cho Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp đỡ con em hội viên nông dân nghèo có điều kiện tới trường; giúp đỡ vốn liếng, con giống mà anh còn bỏ công, bỏ sức tới tận nơi hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm, cá chẽm cho hội viên nghèo.
Theo Danviet
Quảng Nam: Thăm hỏi gia đình 3 ngư dân mất tích ở Trường Sa Ngoài việc yêu cầu các ngành chức năng sớm tìm được thi thể 3 ngư dân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam Vũ Văn Thẩm sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi giúp các ngư dân trên tàu gặp nạn sớm ổn định cuộc sống. Chiều 12/9, ông Vũ Văn Thẩm...