Gia tộc Shinawatra ráo riết chuẩn bị trở lại chính trường
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi gần đây, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, người đang sống lưu vong, nói rằng “các phe ủng hộ dân chủ” do đảng Pheu Thai đứng đầu có thể giành được 300 trong số 500 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra tin tưởng lực lượng dân túy do đảng Pheu Thai dẫn đầu có thể chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm tới. (Ảnh: Reuters)
Reuters nhận định, cuộc chạy đua giữa chính quyền quân sự Thái Lan và phong trào dân túy được cho là do cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinwatra dẫn đầu đang bước vào giai đoạn ráo riết trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 2/2019.
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi mới đây với hãng tin NHK (Nhật Bản), ông Thaksin tin tưởng rằng, các lực lượng dân chủ do đảng Pheu Thai đứng đầu có thể giành được 300 trong số 500 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Trong một động thái được cho là nhằm ngăn sự ủng hộ dành cho ông Thaksin và các đồng minh, chính quyền Thái Lan hồi tháng trước đã yêu cầu Ủy ban bầu cử quốc gia điều tra liệu ông còn chi phối đảng Pheu Thai ngay cả khi sống lưu vong hay không, và có thể tính đến giải thể đảng này.
Đối mặt với nguy cơ Pheu Thai bị giải thể, mới đây người thân và các đồng minh chính trị của gia tộc Shinawatra đã thành lập một chính đảng mới có tên gọi Thai Raksa Chart cùng với 2 đảng dự phòng khác là Pheu Tham, Pheu Chart. Lãnh đạo các đảng này đều là cựu thành viên hoặc đồng minh của Pheu Thai.
Video đang HOT
Chính quyền đương nhiệm Thái Lan cũng tìm cách gây sức ép lên gia tộc Shinawatra. Tháng trước, giới chức Thái Lan đã buộc tội Panthongtae Shinawatra, 38 tuổi, con trai ông Thaksin, tội rửa tiền năm 2004. Trong khi đó, chính quyền Thái Lan cũng tiếp tục tìm cách dẫn độ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, sau khi bà chạy ra nước ngoài để trốn tránh phiên tòa luận tội hồi năm ngoái.
Cùng lúc, 8 thành viên cốt cán của Pheu Thái đang phải đối mặt với các cáo buộc pháp lý. Giới chức Thái Lan cũng tịch thu và cấm lưu hành hàng nghìn cuốn lịch có in hình anh em Thaksin, Yingluck.
Watana Muangsook, một nghị sĩ thuộc đảng Pheu Thai, nhận định: “Họ (chính quyền đương nhiệm) e sợ chúng tôi”.
Tuy nhiên, chính quyền Thái Lan phủ nhận các động thái trên nhằm vào gia tộc Shinawatra và các đồng minh, mà khẳng định rằng các cơ quan chính phủ chỉ đang thực thi đúng pháp luật.
Ông Thaksin bị phế truất trong một cuộc đảo chính hồi năm 2006, kể từ đó sống ở nước ngoài để tránh bị kết án tham nhũng vào năm 2008. Mặc dù vậy, ông Thaksin và các đồng minh vẫn nhận được sự ủng hộ tương đối lớn, đặc biệt ở các khu vực nông thôn phía bắc và đông bắc Thái Lan. Các đảng liên quan đến gia tộc Shinawatra thường giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử khoảng một thập kỷ trở lại đây.
Giới chuyên gia cho rằng, điều này sẽ gây ra thách thức không hề nhỏ với chính quyền hiện nay trong cuộc bầu cử sắp tới.
“Vấn đề cho giới chức Thái Lan muốn giải thể Pheu Thai không phải ở khẩu hiệu của đảng này mà là lực lượng ủng hộ Pheu Thai. Nếu Pheu Thai bị giải thể, lực lượng ủng hộ họ sẽ dịch chuyển sang các đảng đại diện”, Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu An ninh và Quốc tế Chulalongkorn, nhận định.
Minh Phương
Theo Dantri/ Channel News Asia
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck lần đầu lên tiếng từ khi trốn chạy
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm 21.6 lần đầu tiên bình luận công khai trên mạng xã hội kể từ khi chạy khỏi Thái Lan tháng 8 năm ngoái.
Bà Yingluck Shinawatra đăng bức ảnh mới nhất trên Facebook hôm 21.6, lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi chạy khỏi Thái Lan tháng 8.2017. Ảnh: Facebook
"Đây là sinh nhật đầu tiên của tôi ở nước ngoài. Tôi muốn cảm ơn người Thái vì vẫn nghĩ về tôi" - bà Yingluck viết trên trang Facebook chính thức, cảm ơn người dân Thái lan đã chúc mừng sinh nhật lần thứ 51 của bà.
Bà Yingluck cũng cập nhật hình ảnh trên các tài khoản Twitter và Instagram.
Tháng 8.2017, bà Yingluck chạy khỏi Thái Lan chỉ vài ngày trước khi tòa án tối cao ra phán quyết án tù 5 năm đối với bà vì tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại hàng tỉ đôla trong chương trình trợ giá lúa gạo. Bà Yingluck bác bỏ mọi cáo buộc.
Các nguồn tin trong đảng Pheu Thai cho biết, bà Yingluck chạy sang London qua đường Dubai. Anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra được cho là có nhà ở London.
Chính quyền của bà Yingluck bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội năm 2014. Tuy nhiên, gia tộc Shinawatra vẫn có ảnh hưởng lớn trong chính trường Thái Lan, bất chấp nỗ lực của quân đội để dập tắt ảnh hưởng của họ.
Thaksin, cựu Thủ tướng từ năm 2001 đến khi bị đảo chính lật đổ năm 2006, có nhiều kẻ thù trong giới tinh hoa Bangkok, những người buộc tội ông về chủ nghĩa khủng bố và tham nhũng.
Trong khi đó, bà Yingluck bị chính quyền quân sự Thái Lan cấm tham gia chính trường trong 5 năm kể từ năm 2015.
Kể từ khi rời khỏi Thái Lan, bà Yingluck đã xuất hiện cùng anh trai Thaksin ở Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Mỹ.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck phá vỡ im lặng sau hơn 1 năm chạy trốn Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay 21/6 đã lần đầu tiên lên tiếng trên mạng xã hội kể từ khi chạy trốn khỏi đất nước hồi tháng 8 năm ngoái để tránh phiên tòa luận tội. Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Ảnh: Reuters) "Đây là sinh nhật đầu tiên của tôi ở nước ngoài. Tôi muốn cảm ơn...