Gia tộc những người có bàn tay, chân “dị ngón” tài hoa ở Trà Vinh
Mặc dù mang trong mình dị tật về ngón nhưng tất cả những người trong gia tộc có bàn chân “dị ngón” ở Trà Vinh đều rất tài hoa, sống vui vẻ với đời. Họ chưa một lần oán trách số phận hay bị lung lạc tư tưởng dị biệt…
Một ngón tay đa tài
Đến Tam Ngãi (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) hỏi thăm gia đình “nhất dương chỉ” thì từ người già đến trẻ nhỏ đều tỏ tường. Ông Nguyễn Văn Cộng đã qua đời vài năm nay, nhưng không vì thế mà sự kỳ lạ, nổi tiếng của dòng họ này phai nhạt. Kể về gia đình ông Chín Cộng, bà Hai Liền, hàng xóm vẫn xuýt xoa: “Con người ổng tài hoa, chất phác. Chỉ có một ngón tay mà việc gì cũng làm được, tiếc là ổng mất sớm quá”.
Bà con hàng xóm ở ấp Bưng Lớn B thường nói với nhau, muốn làm “khó” ông Cộng, chỉ có cách thách ông cầm kim may đồ, cầm hạt dưa lên miệng cắn hay gieo lúa thì ông mới chịu. Còn mọi việc đồng áng, ông vẫn làm như bao nhà nông khác. Bàn chân một ngón bấu đất, lội ruộng, lội sông chẳng kém ai.
Tất cả những người thừa ngón của gia tộc ông Cống đều có chung một đặc điểm ở bàn chân và tay đều “dị ngón”.
Sinh thời, ông Cộng là chàng bưng biền có sức khỏe cường tráng, dẻo dai. Việc nặng nhọc đồng áng, khiêng vác ông đều làm nhanh thoăn thoắt, không hề bị cản trở bởi ngón tay độc dị. Ông Cộng không bao giờ ca thán số phận cay nghiệt hay thân phận kém may mắn với đôi bàn tay, bàn chân thiếu ngón. Châm ngôn sống của ông Cộng là: “Tay chân có thiếu, có thừa ngón chẳng sao. Miễn chịu làm ăn là sống được”.
Tuổi trẻ, ông Cộng xin tòng quân chống Mỹ cứu nước. Lúc đầu thấy tay chân ông “thiếu hụt”, cán bộ tuyển quân định loại ngay. Ông liền xin cán bộ thẩm tra cho phép thể hiện tại chỗ một màn biểu diễn tháo lắp súng. Mọi người trố mắt kinh ngạc bởi thao tác nhanh và chuẩn của ông Cộng. Chưa hết, ông còn cầm súng bắn ngon lành bằng đôi tay chỉ có 2 ngón. Không còn lý do gì nữa, Hội đồng tuyển quân cho ông nhập ngũ ngay.
Trở về sau cuộc chiến, ông Cộng mang trên mình thương tật. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn đánh giá rất cao tài năng quân sự của ông Cộng nên đã giao cho ông phụ trách huấn luyện quân sự cho thanh niên địa phương và đảm nhiệm luôn công việc Hội cựu chiến binh xã. Ngoài ra, ông từng giữ chức thư ký xã bởi viết chữ đẹp. Đặc biệt, ông còn biết đánh đàn ghi-ta và là một giọng ca mùi mẫn của thôn ấp mỗi khi có lễ hội, tiệc tùng.
Đến tuổi xây dựng gia đình, ông Cộng rụt rè không dám đi “tán gái”, đành nhờ ba mẹ đi… tán giùm. Bà Nguyễn Thị Anh ở gần nhà, hiểu được hoàn cảnh của ông Cộng, thường xuyên nhìn thấy ông vác cuốc thuổng ra đồng nên ưng ngay cái bụng. Đám cưới bình dị diễn ra, cô dâu năm đó 21 tuổi. Ở với nhau 5 năm, bà Anh vẫn không thấy rục rịch chuyện con cái, cả hai đều lo lắng bồn chồn.
Bác sĩ nói do chồng mắc bệnh hiếm muộn, phải chịu khó kiêng và thuốc thang đều đặn mới có cơ hội sinh nở. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, sau hai năm, bà Anh sinh được cậu con trai đặt tên Nguyễn Văn Bình.
Khi bà Anh còn đang lịm đi sau đợt vượt cạn thì ông Cộng là người đầu tiên bước vào phòng, nắm lấy bàn tay bé bỏng của con trai, ông vui cười thốt lên: “Trời ơi, nó giống tui y đúc, tay chân chỉ có một ngón”. Bà Anh nghe được, buồn không khóc nổi. Biết tin gia đình ông Cộng có thêm một “nhất dương chỉ” thứ hai, bà con trong xóm ùn ùn kéo tới xem. Họ kháo nhau đủ điều, chỉ trỏ, bàn tán râm ran suốt một thời gian dài.
4 đời “nhất dương chỉ”
Trong căn nhà cấp 4 nép mình giữa khóm dừa xum xuê trái, mẹ con anh Nguyễn Văn Bình đang tất bật lao động. Cái nắng mùa hè ở sông nước miền Tây có phần dịu nhẹ hơn trên thành phố nhưng vẫn khiến con người cực nhọc, bức bối. Anh Bình năm nay 42 tuổi, là con trai duy nhất trong số 4 người con của vợ chồng ông Cộng và cũng là truyền nhân duy nhất đời thứ 3 chỉ có một ngón tay và một ngón chân.
Anh Bình với bàn tay một ngón.
Bình lớn lên thua kém chúng bạn bởi chân tay không đủ ngón. Tuy nhiên, Bình lại có thiên bẩm viết chữ rất đẹp. Anh cho biết, một ngón tay cầm bút là rất khó, anh chỉ có thể quặp cây bút vào phía trong lòng bàn tay rồi ghì xuống giấy viết, nhưng nét chữ dường như có ma lực, cứ phiêu lãng như nét phượng nét rồng.
Thấy chúng tôi có vẻ nghi ngờ, anh lấy ngay giấy bút ra viết ba chữ Nguyễn Văn Bình nhanh thoăn thoắt và đúng là rất đẹp. Tài hoa về nét chữ không đắp đổi được ước mơ tri thức của anh. Bình phải dừng học khi vừa tới lớp 7.
Bình ở nhà phụ giúp gia đình, sau này có sức khỏe, anh đi làm mướn, chủ yếu cuốc đất và phụ hồ. Anh cầm cuốc bằng khuỷu tay, xách vữa bằng cổ tay. Người ta trả công cho anh bằng 80% công của người có đầy đủ chân tay.
Anh Bình lo lắng, nếu sinh đứa sau là con trai không biết có dính gen di truyền “một ngón” hay không nên vợ chồng lưỡng lự mãi. Cuối cùng, vợ anh cũng mang bầu. Cả gia đình hồi hộp chờ đợi. Khi vợ thông báo là con gái, anh Bình thở phào nhẹ nhõm.
Video đang HOT
Ngày hạ sinh, anh Bình thấp thỏm, hồi hộp và có một chút linh tính cho sự chẳng lành. Quả đúng như vậy, bé gái tròn trịa, khuôn mặt như thiên thần nhưng chân tay chỉ có một ngón giống y chang cha của nó. Anh Bình quay đi lặng lẽ lau nước mắt.
Vậy là điều sợ hãi nhất đã trở thành hiện thực, “lời nguyền nhất dương chỉ” 3 đời ám vào con trai thì nay đã bị phá vỡ. Cô con gái đầu tiên của dòng họ chịu số phận một ngón. Nếu là con trai có lẽ sẽ dễ dàng hơn với cuộc đời phía trước, nay “nhất dương chỉ” trúng vào con gái chắc chắn nó sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều. Chính vì vậy, cả gia đình đã dành hết yêu thương cho bé.
Dị nhân nhiều ngón
Trong khi gia tộc ông Nguyễn Văn Cộng thiếu ngón tay thì ở cách đó không xa, tại Xã Vĩnh Bình (Chợ Lách, Bến Tre) gia tộc ông Võ Văn Cống lại thừa ngón. So sánh sự nổi tiếng, có lẽ dòng họ thừa ngón có phần nhỉnh hơn bởi họ có tới 14 người mang thân phận dị nhân nhiều ngón. Mỗi bàn chân bàn tay đều có 6 ngón, tổng cộng có 24 ngón.
Ông Cộng lúc sinh thời cùng cậu con trai “nhất dương chỉ”
Từ ngày trở thành “hiện tượng” trên báo chí, gia đình ông ngày nào cũng có khách tới chơi. Họ thăm thì ít mà tò mò thì nhiều, nhưng vì bản chất nông dân Nam Bộ, ông Cống vui vẻ, ai cũng tiếp đón nhiệt tình.
Điều đặc biệt là các ngón tay ngón chân thừa của dòng họ ông Cống đều rất ngay ngắn, thẳng hàng không có gì khác biệt nhiều so với các ngón chính. Ông Cống cho biết, dị tật di truyền thừa ngón này là của bên ngoại nhà ông.
Gia tộc bên ngoại đã di truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ ở cả trai lẫn gái. Ông ngoại của ông có 24 ngón, còn bà ngoại tay chân bình thường. Hơn 10 người con của họ thì chỉ có má của ông Cống là 24 ngón. Trong chín anh em thì ông Cống và người anh thứ ba có 24 ngón.
Ông Cống có tổng cộng 12 người con, trong đó có 4 người có 24 ngón giống như ông. Đó là cô con gái thứ hai, cậu con trai thứ sáu, rồi con trai thứ bảy và cô con gái thứ chín. Tất cả những người con thừa ngón của ông Cống khi lập gia đình sinh con đều bị thừa ngón. Đến giờ, gia tộc này có 14 người có 24 ngón tay, chân.
Ông bà xưa thường nói “có tài có tật”. Bản thân ông Cống hồi trẻ là một cầu thủ đá bóng giỏi nhất trong làng. Ông được mệnh danh là “tiền đạo 6 ngón” và đá bóng bằng…chân không. Chuyện này cũng do đôi bàn chân thừa ngón to bành, chìa ra ngoài nên không có giày nào mang vừa.
Có lần mặt sân nhiều sỏi đá nhỏ, Ban tổ chức yêu cầu ông Cống phải đeo giày. Cực chẳng đặng, ông đi tìm khắp chợ huyện mới được đôi giày đủ cỡ, nhưng vừa vào trận được dăm phút, đôi giày bung bét ra, ông lại chạy chân trần. Trong suốt trận đấu, ông chạy như trâu, lăn xả không biết mệt mà bàn chân vẫn chẳng sao.
Những người thừa ngón trong gia đình ông Cống đều có chung một sở thích là đi chân đất, trừ khi nào có tiệc tùng cưới xin mới miễn cưỡng đi dép. Riêng phận gái thì việc thừa ngón đã gây rất nhiều trở ngại cũng như yếu tố thẩm mỹ.
Con gái của ông Cống đã phải đi cắt bỏ ngón thừa để đi được guốc cao gót trong ngày làm cô dâu. Anh Võ Tấn Đức con trai ông Cống mãi tới năm 23 tuổi mới tập mang dép để đi hỏi vợ. Ngày làm chú rể, anh Đức ngượng ngùng, đi lại khó khăn bởi đôi dép.
Nói về “căn bệnh” thừa ngón của dòng tộc, ông Cống không hề có chút buồn lòng, trái lại còn thoải mái. Ông quan niệm, đó là đặc ân của cha mẹ cho mình. Vì vậy, hãy cứ vui vẻ đón nhận, bởi chúng ta không thể chọn lựa được sự hoàn hảo khi sinh ra đời.
Theo Ngọc Hoa-Cát Tường (Báo CAND)
Đi tìm môn phải mạnh nhất trong Tân Thiên Long Mobile - VNG
Hiện trong Tân Thiên Long Mobile có tổng cộng 5 môn phải là Cái Bang, Nga My, Tiêu Dao, Thiên Long và Thiên Sơn. Mỗi môn phải có một ưu nhược điểm riêng nên để tìm ra môn phái mạnh nhất trong game thực sự không phải là điều dễ dàng!
Cái Bang - danh trấn giang hồ với bang chủ Kiều Phong
Bắc Kiều Phong - Nam Mộ Dung, một câu nói xưng tụng 2 anh hùng trong Thiên Long Bát Bộ nhưng cũng khẳng định vị thế của 2 môn phái Cái Bang và Mộ Dung Gia trong tiểu thuyết của Kim Dung.
Trong tay bang chủ Kiều Phong, Cái Bang phái trở thành một bang hội giang hồ hùng mạnh và đầy vẻ tiêu soái.
Cao thủ Cái Bang càng đánh càng dồi dào sức lực, khi sinh mạnh lâm nguy võ công được phát huy tới mức tột đỉnh. Đệ tử Cái Bang thiện chiến giáp lá cà, đồng thời né tránh đòn đánh gần rất lanh lẹ.
Có thể nói Cái Bang là môn phái không thể thiếu trong Thiên Long Bát Bộ
Những kẻ ra đòn nặng với đệ tử Cái Bang đều phải chuốc lấy phần thiệt. Họ càng ra nhiều đòn liên hoàn, công lực càng tăng lên gấp bội và có thể kết liễu kẻ địch từ xa bằng cách dùng độc. Đến khi nhận ra ý đồ của họ, kẻ địch tiến thoái lưỡng nan, chạy trốn không được mà chống cự cũng không nổi.
Đặc biệt môn phái này còn có lợi thế lớn khi săn boss vì có khả năng vừa tấn công mạnh mẽ vừa tiêu hao sinh lực đối thủ.
Nga My - Thiên đường của những nữ hiệp tài sắc vẹn toàn
Nga My sơn nguyệt bán luân thu,
Ảnh nhập Bình Khương giang thuỷ lưu.
Dạ phát Thanh Khê hướng Tam Giáp,
Tư quân bất kiến há Du Châu
Nga My là một trong những môn phái kinh điển trong các tác phẩm võ hiệp. Môn phái này gây ấn tượng bởi những cô gái xinh đẹp, yêu kiều hơn hoa như Chu Chỉ Nhược, Kỷ Hiểu Phù và cả chưởng môn sáng lập ra phái Nga My là Quách Phù.
Những chiêu thức, tuyệt học của phái đa số là những chiêu thức hỗ trợ cho bản thân hoặc cho đồng đội của họ. Đối với những đại đệ tử của phái đã đạt đến tu vị thâm hậu, họ còn học được những chiêu thức "Cải tử hồi sinh " làm người đã chết đi sống lại, thật đáng khâm phục!
Dù hơn 10 năm đã trôi qua nhưng màu áo hồng của các nữ hiệp Nga My vẫn nóng trong Tân Thiên Long Mobile
Tuy nhiên, người trong giang hồ không dễ mà coi thường đệ tử phái Nga My. Đặc trưng quyền pháp là động tác nhỏ biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức. Đệ tử Nga Mi ngoài gây sát thương còn hỗ trợ hồi sinh lực cho đồng đội, là một thành phần không thể thiếu trong các phó bản hay PK tổ đội. Đòn đánh gây tử vong có phép điểm huyệt, phép cầm nã bẻ tay chân đối phương
Tiêu Dao, tiêu diêu tự tại nhưng sát thương trong chớp mắt
Trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, Tiêu Dao do tiền bối Vô Nhai Tử sáng lập và anh chàng Hư Trúc đã may mắn lãnh hội được những tinh hoa của môn phái này. Đệ tử Tiêu Dao đa tài, cầm kỳ thi họa không ai sánh bằng. Mỗi lần xuất hiện, đệ tử Tiêu Dao đều để lại dấu ấn cho bao người, nhất là những nữ nhi thường tình vì tài năng xuất chúng và võ công cao cường.
Chỉ bằng một cái phẩy quạt hay một tiếng đàn du dương của Tiêu Dao cũng đủ để đối thủ khiếp sợ
Võ công Tiêu Dao lợi hại và cũng thiên biến vạn hóa, với khả năng hút nội công của kẻ thù làm bao người phả đa phần kính nể:
Tinh thông trận pháp: Tiêu Dao đệ tử luôn siêng năng luyện tập đạt đến mức xuất quỷ nhập thần, khiến cho bao kẻ thù bất ngờ và kinh hãi khi nhận ra mình đã lọt vào"Thiên la địa võng" do Tiêu Dao phái đặt ra. Nhưng khi nhận ra thì đã quá muộn, đành phải bỏ mạng lại mà đi, nếu may mắn hơn thì cũng đã trọng thương chạy về.
Tiếng đàn nội công: Như đã nói, đệ tử Tiêu Dao tinh thông cầm, kỳ, thi, họa. Lúc chiến đấu thì tiếng đàn mạnh mẽ, sát khí hùng hồn. Các môn đệ Tiêu Dao đã truyền lượng nội công kinh người vào từng lần gảy đàn làm đối thủ phải khiếp đảm.
Các môn võ công của phái Tiêu Dao khi thi triển hết sức đẹp mắt, vừa nhẹ nhàng phiêu dật, vừa linh động thanh thoát.
Thiên Long, nổi danh giang hồ với Nhất Dương Chỉ và Lục Mạch Thần Kiếm
Nếu Nga My luôn được người chơi yêu thích bởi hình ảnh những nữ hiệp xinh đẹp, võ công cao cường thì Thiên Long lại là môn phải được chú ý với hình ảnh chàng công tử Đại Lý Đoàn Dự hào hoa, lãng tử.
Xét về võ công, các chiêu thức của phái Thiên Long có sự linh hoạt, thâm sâu, biến hóa khôn lường. Có nhiều cao thủ trong giang hồ cho rằng: Thiên Long phái chứa đựng nhiều sức mạnh tiềm tàng và chỉ có người biết kiên nhẫn, tìm tòi, sáng tạo mới có thể khai phá tất cả những điều bí mật ẩn dấu đằng sau môn phái khá phức tạp này.
Biến hóa khôn lường là ưu điểm lớn nhất của các đệ tử Thiên Long
Phái Thiên Long khá thú vị vì không theo một hướng nào nhất định vì là nội ngoại kiêm tu. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn nhất của Thiên Long vì để làm sao có thể trang bị được một bộ đồ vừa ngoại lẫn nội, hỗ trợ cho kỹ năng và thể chất một cách ưu việt nhất.
Thế mạnh của Thiên Long là môn phái này có độ ra đòn chính xác rất cao và nhiều kỹ năng hỗ trợ khả năng tấn công chính xác.
Thiên Sơn, bí ẩn, lặng lẽ nhưng nguy hiểm khó lường
Chưởng môn Thiên Sơn phái là Thiên Sơn Đồng Lão. Những người được diện kiến dung nhan bà ta rất ít, đa số mọi người chỉ được nghe đến cái tên đáng sợ này qua các câu chuyện tanh máu được đồn đại trong giang hồ.
Không phải ngẫu nhiên mà kể từ khi khai tông lập phái, đệ tử Thiên Sơn xuất quân thu phục vô số bang hội. Chỉ trong vòng chục năm, Thiên Sơn Phái đã chiếm trọn 36 động 72 đảo của vùng Đông Nam khiến cho võ lâm Trung Nguyên một phen biến sắc, kinh hồn bạt vía.
Võ công của cung Linh Tựu Thiên sơn nổi tiếng là quái dị, trong con mắt người thường thì đệ tử Thiên sơn như là ma quỷ.
Trên thực tế đòn tấn công của đệ tử Thiên sơn cũng là công phu ngoại gia, nhưng chỉ có đối thủ mới biết trong đó có cả ảnh hưởng của hàn băng. Đòn tấn công của họ khi cần có thể phát ra liên tục, vì vậy những người xem thường họ đa số đều không còn trên đời.
Cái thực sự làm cho người trong võ lâm sợ hãi là trong khi chiến đấu, đệ tử Thiên sơn thoắt ẩn thoắt hiện, có thể đột ngột biến mất, đợi thời cơ thích hợp dùng một chiêu hạ gục đối thủ. Không chỉ đối với bản thân, họ còn có khả năng làm cho đồng đội biến mất.
Võ công của Thiên Sơn chuyên về thuật ám sát sở trường là ẩn thân rồi tấn công chí mạng, nhất kích đoạt mệnh. Trong ngũ đại môn phái, Thiên Sơn là phái dẫn đầu về khả năng né tránh và bạo kích.
Với những phân tích trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm được cho riêng mình môn phái mạnh nhất trong Tân Thiên Long Mobile. Còn nếu vẫn phân vân đâu là môn phái mạnh nhất trong siêu phẩm game di động này thì mời bạn tham gia game ngay để tìm ra đáp án nhé!
Theo GameK
Ngô Thanh Vân: 'Vận may' của đạo diễn 'Hai Phượng' Lê Văn Kiệt? May mắn của đạo diễn Lê Văn Kiệt không phải là tìm được Ngô Thanh Vân, mà chính cái tôi liều lĩnh, táo bạo của anh và sự quyết liệt, nhiệt huyết của "đả nữ" đã tìm thấy nhau, để rồi anh có thể tạo nên những thước phim hành động vừa mãn nhãn xứng tầm Hollywood, vừa mang đậm dấu ấn Việt...