Gia tốc gió tăng ở Vết Đỏ Lớn của sao Mộc
Kính viễn vọng Không gian Hubble đã nghiên cứu Vết Đỏ Lớn hay Đốm Đỏ Lớn. Đây là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22 độ phía Nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm.
Tuy nhiên, cơn bão này đang thu hẹp lại vì những lý do bí ẩn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những thay đổi lớn về tốc độ gió trong cơn bão.
Tại sao Mộc, tốc độ gió tăng khoảng dưới 1,6 dặm/giờ (2,6 km/giờ) mỗi năm.
Sao Mộc mất 12 năm Trái đất để quay quanh Mặt trời. Trong năm từ 2009 – 2020, Hubble nhận thấy, gió ở vòng ngoài của Vết Đỏ Lớn đã tăng 8%. Ngược lại, gió ở khu vực sâu hơn vị trí di chuyển chậm hơn đáng kể. Kính thiên văn Hubble đã theo dõi sự gia tăng lâu dài về tốc độ quay của vòng ngoài.
Tốc độ gió vòng ngoài điển hình hiện nay dễ dàng vượt quá 100 mét/giây (360 km/giờ). Trong khi đó, một thập kỷ trước, phạm vi này thường đạt mức 90 mét/giây (324 km/giờ). Các nhà nghiên cứu cho biết, tốc độ của cơn bão là đáng kinh ngạc so với những gì chúng ta thấy trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu cho biết, tại sao Mộc, tốc độ gió tăng khoảng dưới 1,6 dặm/giờ (2,6 km/giờ) mỗi năm.
Video đang HOT
Tác giả chính của nghiên cứu – ông Michael Wong – nhà khoa học hành tinh tại Đại học California, Berkeley, cho biết, trong quá trình quan sát sao Mộc, ông và đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu phần mềm từ theo dõi hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn vectơ gió.
“Chúng tôi nhận thấy, tốc độ gió trung bình ở Vết Đỏ Lớn đã tăng nhẹ trong thập kỷ qua. Chúng tôi có một ví dụ khi phân tích bản đồ gió 2D. Phân tích cho thấy, có những thay đổi đột ngột vào năm 2017 khi một cơn bão đối lưu lớn gần đó xuất hiện”, ông Wong chia sẻ.
Trong khi đó, bà Amy Simon thuộc Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, người đã đóng góp vào nghiên cứu, giải thích, nhóm nghiên cứu đã sử dụng vệ tinh quay quanh Trái đất và máy bay. Nhờ đó, giúp theo dõi các cơn bão lớn trên Trái đất trong thời gian thực.
“Vì không có máy bay bão trên Sao Mộc, chúng tôi không thể đo gió một cách nhất quán tại địa điểm này. Hubble là kính thiên văn duy nhất có loại bao phủ thời gian và độ phân giải không gian có thể chụp các cơn gió của sao Mộc một cách chi tiết như vậy”, bà Simon cho biết.
Vết Đỏ Lớn là vật chất mọc lên từ bên trong sao Mộc. Nhìn từ phía bên, cơn bão sẽ có cấu trúc nhiều tầng. Những đám mây cao ở trung tâm xếp thành tầng bên ngoài. Các nhà thiên văn đã nhận thấy, cơn bão thu nhỏ kích thước trong các quan sát kéo dài hơn một thế kỷ.
Thiên thạch lớn bất thường lao ngang bầu trời Na Uy
Hôm 25.7, một thiên thạch lớn bất thường đã thắp sáng bầu trời đêm ở miền nam Na Uy, và một phần của nó có lẽ rơi xuống khu vực không xa thủ đô Oslo, theo Reuters dẫn lời giới chuyên gia.
Ảnh chụp video clip về thiên thạch. Ảnh CHỤP TỪ YOUTUBE
Thông tin về thiên thạch bắt đầu rộ lên vào rạng sáng 25.7, và một video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ít nhất một luồng ánh sáng xuất hiện ở hướng một bến du thuyền của thành phố Holmestrand, phía nam Oslo.
Mạng lưới Thiên thạch Na Uy tiến hành phân tích video clip trên và những dữ liệu khác nhằm xác định nguồn gốc và nơi rơi xuống của thiên thạch.
Dữ liệu ban đầu cho thấy thiên thạch nhiều khả năng lao xuống một khu rừng tên Finnemarka, cách thủ đô khoảng 60 km về hướng tây
Ông Morten Bilet của tổ chức Mạng lưới Thiên thạch Na Uy cho hay thiên thạch di chuyển với tốc độ từ 15 đến 20 km/giây, thắp sáng bầu trời đêm khoảng 5 đến 6 giây.
"Vị khách không mời mà đến là một thiên thạch lớn, nhiều khả năng xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc", Reuters dẫn lời ông Bilet.
Trong sự cố mới nhất, không có thông tin về tổn thất vật chất hoặc gây nên tâm lý hoang mang cho người dân Na Uy như trong trường hợp ở Chelyabinsk (Nga) vào năm 2013.
Ngày 15.2.2013, một tiểu hành tinh có kích cỡ từ 17-20 m đã nổ tung trên bầu trời khu vực Chelyabinsk, làm khoảng 1.500 người bị thương, chủ yếu do kính vỡ bởi tác động của sóng xung kích tỏa ra từ vụ nổ.
Mỹ quay lại khám phá 'hành tinh bị bỏ rơi' gần nửa thế kỷ Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kế hoạch quay lại sao Kim kể từ năm 1978. Đây là người hàng xóm gần nhất nhưng có lẽ bị phớt lờ nhiều nhất của Trái đất. Hình ảnh bề mặt sao Kim do NASA công bố, được dựng bằng dữ liệu từ tàu vũ trụ Magellan và Pioneer Venus Orbiter...