Giả tình nhân ôm nhau gốc cây để…cưa trộm sưa
Một đôi tình nhân quấn quít ngồi ôm nhau dưới gốc sưa đỏ, ít ai ngờ đó chính là nhóm “ sưa tặc”, đang rình rập ra tay.
Một vụ cưa trộm sưa đỏ
Nhiều chiêu trộm sưa
Vài năm lại đây, vì giá cao, gỗ sưa được săn lùng, “sưa tặc” lộng hành ở Thủ đô. Nhiều cây sưa vài chục năm tuổi, sau một đêm không cánh mà bay. Có vụ, “sưa tặc” còn cưa trộm ngay giữa ban ngày.
Ông Cao Xuân Lâm – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất cho biết, công viên cũng xảy ra một số vụ trộm gỗ quý. Trong đó, ba, bốn vụ bắt được thủ phạm, giao cho công an xử lý, còn lại, nhiều vụ chỉ thu được tang vật hoặc chỉ dừng lại ở mức “xâm phạm” (cưa trộm nhưng chưa đổ).
Theo ông Lâm, hiện nay, nhân viên bảo vệ công viên có khoảng 70 người làm nhiệm vụ trên địa bàn rộng khoảng 50 hecta. Dù điều kiện thuận lợi là có hàng rào bao quanh, nhưng lúc nào cũng phải đề phòng vì luôn trong tình trạng “người ngay ở với kẻ gian”.
“Kẻ trộm nhiều trò lắm. Nhiều khi, chúng đóng giả thành đôi tình nhân ngồi ôm nhau dưới gốc cây. Tuy nhiên, trong túi thủ sẵn lưỡi cưa. Không thấy lực lượng bảo vệ là chúng cưa ngay. Chúng chỉ cưa cho gần đổ, lợi dụng bảo vệ không để ý, trèo lên cắt ngọn trước, sau đó đạp đổ cây, vác lên vai chạy mất” – Ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, hầu hết các vụ đều xảy ra vào buổi tối, đặc biệt những đêm trời mưa gió.
“Ban ngày chúng chỉ dám cưa cho gần đổ, sau đó đánh dấu, chờ đêm tối xuống rồi quay lại lấy gỗ mang đi”.
Video đang HOT
Những gốc cây sưa cổ thụ như thế này ở Hà Nội đang được bảo vệ gắt gao
trước ánh mắt nhòm ngó của “sưa tặc”
Bảo vệ nghiêm ngặt
Hiện tại, theo ông Lâm, lực lượng bảo vệ công viên phối hợp với lực lượng công an phường, quận, ban quản lý duy tu các công trình hạ tầng đô thị của Sở Xây dựng để bảo vệ những cây sưa còn lại trong công viên.
“Chúng tôi đã thiết lập sơ đồ, vị trí, kích cỡ, đánh dấu các vị trí có cây sưa trên bản đồ và phân chia lực lượng thành các chốt trực để bảo vệ” – Ông Lâm nói.
Theo đó, những điểm tập trung nhiều cây sưa đều được bố trí trực thay ca 24/24 suốt cả tuần.
“Vài năm trước, chúng tôi cũng đã lắp vòng, hàn các thanh sắt quanh gốc cây sưa để chống trộm, nhưng thấy mất vẻ đẹp cảnh quan, cũng như chẳng khác nào chỉ điểm cho tội phạm nên lại dỡ bỏ ngay sau đó” – Ông Lâm cho hay.
Cũng vì thế, theo ông Lâm, hiện nay, việc bảo vệ cây sưa vẫn dựa vào sức người là chính, tuy nhiên cũng gặp rất nhiều khó khăn.
“Cứ phân công mỗi nhân viên bảo vệ một cây sưa. Làm thế, chẳng cây nào mất được. Nhưng, kinh phí ở đâu ra, trong khi, cây sưa cũng chỉ là một trong số rất nhiều cây được trồng để làm đẹp cảnh quan, môi trường, đa dạng sinh học…”.
Bảo vệ các cây sưa trong công viên đã khó, việc bảo vệ ở ngoài đường, nơi công cộng còn khó hơn.
Theo một chiến sỹ công an phường Quang Trung (Đống Đa – Hà Nội) – nơi còn nhiều cây sưa cổ thụ, các anh phải theo dõi, bảo vệ thường xuyên.
“Nhiều hôm mưa gió, chúng tôi cũng phải đi tuần, kiểm soát tình hình, đề phòng việc ăn trộm sưa” – “Đến xung quanh gốc sưa có bao nhiêu lỗ dế mèn chúng tôi còn biết” – Một người chia sẻ.
Nói về nhiệm vụ bảo vệ cây sưa, Trung tá Nguyễn Hữu Quyền, Phó trưởng công an phường Quang Trung cho biết, lực lượng công an kết hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ, nhân viên công ty cây xanh, đề phòng tối đa nguy cơ xảy ra việc trộm sưa trên địa bàn.
“Ngoài ra chúng tôi cũng thông báo cho người dân xung quanh vị trí có cây sưa biết để nâng cao cảnh giác, phát hiện tội phạm trong quần chúng, phối hợp với lực lượng công an” – Trung tá Quyền nói.
Ông Cao Xuân Lâm nói: Theo tôi được biết, ngày xưa, các cụ chỉ lấy lõi cây sưa để làm bắp cày, vì loại gỗ này không bị nứt, cong, gãy… Đến nay, vì có thông tin loài gỗ này chữa bệnh được, quý giá, nên được thần thánh hóa, được mua với giá cao, từ đó, nảy sinh “sưa tặc”. Cũng không thể biết được thông tin đó thật hay giả và cũng không loại trừ đó là một âm mưu làm tuyệt chủng loài sưa để thực hiện một ý đồ nào đó. Vấn đề ở đây là các nhà khoa học phải chứng minh loài gỗ này không có gì quý, đồng thời, tăng cường nhận thức của người dân không sử dụng những sản phẩm làm từ gỗ sưa, nâng cao đề phòng, phát hiện, tố giác sưa tặc.
Theo ANTD
Hung thần quá tải rầm rập trên xa lộ
Ngoài nguyên nhân chính gây nên hư hỏng đường sá, những chiếc xe chở quá tải, không đúng quy cách thực sự là hiểm họa đang từng ngày đe dọa tính mạng của người tham gia giao thông.
Trong thời gia gần đây nhiều người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A (đoạn qua TP. HCM) và xa lộ Hà Nội thường xuyên phản ánh tình trạng có nhiều chiếc xe tải chở quá nặng lưu thông trên những con đường này.
Đặc biệt tại ngã ba gần cây xăng ngã ba 621 (nằm trên xa lộ Hà Nội) thường xuyên có những chiếc xe chở nhiều đoạn thân gỗ dài vượt quá kích thước chuyên chở của thùng xe ra vào. Cho dù đây là chốt chặn thường xuyên của lực lượng CSGT nhưng rất hiếm khi các xe này bị giữ lại.
Theo một chiến sĩ CSGT thuộc đội CSGT Rạch Chiếc, dù hàng ngày tại QL 1A và xa lộ Hà Nội có tới hơn 20.000 lượt xe ô tô qua lại, trong đó chủ yếu là xe container, xe tải nặng nhưng hiện nay chỉ có một trạm cân điện tử được đặt tại phường Linh Trung - Thủ Đức.
Rất nhiều hàng hóa cồng kềnh chỉ được chằng giữ tạm bợ bằng những dây xích nhỏ thậm chí không chằng buộc gì, đe dọa tính mạng người tham gia giao thông.
Dưới đây là một số hình ảnh do PV Báo điện tử Infonet ghi lại tại hai con đường này:
Một chiếc xe chở gỗ quá khổ cahwnfg buộc tạm bợ vừa chạy qua ngã ba 621
Xe chở quá tải bị nổ lốp tại cầu vượt trạm 2, không những thế, những tấm thép trên đây chỉ được chằng bằng hai sợi xích mỏng manh, hoàn toàn có thể hình dung được hậu quả khi các sợi dây này bị đứt.
Những cuộn thép này không hề được níu giữ bằng bất cứ sợi dây nào. Đã có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra khi những cuộn thép tương tự bị bung ra và lăn ngược xuống những người lưu thông phía sau.
Già néo đứt dây. Những cuộn thép vượt quá ích cỡ xe tải có thể xổ ra và rơi xuống đầu người đi đường bất cứ lúc nào.
Theo Infonet
Nguy cơ từ những mỏ đá Cả làng Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên) đã trở thành phu đá tại những mỏ đá tự phát, bất chấp nguy hiểm rình rập. Tại khu vực các mỏ đá trái phép ở thôn Hảo Sơn, hàng trăm phu đá vẫn miệt mài nổ mìn phá đá, chẻ đá. Ông Đỗ Chín - một phu đá ở thôn...