Giá tiêu hôm nay 9/7: Nối dài đà tăng, cao nhất 75.500đ/kg; tiêu Việt sang Nga giảm về lượng, tăng mạnh về giá
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 9/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ (cao nhất), 41.900 Rupee/tạ (thấp nhất), tăng nhẹ so với phiên hôm trước.
Giá tiêu hôm nay 9/7: Nối dài đà tăng, cao nhất 75.500đ/kg. (Nguồn: Spice Factors)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 9/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ (cao nhất), 41.900 Rupee/tạ (thấp nhất), tăng nhẹ so với phiên hôm trước.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 8-14/7/2021 là 310,72 VND/IRN.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 72.500 – 75.500 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (73.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (74.000 đ/kg); Bình Phước (74.500 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đ/kg.
Video đang HOT
Dân Việt cho biết, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu hạt tiêu của Nga trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 2.600 tấn, trị giá 7,2 triệu USD, giảm 19,7% về lượng và giảm 4,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt mức 2.780 USD/tấn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, giá nhập khẩu hạt tiêu của Nga tăng từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, nhưng giảm mạnh từ Brazil và Mexico.
Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1.430 tấn, trị giá 4,68 triệu USD, giảm 32,9% về lượng và giảm 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 55,26% trong 4 tháng đầu năm 2021, thấp hơn so với 66,14% trong 4 tháng đầu năm 2020.
Qua số liệu phân tích trên có thể thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Việt Nam giảm về lượng, nhưng giá nhập khẩu bình quân tăng mạnh.
Mặc dù Nga có sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn cung hồ tiêu, nhưng lượng nhập khẩu từ các thị trường khác vẫn thấp hơn nhiều so với lượng nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt tiêu quan trọng cho Nga.
Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 6/2021 đạt 3.529 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng 5/2021 và tăng 52,5% so với tháng 6/2020.
Tính chung nửa đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 3.216 USD/tấn, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá tiêu hôm nay 7/4: Thế giới kết thúc chuỗi tăng mạnh, cao nhất 74.000đ/kg; nông dân vẫn tâm lý tiếc nuối, 'găm' hàng
Theo nhận định của người trong cuộc, tuy giá tiêu cao nhưng không phải vùng nào, hộ nào cũng được hưởng lợi, bởi tình trạng giảm sản lượng, tiêu bệnh, tiêu chết diễn ra nhiều. Có nhà vườn nhìn giá tiêu mà ngậm ngùi, tiếc nuối.
Tuy giá tiêu cao nhưng không phải vùng nào, hộ nào cũng được hưởng lợi, có nhà vườn nhìn giá tiêu mà ngậm ngùi, tiếc nuối. (Nguồn: SAM Agritech)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, ghi nhận lúc 0h15 ngày 7/4, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ không đổi so với một ngày trước đó, ở mức 40.266,65 Rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 1/4/2021 đến ngày 7/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,65 VND/INR.
Theo bài viết mới nhất trên Peppertrade , Tây Ban Nha là nước nhập khẩu hạt tiêu khá lớn, một phần nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, một phần để tái xuất khẩu.
Theo đó, trong năm 2019, Tây Ban Nha đã nhập khẩu tổng cộng 6.077 tấn, trong đó 81% là tiêu nguyên hạt. Năm 2020, nhập khẩu hạt tiêu của Tây Ban Nha tăng 5%, lên tổng cộng 6.370 tấn.
Riêng tháng 1/2021, quốc gia châu Âu đã nhập 454 tấn hồ tiêu, trong đó có tới 188 tấn được sử dụng cho mục đích tái xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu của Tây Ban Nha trong giai đoạn 2019 - 1/2021 lần lượt là 1/2.
Năm nhà cung cấp hạt tiêu hàng đầu cho Tây Ban Nha, tính đến tháng 1/2021, lần lượt là Việt Nam với 192 tấn (chiếm 42% tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu), Ấn Độ với 58 tấn (13%), Hà Lan với 44 (10%), Đức với 29 tấn (6,4%) và Bỉ với 27 tấn (6%).
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 71.000 - 74.000 đồng/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.000đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (72.000đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (72.500đ/kg); Bình Phước (73.000đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.000 đ/kg.
Hiện nay vụ thu hoạch tại các địa phương đang gần kết thúc. Do thu hoạch muộn cộng với việc các công ty xuất khẩu tích cực gom hàng để kịp các đơn hàng đã ký nên vụ tiêu năm nay xuất hiện đợt tăng giá ngay từ đầu Tết Nguyên đán trở ra.
Từ đó đến nay, sản lượng báo về tại các vùng trồng giảm mạnh, dẫn đến giá vẫn neo ở mức cao, là mức giá cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
Với mức giá này, người trồng đã có lãi. Tuy nhiên, tiêu giữ giá cao ngay đúng thời điểm đầu vụ, lượng tiêu thu hoạch của năm 2021 chưa nhiều, trong khi đó, sản lượng tiêu cũ còn trong dân rất ít.
Bên cạnh đó, tuy giá cao nhưng không phải vùng nào, hộ nào cũng được hưởng lợi, bởi tình trạng giảm sản lượng, tiêu bệnh, tiêu chết diễn ra nhiều. Có nhà vườn nhìn giá tiêu mà ngậm ngùi, vì năm nay không có tiêu để bán.
Diễn biến giá tiêu cho thấy, khi giá vừa chạm ngưỡng 80.000 đồng/kg thì ngay lập tức quay đầu. 2 tuần gần đây, giá tiêu có xu hướng giảm nhẹ, dao động trong khoảng 71.000 - 76.000 đồng/kg.
Trạng thái giá tiêu hiện nay khiến cả đại lý và nông dân trồng tiêu rất khó dự đoán. Phần lớn nông dân trồng tiêu đều kỳ vọng giá tiêu tốt sẽ giữ cho đến khi thu hoạch xong để vớt vát lại sau một thời gian dài tiêu giảm giá sâu.
Trong khi đó, các đại lý phản ánh, dù giá tiêu đang có đà tăng nhưng các giao dịch mua bán bị giảm sút mạnh, đại lý không mua được nhiều hàng. Nguyên nhân khiến việc thu gom hồ tiêu bị ngưng trệ là do người dân chưa hoàn thành việc thu hoạch; giá tiêu tăng cao nên nông dân có tâm lý giữ hàng lại.
Hồ tiêu được giá, nông dân tiếc, chưa vội bán, chỉ một số người bán tiêu rải rác để có tiền trả công thuê hái hoặc trang trải sinh hoạt. Tư thương nhỏ lẻ thì tỏa đi khắp nơi thu gom tiêu trong dân rồi "ôm hàng" chờ giá lên. Thành ra, các đại lý... "rảnh rang" dù đang ở vụ thu mua hồ tiêu.
Giá tiêu hôm nay 7/7: Quên đi tranh cãi về sản lượng, đây mới là điều khiến nông dân lo lắng nhất hiện tại Giá tiêu hôm nay 7/7 trong khoảng 72.500 - 75.500 đồng/kg. Sau 3 phiên đi ngang giá tiêu trong nước đồng loạt giảm 500 đồng/kg tại các địa phương. Giá tiêu hôm nay 7/7: Quên đi tranh cãi về sản lượng hồ tiêu, đây mới là điều khiến nông dân lo lắng nhất hiện tại Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu...