Giá tiêu hôm nay 9/12: Nối dài chuỗi ngày đi ngang
Giá tiêu trong nước hôm nay bước sang ngày thứ 8 liên tiếp đi ngang, dao động ở mức 60.000 – 63.000 đồng/kg.
Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay
Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận không có sự thay đổi so với 1 ngày trước đó, bước sang ngày thứ 8 liên tiếp đi ngang, dao động ở vùng 60.000 – 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước hôm nay tiếp tục đi ngang. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 63.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua và là mức giá cao nhất cả nước.
Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước ghi nhận ở mức 62.000 đồng/kg, cũng giữ nguyên so với hôm qua.
Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay ghi nhận ở mức 61.000 đồng/kg, không thay đổi so với phiên giao dịch trước đó.
Tại tỉnh Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 60.000 đồng/kg, cũng không thay đổi.
Video đang HOT
Giá tiêu thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai, thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg.
Dự báo giá tiêu
Thị trường tháng 12/2022, thị trường xuất hiện tín hiệu lạc quan khi Trung Quốc tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cuối năm. Cùng với việc quốc gia này có tín hiệu nới lỏng chính sách Zero COVID giúp cho triển vọng tươi sáng hơn.
Tại giai đoạn vùng đáy của thị trường (đầu tháng 11/2022), Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam Hoàng Thị Liên đánh giá, các doanh nghiệp cần cẩn trọng quan sát thị trường bởi hiện tại hồ tiêu cũng như mặt hàng nông sản khác bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu, lạm phát cao, nhiều nước tăng lãi suất. Do vậy rất khó đoán định về giá tiêu trong quý IV và năm 2023.
Trong khi đó, theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), giá tiêu hiện tại khó lòng giảm sâu hơn nữa vì hàng tồn kho đã dần cạn kiệt. Trước đó, nhiều đại lý đẩy mạnh “cắt lỗ” mặt hàng tiêu để có tiền mua cà phê khi vụ thu hoạch đang tới. Hàng tồn kho tiêu còn lại rất ít nên áp lực bán ra sẽ không còn và giá tiêu khó lòng giảm tiếp.
Ông Bính nhận định, khi kinh tế phục hồi và Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero Covid, giá tiêu sẽ phục hồi bởi tồn kho các thị trường nhập khẩu cũng dần cạn trong khi mức giá hiện tại khá hấp dẫn. Diễn biến giá tiêu 1 tháng trở lại đây đang đúng như chiều hướng tích cực mà vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê đặt ra.
Tuy nhiên, theo các ý kiến của thành viên Diễn đàn những người làm hồ tiêu Việt Nam, lượng hồ tiêu tồn kho trong nước không hề yếu. Và đợt tăng giá lần này chủ yếu do đầu cơ nâng giá nhằm xả hàng tồn.
Cập nhật giá hồ tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 40 USD/tấn xuống còn ở mức 3.816 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này cũng đứng ở mức 6.010 USD/tấn, giảm 66 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn; hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này đang ở mức 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 duy trì ổn định ở mức 2.625 USD/tấn.
Còn tại thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giá tiêu đen loại 500g/l và 550g/l duy trì ở mức 3.150 và 3.250 USD/tấn. Còn giá tiêu trắng nước ta vẫn neo ở mức 4.600 USD/tấn.
Thị trường cung cấp tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay vẫn là Việt Nam với khối lượng đạt 50.755 tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam trong tổng lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ tăng lên mức 73% so với 69% của cùng kỳ.
Nhập khẩu tiêu của Mỹ từ các nhà cung cấp lớn khác cũng giảm trong 9 tháng qua như: Indonesia giảm 2% (đạt 5.693 tấn), Brazil giảm 34,2% (đạt 5.608 tấn), Ấn Độ giảm 22,2% (đạt 4.691 tấn)…; song nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng 25,8%, đạt 939 tấn.
Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 vừa qua tăng 7,7% so với tháng 10/2021 và giảm so với tháng 9, nhưng vẫn cho thấy chi phí sinh hoạt tăng cao gây khó khăn cho nhiều hộ gia đình.
Các nhà kinh tế đánh giá, nền kinh tế toàn cầu trong thời gian gần có thể trở nên tồi tệ hơn. Lạm phát cao gây áp lực lớn về ngành gia vị toàn cầu, ảnh hưởng đến sự phân bố của các doanh nghiệp và thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
Dự kiến nhu cầu sẽ giảm mạnh trong quý đầu tiên của năm 2023 với mùa đông khó khăn ở châu Âu, do cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra.
Giá tiêu hôm nay 8/12: Thị trường lạc quan nhờ Trung Quốc tăng nhập
Giá tiêu hôm nay 8/12 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang. Thị trường tiêu có nhiều tín hiệu tích cực khi Trung Quốc tăng nhập trong tháng cuối năm.
Giá tiêu hôm nay 8/12 tại Gia Lai đang được các thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg. Tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 63.000 đồng/kg. Với mức giá này, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục duy trì mức cao nhất cả nước. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 61.000 đồng/kg. Tương tự, tại Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu ở mức 62.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 40 USD/tấn xuống còn ở mức 3.816 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này cũng đứng ở mức 6.010 USD/tấn, giảm 66 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn; hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này đang ở mức 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 duy trì ổn định ở mức 2.625 USD/tấn.
Còn tại thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giá tiêu đen loại 500g/l và 550g/l duy trì ở mức 3.150 và 3.250 USD/tấn. Còn giá tiêu trắng nước ta vẫn neo ở mức 4.600 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 11/2022 ước đạt 16 nghìn tấn với giá trị đạt 58 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng năm 2022 đạt 208 nghìn tấn và giá trị đạt 895 triệu USD, giảm 15,4% về khối lượng nhưng tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2022 ước đạt 4.300 USD/tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021.
Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 là Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất và Ấn Độ với 41,3% thị phần.
Trong 10 tháng năm 2022, thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhất là Nhật Bản (tăng 96%); thị trường giảm mạnh nhất là Pakistan (giảm 55%).
Tháng 12/2022, thị trường xuất hiện tín hiệu lạc quan khi Trung Quốc tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cuối năm. Cùng với việc quốc gia này có tín hiệu nới lỏng chính sách Zero Covid giúp cho triển vọng tươi sáng hơn.
Tại giai đoạn vùng đáy của thị trường (đầu tháng 11/2022), Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam Hoàng Thị Liên đánh giá, các doanh nghiệp cần cẩn trọng quan sát thị trường bởi hiện tại hồ tiêu cũng như mặt hàng nông sản khác bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu, lạm phát cao, nhiều nước tăng lãi suất. Do vậy rất khó đoán định về giá tiêu trong quý IV và năm 2023.
Giá tiêu hôm nay 7/12: Hàng tồn kho giảm, giá tiêu sẽ dần phục hồi Giá tiêu hôm nay 7/12 tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang. Thị trường tiêu đang dần hồi phục trong bối cảnh nguồn cung giảm dần. Giá tiêu hôm nay 7/12 tại Gia Lai đang được các thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg. Tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu...