Giá tiêu hôm nay 8/1, giảm nhẹ, Việt Nam nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ thị trường nào?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 – 81.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 8/1, giảm nhẹ, Việt Nam nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ thị trường nào? (Nguồn: AdobeStock)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 – 81.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (79.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (80.000 đ/kg); Bình Phước (80.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.
Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng, nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020.
Cũng trong năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 3.593 USD/tấn, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Olam trở thành doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2021 với lượng xuất khẩu đạt 26.887 tấn, tăng 7,4% so với năm trước. Đứng vị trí thứ 2 là Trân Châu với lượng xuất khẩu đạt 23.803 tấn, giảm 9%.
Tiếp theo là các doanh nghiệp: Nedspice Việt Nam: 20.199 tấn, tăng 11,6%; Phúc Sinh: 16.675 tấn, giảm 21,1%; Haprosimex JSC: 12.172 tấn, giảm 8,8%; Liên Thành: 10.337 tấn, tăng 19,6%,…
Một số doanh nghiệp khác có lượng xuất khẩu tăng như: Harris Freeman, Simexco, Intimex Group, Phúc Thịnh, Pitco,…
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp xuất khẩu giảm: Gia vị Sơn Hà, DK, Sinh Lộc Phát, Hanfimex,…
Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Olam Việt Nam, Nedspice Việt Nam, Liên Thành, Pearl Group, Phúc Sinh, Hoàng Gia Luân.
Khối các doanh nghiệp trong Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) xuất khẩu chiếm 75,4%, so với năm 2020, tăng 2,9%. Khối các doanh nghiệp FDI xuất khẩu chiếm 29,1% tăng 4,6%.
Về nhập khẩu, Olam cũng là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất, chiếm 46% đạt 11.663 tấn và so với 2020 giảm 7,8%.
Các doanh nghiệp FDI nhập khẩu đạt 19.155 tấn chiếm 75,5% tổng lượng nhập khẩu, khối các doanh nghiệp trong VPA nhập khẩu chiếm 82,8%, tăng 0,7% so với năm ngoái.
3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam là Indonesia, Campuchia và Brazil chiếm 86%. Tuy nhiên, so với năm 2020, lượng nhập khẩu từ Indonesia giảm 51,5% và từ Brazil giảm 42% trong khi nhập khẩu từ Campuchia tăng 123%.
VPA thông tin thêm, châu Á là khu vực chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất hồ tiêu từ Việt Nam, chiếm 45,8% với tổng lượng nhập khẩu, đạt 120.801 tấn, so với năm ngoái lượng nhập khẩu giảm 17%. Trong đó lượng nhập khẩu của Trung Quốc đạt 38.259 tấn, giảm 31,7%.
Trong khi đó, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất nhập khẩu tăng 20,3%, đạt 15.686 tấn. Nhập khẩu của Ấn Độ giảm nhẹ 0,3% đạt 12.557 tấn.
Một số nước có lượng nhập khẩu tăng như Hàn Quốc, Iran,… Nhập khẩu giảm ở Philippine, Thái Lan, Saudi Arab.
Nhập khẩu của châu Mỹ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 chiếm 24,9%, đạt 65.693 tấn, tăng 8,3% so với năm trước. Trong đó Mỹ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất từ Việt Nam, đạt 59.778 tấn, tăng 8,7%.
Nhập khẩu cũng tăng 14,2% ở Canada, tăng 332,1% ở El Salvador và tăng 63,5% ở Guatemala. Mexico nhập khẩu giảm 22%.
Ở khu vực châu Âu, tỷ trọng nhập khẩu chiếm 23,7% đạt 62.549 tấn và tăng 5,1%. Đứng đầu nhập khẩu là Đức đạt 11.783 tấn, tăng 8,3%; Hà Lan đạt 10.140 tấn, tăng 26,2%; Anh: 6.037 tấn, tăng 9,2%; Pháp 5.606 tấn, tăng 37,9%. Nhập khẩu giảm ở Nga, Ireland, Ba Lan, Israrel, Ukraina…
Lượng nhập khẩu của khu châu Phi giảm mạnh 30,6% đạt 14.649 tấn với hầu hết các quốc gia đều có lượng nhập khẩu giảm như Ai Cập: 6.107 tấn, giảm 33,2%; Nam Phi: 3.028 tấn, giảm 9,2%; Senegal: 1.344 tấn, giảm 46%; Gambia: 896 tấn, giảm 24,3%.
Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Pakistan, Ấn Độ…
Giá tiêu hôm nay 22/12, giảm nhẹ, vì sao thị trường đi ngược mọi dự báo? Niềm vui tiêu Việt xuất khẩu
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 81.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/12, giảm nhẹ, vì sao thị trường đi ngược mọi dự báo. (Nguồn: Borneo Talk)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 81.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (79.000 đ/kg); Bình Phước (80.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.
Đợt suy giảm của hồ tiêu trong nước ghi nhận từ đầu tháng 11/2021, khi giá tiêu cán mốc 90.000 đồng/kg. Lúc này nhiều chuyên gia nhận định đà tăng cho 2 tháng cuối năm vẫn còn, và giá tiêu trong nước sẽ đạt mức 100.000 đồng/kg khi kết thúc năm 2021.
Nhưng trái với nhận định chung đó, thị trường trong nước tuột dốc không phanh, bất chấp nguồn hàng khan hiếm và nhu cầu dịp cuối năm tăng cao.
Đợt giảm đầu tiên là lực bán tháo để chốt lời khi cán mốc 90.000 đồng/kg. Nông dân, các đại lý, giới đầu cơ xả hàng khi được giá để tập trung cho vụ cà phê đang vào giai đoạn thu hoạch rộ. 2 tuần suy giảm liên tiếp đầu tháng 11/2021 đẩy giá tiêu trong nước mất 4.000 - 4.500 đồng/kg.
Tiếp đó, một vài công ty lớn trong nước đã cố gắng thúc đẩy thị trường, bằng cách bán giá thấp hơn trên thị trường, nhưng ngay lập tức mua với số lượng lớn hơn trong tuần qua cho lô hàng tháng 11 và tháng 12 thông qua các đại lý/thương nhân khác nhau.
Việc mua đi bán lại của thị trường đã kích thích bán đồng thời làm giảm giá tiêu xuống sâu hơn. Qua hoạt động trên, một lượng hàng xuất khẩu vừa đủ cho cuối năm đã được gom về với giá hợp lý.
Đến giai đoạn cuối năm 2021, thông tin về những vườn tiêu ở Đồng Nai, Đắk Nông bắt đầu thu hoạch tiếp tục kéo giảm giá hồ tiêu thêm nữa. Bên cạnh đó, nguồn tiền cạn kiệt, thương nhân Trung Quốc hạn chế mua hàng, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục hoành hành (làm giảm nhu cầu, khó khăn cho vận tải) cũng góp phần làm giảm giá hồ tiêu.
Tuy vậy, trong hơn 50 ngày suy giảm của hồ tiêu vừa qua, cũng có những đợt điều chỉnh tăng nhẹ, với biên độ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Hiện nay, đa phần ý kiến đều vẫn dự báo giá sẽ tăng trở lại trong thời gian tới do nguồn cung toàn cầu khan hiếm, và nhu cầu xuất khẩu quý 1/2022. Để chặn đà giảm hiện nay, các chuyên gia khuyên nên hạn chế bán ra, không bán theo phong trào và cân nhắc nhu cầu thực tế để xuất hàng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu 16.380 tấn hồ tiêu, với kim ngạch 75,9 triệu USD, giảm 2,3% về lượng nhưng tăng 4,5% về kim ngạch so với tháng 10, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 28,3% về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng 26%.
Tính chung 11 tháng năm 2021, hồ tiêu là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam khi khối lượng xuất khẩu giảm 7% nhưng kim ngạch thu về tăng đến 43,8% so với cùng kỳ, đạt 245.975 tấn, kim ngạch 867,2 triệu USD.
Trong tháng 11, giá xuất khẩu hồ tiêu của nước ta tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 năm qua với trung bình 4.635 USD/tấn, tăng 7,1% so với tháng trước và tăng 75,8% (tương ứng 1.998 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giá cao nhất đạt được kể sau mức giá 4.796 USD/tấn được ghi nhận vào tháng 9/2017.
Như vậy, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của nước ta trong 11 tháng qua đã tăng 54,6% (tương ứng 1.245 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.525 USD/tấn.
Giá tiêu hôm nay 6/12, giảm nhẹ, cao nhất 85.500đ/kg, thị trường còn phức tạp, có thể đoán định gì? Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 83.500 - 85.500 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 6/12, giảm nhẹ, cao nhất 85.500đ/kg. (Nguồn: AdobeStock) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 83.500 - 85.500 đ/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm...