Giá tiêu hôm nay 5/2: Duy trì ổn định
Giá tiêu hôm nay 5/2/2021 ở trong nước ít biến động. Triển vọng thị trường hồ tiêu thế giới năm 2021 có tín hiệu tốt khi cung thấp, cầu cao.
Cập nhật giá hồ tiêu hôm nay 5/2/2021
Giá tiêu trong nước hôm nay
Giá tiêu hôm nay 5/2 ở trong nước đi ngang.
Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông hôm nay thu mua ở ngưỡng 51.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Gia Lai giao dịch ở mức 51.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai hôm nay giữ nguyên ở mức 51.000 đồng/kg.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 53.500 đồng/kg.
Video đang HOT
Còn tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu hôm nay đang giao dịch ở mức 52.500 đồng/kg.
Các nhà sản xuất hồ tiêu Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thích ứng với những yêu cầu khó tính của thị trường châu Âu để bán hàng vào châu lục này theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.
Về triển vọng thị trường hồ tiêu thế giới năm 2021, JPM Impex cho rằng, những nước xuất khẩu nhiều đang cân nhắc thận trọng về việc tăng sản lượng và giá cả.
Đặc biệt, người bán hàng tại Việt Nam có tâm lý thoải mái và không muốn đưa ra bất kỳ mức giá chiết khấu nào, do lượng hàng tồn kho từ vụ mùa trước không còn nhiều và sản lượng tiêu năm 2021 này dự kiến sẽ thấp hơn năm ngoái.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 5/2/2021 tại thị trường trong nước đang giao dịch ở mức 51.000 – 53.000 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Tại thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 5/2 giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm 10,7 rupee/tạ (0,04%) ở mức 34.475 rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 4/2/2021 đến ngày 10/2/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 317,33 VND/INR.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 5/2/2021 tại thị trường thế giới tiếp tục xu hướng giảm khi tình hình xuất khẩu vẫn gặp khó khăn.
3 Đại học lớn phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia về tài chính và ngân hàng
Các chuyên gia hàng đầu về tài chính và ngân hàng đã cùng bàn thảo, đưa ra các sáng kiến giúp thúc đẩy sự phát triển miền Trung - Tây Nguyên.
Ngày 17/7, tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) đã tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về tài chính và ngân hàng năm 2020 với chủ đề "Hệ thống Tài chính - Ngân hàng với sự phát triển kinh tế, xã hội miền Trung - Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ".
Các chuyên gia hàng đầu về tài chính - ngân hàng chia sẻ quan điểm tại hội thảo. Ảnh: AN
Đây là hội thảo được phối hợp tổ chức bởi ba trường đại học lớn trên cả nước gồm: Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tây Nguyên.
Theo đó, miền Trung - Tây Nguyên gồm 18 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trên giao điểm của trục kinh tế Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông Tây, là khu vực với tiềm năng lớn về kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, trên thực tế các tiềm năng vẫn chưa được khai thác đúng mức so với một số vùng khác của nước ta.
Vì vậy, phát triển kinh tế - xã hội miền Trung - Tây Nguyên nhằm rút ngắn khoảng cách vùng miền và giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội là một mục tiêu có tính bức thiết.
Để hoàn thành mục tiêu này, hệ thống Tài chính - Ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Hội thảo lần này sẽ góp tiếng nói quan trọng về cơ sở lý luận, thực tiễn, hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của miền Trung - Tây Nguyên - đại diện ban tổ chức cho hay.
Hội thảo lần này có sự tham dự của hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia, nghiên cứu viên đến từ nhiều trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, Ngân hàng, đơn vị Kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước...
Các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý liên quan cùng tham dự, trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp với các chủ đề:
Tác động của công nghệ đối với hoạt động của hệ thống tài chính; Tác động của công nghệ số hóa/cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động tài chính đến sự phát triển kinh tế - xã hội;
Quản trị ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trong bối cảnh cách mạng công nghệ từ thực tiễn khu vực miền Trung - Tây Nguyên; Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương trong quản lý tài chính công;
Thúc đẩy liên kết giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và vận dụng các công cụ tài chính nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực miền Trung - Tây Nguyên;
Hiệu quả kinh doanh và quản trị rủi ro của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: đặc thù địa phương và những đặc điểm có tính phổ quát.
"Hy vọng qua hội thảo lần này, chúng ta sẽ nhận được những liên kết giữa các chủ đề được thảo luận với những gợi ý, khuyến nghị từ các nhà khoa học.
Với sứ mệnh kết nối cộng đồng nghiên cứu, ứng dụng, thực hành trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hội thảo mong muốn nhận được những gợi ý, khuyến nghị từ các nhà khoa học.
Đặc biệt là những phân tích giàu chất liệu đời sống thực từ các nhà hoạt động thực tiễn, góp phần truyền bá và chuyển giao tri thức khoa học vì một cộng đồng kinh doanh thành công và thịnh vượng", Phó Giáo sư Võ Thị Thuý Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng chia sẻ.
Dành 226.560 nghìn tỷ đồng phục vụ tín dụng chính sách xã hội Sáng 15-7, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì phối hợp với Ban Cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 22-11-2014 của Ban...