Giá tiêu hôm nay 2/9, giữ đà đi ngang, cao nhất 78.000đ/kg; dự báo diễn biến thị trường tháng 9/2021
Dự báo, trong tuần bắt đầu từ 6/9, nếu các tín hiệu về xuất khẩu tích cực cho các đơn hàng thì giá tiêu có thể điều chỉnh tăng nhẹ trong 10 ngày sau đó.
Giá tiêu hôm nay 2/9, giữ đà đi ngang, cao nhất 78.000đ/kg. (Nguồn: herbsnspices.vn)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định, giao dịch ở mức từ 74.500 – 78.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 74.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (75.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (76.000 đ/kg); Bình Phước (77.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 78.000 đ/kg.
Với thị trường trong nước, trong ngày đầu tiên của tháng 9/2021 vẫn giao dịch trầm lắng. Đại lý không thu gom tiêu trong khi công ty xuất khẩu cũng không thấy đặt hàng. Nguyên nhân do hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị đình trệ và gặp khó khăn bởi Covid-19.
Theo KT&ĐT, hiện nay, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 15/9, trong đó có vùng Đông Nam Bộ – 1 trong 2 vùng trồng trọng điểm của hồ tiêu. Ngoài ra khu vực này còn đặt nhiều nhà máy chế biến, kho, cảng tập trung xuất khẩu đi nước ngoài.
Video đang HOT
Với vùng trồng còn lại là Tây Nguyên, hiện tình hình dịch bệnh cũng rất phức tạp, nhiều địa phương đã buộc áp dụng Chỉ thị 16 để phòng chống Covid-19.
Đợt suy giảm giá tiêu trong nước ghi nhận cuối tháng 8/2021, tuy nhiên tựu chung lại trong tháng vừa rồi giá tiêu tăng 3.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương, tỉnh Đồng Nai có mức tăng thấp hơn, khoảng 2.000 – 2.500 đồng/kg.
Với tình hình hiện nay, theo các chuyên gia nhận định, giá tiêu tiếp tục đi ngang cho đến hết kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh.
Trong tuần bắt đầu từ 6/9, nếu các tín hiệu về xuất khẩu tích cực cho các đơn hàng thì giá tiêu có thể điều chỉnh tăng nhẹ trong 10 ngày sau đó.
Đến 15 – 16/9, lúc này kịch bản rẽ theo 2 hướng, phụ thuộc vào kết quả chống dịch Covid-19 của các tỉnh thành. Hoặc hạn chế các biện pháp giãn cách, thị trường sôi động trở lại giúp giá tiêu đi lên, hoặc tiếp tục siết chặt theo Chỉ thị 16 khiến giao dịch trầm lắng, các đơn vị xuất khẩu sẽ tiếp tục ghìm giá đi xuống.
Tuy vậy, theo nhìn nhận chung, hướng tăng của hồ tiêu là bền vững, giá tiêu trong nước sẽ sớm vượt mốc 80.000 đồng/kg, ngay khi tình hình dịch Covid-19 được khống chế chặt chẽ.
Trên thị trường thế giới, theo Antaranews , giá tiêu trắng ở phía Tây Kalimantan (Borneo, Indonesia) tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng. Hiện tại, mức giá đã đạt 76 nghìn Rupiah/kg (tương đương khoảng 5,2 USD/kg).
Con số này tăng gần 100% so với mức giá 40 nghìn Rupiah/kg (tương đương khoảng 2,8 USD/kg) theo khảo sát trước đó.
Người trồng tiêu địa phương hy vọng rằng, giá tiêu trắng sẽ tăng đều đặn và có thể chạm mốc 100 nghìn Rupiah/kg (tương đương khoảng 7 USD/kg). Việc giá tiêu trắng tăng là tín hiệu đầy tích cực đối với nông dân ở đây trong bối cảnh kinh tế bất ổn vì dịch bệnh.
Giá tiêu hôm nay 1/9: Đi ngang, thấp nhất 74.500đ/kg; thị trường trầm lắng, hiếm có giao dịch
Giá tiêu đang trong đợt suy giảm vì dịch Covid-19, tuy vậy, đà tăng là bền vững.
Giá tiêu hôm nay 1/9: Đi ngang, thấp nhất 74.500đ/kg. (Nguồn: MC)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định, giao dịch ở mức từ 74.500 - 78.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 74.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (75.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (76.000 đ/kg); Bình Phước (77.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 78.000 đ/kg.
Kết thúc ngày cuối cùng của tháng 8/2021, giá tiêu đang trong đợt suy giảm vì dịch Covid-19. Theo ghi nhận, giao dịch trên thị trường rất ít, các đại lý không thu gom tiêu nữa, bởi các công ty xuất khẩu cũng không thấy đặt hàng.
Trong khi đó, tại các đơn vị xuất khẩu, hàng ùn ứ trong kho và cảng vẫn còn. Chỉ thị 16 khiến các nhà máy không thể vận hành đúng công suất, thậm chí còn bị tạm dừng khiến ách tắc sản xuất.
Theo nhận định của giới quan sát, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 1-2 tháng tới tiếp tục có nhiều hạn chế do dịch Covid-19. Tuy vậy, đà tăng của giá tiêu là bền vững, do nguồn cung toàn cầu thiếu hụt, một số quốc gia mở cửa trở lại sau khi tỷ lệ tiêm vaccine cộng đồng đạt ngưỡng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Indonesia sản lượng dự kiến sẽ giảm trên 20% so với vụ mùa năm 2020. Tại Brazil, sản lượng hạt tiêu cũng giảm mạnh trong năm 2021, do thời tiết không thuận lợi cho mùa vụ.
Trong khi đó, dù diện tích trồng tiêu của Việt Nam được mở rộng sau 1 vụ mùa thành công về giá, nhưng dự báo sản lượng vụ 2021 - 2022 có thể không tăng bao nhiêu. Bởi diện tích tiêu già cỗi, năng suất thấp sau bao năm nhà nông bỏ bê vẫn còn nhiều, chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất, trong khi tiêu mới chưa thể thu hoạch trong 1 - 2 mùa tới.
Trên thị trường thế giới, theo The Hindu Business Line , giá tiêu nhập khẩu của Ấn Độ đang dao động trong khoảng 405 - 412 Rupee/kg đối với mặt hàng được giao tại kho của người mua.
Trong khi đó, giá bán nội địa là 390 Rupee/kg đối với giống Karnataka và 400 - 405 Rupee/kg đối với giống Kerala. Nếu cộng thêm khoản thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) và cước phí, giá nội địa trung bình sẽ vào khoảng 430 Rupee/kg.
Thị trường nội địa Ấn Độ được báo cáo là tăng trưởng chậm lại sau đợt mưa lũ tại nhiều thị trường tiêu thụ ở miền Bắc nước này.
Nhiều nông dân đã lo ngại rằng, sự sẵn có của hạt tiêu nhập khẩu làm giảm triển vọng của tiêu trong nước, nhất là trong mùa lễ hội Onam vừa qua. Trong khi đó, nhu cầu dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Giá tiêu hôm nay 31/8: Ổn định, cao nhất 78.000đ/kg; dự báo giá tiêu tháng 9/2021 Theo nhận định của giới quan sát, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 1-2 tháng tới tiếp tục có nhiều hạn chế do dịch Covid-19. Tuy vậy, đà tăng của giá tiêu là bền vững, do nguồn cung toàn cầu thiếu hụt. Giá tiêu hôm nay 31/8: Ổn định, cao nhất 78.000đ/kg. (Nguồn: Borneo Talk) Giá tiêu hôm nay tại thị...