Giá tiêu hôm nay 27/3: Cảnh báo các đợt sóng về giá, nông dân trồng tiêu lạc quan với mốc 80.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 27/3 trong khoảng 72.000 – 75.500 đồng/kg. Các chuyên gia cảnh báo việc đầu cơ, thu gom, trữ hồ tiêu trong thời điểm hiện tại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do từ nay đến lúc kết thúc vụ năm nay sẽ có thêm các “đợt sóng” về giá.
Giá tiêu hôm nay 27/3: Cảnh báo các đợt sóng về giá, nông dân trồng tiêu lạc quan với mốc 80.000 đồng/kg
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.500 đồng/kg.
Video đang HOT
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.500 đồng/kg. Như vậy đầu giờ sáng nay giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm đang giữu nguyên so với cuối giờ chiều qua.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giữ nguyên ở mức 38.000 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 25/3/2021 đến ngày 31/3/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 320,08 VND/INR. Giá tiêu tại Ấn Độ thời gian qua có xu hướng đi lên, do nhu cầu nội địa tăng cao trước thềm Lễ hội Holi diễn ra vào ngày 28/3 tới.
Theo ghi nhận, thu hoạch hồ tiêu vụ năm 2021 chỉ mới đạt khoảng 50%. Khả năng đến cuối tháng 4/2021 mùa vụ mới cơ bản thu hoạch xong. Do đó, các chuyên gia cảnh báo việc đầu cơ, thu gom, trữ hồ tiêu trong thời điểm hiện tại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do từ nay đến lúc kết thúc vụ năm nay sẽ có thêm các “đợt sóng” về giá.
Trong thời điểm giá hồ tiêu tăng nóng như hiện nay, người nông dân không vì thế mà mở rộng diện tích trồng hồ tiêu ồ ạt như những năm 2013 – 2014. Đặc biệt, không trồng hồ tiêu ở những diện tích có điều kiện thổ nhưỡng khí hậu không thích hợp. Những vườn tiêu tái canh cần tuân thủ quy trình sản xuất, phát triển bền vững đã được cơ quan khuyến nông các địa phương triển khai.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá hồ tiêu tại thị trường trong nước tăng đã rất mạnh do nhu cầu mua của doanh nghiệp tăng cao, và một số nhà đầu tư cũng như các kho chuẩn bị tích trữ cho vụ mùa mới. So với cuối tháng 2 vừa qua, giá hồ tiêu đen trong nước ngày 19/3/2021 đã tăng mạnh từ 42,1 – 44%, lên mức 76.000 – 79.500 đồng/kg. Giá hồ tiêu trắng cũng tăng mạnh 32%, lên mức 103 nghìn đồng/kg và tăng tới 74,6% nếu so với cùng kỳ năm 2020.
Ghi nhận thực tế tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu thời gian qua liên tục tăng cao, chạm gần đến mức 80.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây và với mức giá này, người trồng tiêu đã có lãi. Tuy nhiên, tiêu giữ giá cao ngay đúng thời điểm đầu vụ, lượng tiêu thu hoạch của năm 2021 chưa nhiều, trong khi đó, sản lượng tiêu cũ còn trong dân rất ít.
Mặc dù nông dân rất mừng, nhưng không nhiều nông dân bán được với giá tiêu này vì tiêu cũ đã bán hết, trong khi vụ mới thì đang thu lác đác, một phần do tiêu chưa chín, một phần thuê nhân công khó nên tiến độ thu hoạch có chậm hơn. Do vậy, những người trồng tiêu vẫn kỳ vọng khả năng giá hồ tiêu sẽ còn tăng trong thời gian tới, chí ít cũng chạm mốc 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/3: Tăng 1.000 đồng/kg, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế cảnh báo sự bất thường
Giá tiêu hôm nay 25/3 trong khoảng 70.000 - 74.000 đồng/kg. Trên thế giới giá tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 25/3: Tăng 1.000 đồng/kg, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế cảnh báo sự bất thường
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Như vậy đầu giờ sáng nay giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm tăng 1.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 300 rupee/tạ ở mức 37.800 rupee/tạ.
Cảnh báo của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) về giá tiêu nguyên liệu tăng "bất thường" sau Tết âm lịch tại Việt Nam, khiến cho thị trường khó có thể dự đoán và ảnh hưởng đến nhà chế biến, sản xuất và nông dân.
Theo đó, 3 tuần sau Tết, giá tiêu Việt Nam ghi nhận mức tăng 40% so với thời điểm trước Tết. Theo báo cáo, số lượng tiêu được giao dịch hạn chế tại thị trường Việt Nam, và nhu cầu lớn chuyển sang Brazil khi hồ tiêu của Brazil được giữ ở mức giá đủ thấp. Áp lực duy nhất hiện nay về nguồn cung nhắc nhở Việt Nam cũng như quốc gia sản xuất khác về tầm quan trọng của việc đa dạng sản phẩm chế biến từ hồ tiêu, để gia tăng giá trị như dầu tiêu, nhựa dầu tiêu... thay vì chỉ dựa vào tiêu nguyên hạt.
IPC đánh giá giá tiêu Việt Nam biến động khó lường đã tạo ra tác động không muốn cho cả người bán và người mua vì đây là cuộc mạo hiểm rủi ro. Mặc dù người nông dân được lợi từ việc tăng giá nhưng một số đã găm hàng lại với hy vọng sẽ ở mức cao hơn, điều này thúc đẩy người mua chuyển sang quốc gia sản xuất khác với mức giá hợp lý hơn, kết quả là thiệt hại thuộc về người ôm hàng. Mặc dù giá tiêu tăng là điều đáng mừng nhưng sự gia tăng đột ngột như hiện tại gây ra sự hoang mang và lo lắng về nguyên nhân đằng sau sự thay đổi chỉ trong thời gian ngắn như vậy khi thị trường không phải là yếu tố thúc đẩy. Ngược với Việt Nam, các quốc gia sản xuất khác ít biến động hơn nhờ vào sự khác biệt về chất lượng trong sản xuất thay vì chỉ đơn thuần về số lượng.
Theo IPC, nhiệm vụ chính của tất cả các bên liên quan trong ngành hồ tiêu tại Việt Nam và quốc tế, là cung cấp nhiều thông tin hơn cho nông dân về cung và cầu để nông dân có kế hoạch tốt hơn. Thêm vào đó, dự báo nguồn cung năm 2021 khan hiếm trầm trọng khiến giá tăng trở nên khó thuyết phục khi mùa vụ bắt đầu trễ với chỉ khoảng 30 - 40% đã thu hoạch.
Nghịch lý Việt Nam: Đứng Top đầu thế giới nhưng thua lỗ, đóng cửa hàng loạt Là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, nhưng DN mía đường Việt đóng cửa hàng loạt, số còn lại hoạt động cầm chừng vì không thể cạnh tranh với đường ngoại. Ồ ạt nhập khẩu, ngành mía đường "hấp hối" Ngay sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu...