Giá tiêu hôm nay 2/4: Giá trong nước ngược chiều thế giới trong khi vẫn tranh cãi về sản lượng tiêu vụ mới
Giá tiêu hôm nay 2/4 trong khoảng 71.500 – 75.000 đồng/kg. Trên thế giới, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng nhẹ, trong khi đó giá tiêu Tây Nguyên mất 1.000 đồng/kg trong 2 ngày qua.
Giá tiêu hôm nay 2/4: Giá trong nước tiếp tục ngược chiều thế giới trong khi vẫn tranh cãi về sản lượng tiêu vụ mới
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg. Như vậy đầu giờ sáng nay giá tiêu giảm tiếp 500 đồng/kg tại Tây Nguyên. Vùng Đông Nam Bộ tiếp tục đi ngang.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ tăng 663,65 rupee/tạ, ở mức 39.300 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 1/4/2021 đến ngày 7/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,65 VND/INR.
Vụ thu hoạch trong nước đang gần kết thúc, tuy nhiên những dự đoán về sản lượng hồ tiêu năm nay vẫn còn nhiều trái chiều. Mặc dù sau 2 lần khảo sát, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng hồ tiêu năm 2021 có thể giảm 25-30%. Tuy nhiên, một số thành viên Hiệp hội hay kể cả các lãnh đạo hội này vẫn có ý kiến rằng 2 cuộc khảo sát chưa “kỹ”.
Video đang HOT
Những người lạc quan trong Hội này nhận định đợt khảo sát tập trung quá nhiều vào các vùng tiêu chết, thậm chí có vườn chết cách đây nhiều năm, và chỉ khảo sát tại vùng sát đường lộ. Tình hình tiêu chết hoặc người dân chuyển đổi sang cây trồng khác ở các vùng còn lại thế nào thì VPA chưa nắm được hết. Do đó, đồng ý với việc tiêu vụ mới có giảm, nhưng họ cho rằng không đến 30%. Bên cạnh đó, hiện tại tồn kho năm 2019 còn khá lớn, thêm vào đó, các vấn đề về cước tàu cao, hoãn giao, nhận hàng, do đó họ suy đoán giá giảm trong thời gian ngắn hạn là hoàn toàn có khả năng.
Ở chiều ngược lại, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho rằng năm 2021, sản lượng giảm 30 – 40% xuống 150.000 tấn do người dân bỏ bê vườn tiêu.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng và khô hạn của hai tháng 4 âm lịch năm ngoái nên cây không đậu trái dẫn đến năm nay sản lượng giảm mạnh. Nhận định của vị này trùng với thực tế phản ánh của người dân. Bởi theo dõi tại các địa phương và trong các hội nhóm, hầu hết đều báo sản lượng giảm, rất ít nơi phản hồi rằng vẫn giữ được như năm ngoái, ngoài các nhà vườn được đầu tư trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Trong khi đó, Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch VPA cho hay, việc dự báo phải dựa trên số liệu dựa diện tích của các Sở NN&PTNT mới chính xác được. Nếu dựa vào cuộc đi khảo sát thì không được chuẩn. Nếu thuê đơn vị độc lập khảo sát thì chi phí cao, Hiệp hội không đáp ứng được.
Giá tiêu hôm nay 15/3: Tiếp tục tăng sốc, cao nhất 72.500đ/kg; giới xuất khẩu như ngồi trên đống lửa
Giá tiêu thế giới hôm nay không đổi so với một ngày trước đó, giao dịch ở 36.116,65 Rupee/tạ (thấp nhất) và 36.171,45 Rupee/tạ (cao nhất). Tiêu trong nước tăng sốc, cảnh báo tình trạng 'sốt ảo'.
Giá tiêu hôm nay 15/3: Tiếp tục tăng sốc, cao nhất 72.500đ/kg. (Nguồn: Femina)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới hôm nay không đổi so với một ngày trước đó, ghi nhận lúc 0h15 ngày 15/3 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 36.116,65 Rupee/tạ (thấp nhất) và 36.171,45 Rupee/tạ (cao nhất).
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR ngày 14/3 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng là 316,22 VND/INR.
Theo thông tin mới nhất trên trang Peppertrade , thị trường hồ tiêu quốc tế tuần qua phản ứng trái chiều khi 1 số nước ghi nhận tăng giá trong khi một số nước khác ở chiều ngược lại.
Cụ thể, thị trường hồ tiêu quốc tế được báo cáo với triển vọng khá tích cực khi hạt tiêu đen Ấn Độ ghi nhận mức tăng tương tự 1% so với tuần trước, trung bình ở mức 4.989 USD/tấn.
Hạt tiêu đen Indonesia cũng tăng 1% so với tuần trước, đạt mức trung bình 2.857 USD/tấn. Trong khi đó, tiêu trắng Indonesia ổn định về giá, trung bình ở mức 5.217 USD/tấn.
Trái ngược với thị trường nội địa, tiêu đen Malaysia ghi nhận mức tăng 1% so với tuần trước, trung bình đạt 3.870 USD/tấn. Trong khi đó, tiêu trắng Malaysia giá không đổi so với tuần trước, trung bình 5.260 USD/tấn.
Trên thị trường quốc tế, tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng lần lượt là 4% và 6% so với tuần trước, trung bình ở mức 3.283 USD/tấn và USD 3.356 USD/tấn.
Thị trường Mỹ cũng như châu Âu ghi nhận ở mức ổn định với xu hướng tăng nhẹ. Hạt tiêu trắng Muntok tại thị trường Mỹ giao tháng 3 và tháng 4 trong ngưỡng 5.300 - 5.500 USD/tấn.
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh tại các địa phương, giao dịch ở mức từ 68.500-72.500đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 68.500đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (69.000đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (70.500đ/kg); Bình Phước (71.500đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.500 đ/kg.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai ), giá hồ tiêu trong tuần qua đã tăng thêm gần 20.000 đồng/kg so với cùng thời điểm tháng 2/2021.
Giá tiêu cao nhất tại Bà Rịa Vũng Tàu, bán ra ở mức 72.500 đồng/kg (trong tháng 2 giá chỉ khoảng 53.000-55.000 đồng/kg); giá tiêu tại Bình Phước cũng đã ở mức xấp xỉ 72.000 đồng/kg.
Điều đáng nói là mặc dù giá hồ tiêu đang tăng sốc từng ngày, nhưng người trồng tiêu đang có tâm lý neo hàng lại chưa bán vội. Các thương lái cũng tỏa đi các tỉnh ôm hàng găm lại, chờ giá tăng thêm. Điều này càng khiến nguồn cung hồ tiêu thiếu cục bộ tại thời điểm hiện tại.
Việc khan hiến nguồn cung đã đẩy giá hồ tiêu lên cao khiến giới xuất khẩu hồ tiêu đang như ngồi trên đống lửa vì đã đến hạn giao hàng nhưng chưa gom đủ số lượng. Tình trạng găm hàng này có nguy cơ tạo tình trạng "sốt ảo" khiến giá càng tăng cao hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam.
Tuy nhiên, giới kinh doanh hồ tiêu cũng chung nhận định: Thực tế nguồn cung hồ tiêu đang thiếu, bởi, sau 2 năm "ngấm đòn" vì hồ tiêu rớt giá, nhiều hộ trồng tiêu đã phá bỏ nhiều diện tích hồ tiêu bởi không còn nguồn vốn để đầu tư, duy trì chờ giá tiêu tăng trở lại.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) nhận định: Nguồn cung khan hiếm trong khi giá tiêu lên cao là nguyên nhân chính làm giá hồ tiêu bật tăng hiện nay. Các thương nhân cũng đang kỳ vọng giá tiêu có thể cán mốc 100.000 đồng/kg trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khuyến nghị người trồng tiêu nên cân nhắc, bởi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, cán cân cung - cầu rất khó đoán định. Các đại lý thu gom cũng cần thận trọng, không nên ồ ạt ôm hàng, găm hàng, nếu giá hồ tiêu bất ngờ quay đầu giảm thì thiệt hại sẽ rất lớn.
Giá tiêu hôm nay 13/3: Thế giới và trong nước ngược dòng, cao nhất 69.000đ/kg; giải mã hiện tượng giá tiêu tăng vọt Giá tiêu thế giới hôm nay giảm nhẹ so với một ngày trước đó, giao dịch ở 36.116,65 Rupee/tạ (thấp nhất) và 36.171,45Rupee/tạ (cao nhất). Giá tiêu hôm nay 13/3: Thế giới và trong nước ngược dòng, cao nhất 69.000đ/kg. (Nguồn: Agriculture Monthly) Cập nhật giá tiêu thế giới Giá tiêu thế giới hôm nay giảm nhẹ so với một ngày trước đó,...