Giá tiêu hôm nay 19/1, tiếp tục tăng, xu hướng giá tiêu 2022 sẽ phụ thuộc vào thị trường Mỹ, Trung Quốc?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương, giao dịch từ 77.500 – 80.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 19/1, tiếp tục tăng, xu hướng giá tiêu 2022 sẽ phụ thuộc vào thị trường Mỹ, Trung Quốc? (Nguồn: Shuterstock)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương, giao dịch từ 77.500 – 80.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 77.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (78.500 đ/kg); Bình Phước (79.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 80.000 đ/kg.
Theo bài viết mới nhất trên Peppertrade, mới đây, SPICEXIM – nhà môi giới quốc tế về hạt giống, gia vị, thảo mộc và trái cây khô có báo cáo nhận định về xu hướng thị trường năm 2022 của các loại gia vị, thảo mộc, trong đó có hồ tiêu.
Theo SPICEXIM, giá tiêu đen trong nửa cuối năm 2021 vừa qua giữ ở mức ổn định do nhận định về sản lượng vụ mùa năm 2022 giảm, đặc biệt là sự thiếu hụt trong nguồn cung từ Việt Nam, thị trường sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới.
Dịch bệnh, thời tiết, giá thấp khiến người trồng tiêu không còn mặn mà với loại gia vị được gọi là “vàng đen” này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sản lượng hồ tiêu năm 2021 tại Indonesia và Brazil ở mức ổn định đã giúp thị trường không bị xáo trộn quá mạnh. Giá hồ tiêu tại các thị trường này cũng đã tăng lên.
Ngoài ra, theo báo cáo của SPICEXIM, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát hơn đối với vi khuẩn salmonella từ hạt tiêu Brazil, có hiệu lực từ tháng 1/2022.
SPICEXIM kỳ vọng giá tiêu đen sẽ ổn định trong quý đầu tiên của năm 2022, với vụ thu hoạch mùa mới của Việt Nam và các kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại một số thị trường châu Á.
Nhóm này dự đoán tiêu sẽ tăng giá vào giữa năm nay, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và Mỹ.
Theo KT&ĐT, đánh giá thị trường tuần từ 10 – 14/1, Hiêp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, thị trường phản ứng trái chiều khi tiêu tại Ấn Độ và Sri Lanka tăng giá còn tiêu tại Việt Nam lại giảm.
Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần trước do đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (73,90 INR/USD). Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 1%, từ 6.747 lên 6.847 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi tăng tương ứng 1%, từ 7.015 lên 7.118 USD/tấn.
Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa ghi nhận chiều hướng tích cực, tiêu đen nội địa tăng 1%, từ 5.642 USD/tấn lên 5.694 USD/tấn.
Ngược lại, giá tiêu Việt Nam giảm tại thị trường nội địa và cả quốc tế. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 3%, từ 3.488 USD/tấn xuống 3.387 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 3%, từ 5.238 xuống 5.076 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 4.200 USD/tấn xuống 4.160 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ mức 6.350 USD/tấn xuống 6.220 USD/tấn.
Giá tiêu hôm nay 18/1, tăng nhẹ, làm gì để ổn định nguồn cung?
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 76.000 - 78.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 18/1, tăng nhẹ, làm gì để ổn định nguồn cung? (Nguồn: SAM Agritech)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 76.000 - 78.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (77.000 đ/kg); Bình Phước (77.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 78.500 đ/kg.
Như vậy, trong những ngày qua, giá tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg ở Tây Nguyên, giảm 1.500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ.
Cùng xu hướng giảm, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế niêm yết giảm 200 USD/tấn.
Trước biến động thời tiết và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhiều người sản xuất hồ tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính. Điều này xảy ra đồng loạt tại các khu vực sản xuất hồ tiêu trên cả nước.
Thêm vào đó, các quốc gia sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ trong tình trạng khan hiếm hàng, nguyên liệu.
Để có thể điều chỉnh được tình trạng khan hàng, thiếu nguyên liệu hồ tiêu cho chế biến và xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã tính đến tình huống nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia lân cận.
Theo các chuyên gia, trong năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hồ tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%.
Sản lượng hồ tiêu của các tỉnh biên giới Campuchia, giáp với Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm.
Dù tổng số lượng này chỉ bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam nhưng cũng có thể giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hồ tiêu tính toán được các đơn hàng trong thời gian tới, trước tình trạng dự báo thiếu nguồn cung hồ tiêu.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.703 USD/tấn, tăng 1,5% so với tháng 11/2021 và tăng mạnh 69,9% so với tháng 12/2020.
Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 3.593 USD/ tấn, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, năm 2022, giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, tác động tích cực lên ngành.
Ngành hạt tiêu tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, Liên minh châu ÂU (EU), Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Giá tiêu hôm nay 16/1, đi ngang, tiêu Việt cạnh tranh hơn tại Mỹ, nhận định mới về giá tiêu 2022 Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 75.500 - 78.000 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 16/1, đi ngang, tiêu Việt cạnh tranh hơn tại Mỹ. (Nguồn: Borneo Talk) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 75.500 - 78.000 đ/kg....