Giá tiêu hôm nay 18/11: Thị trường sẽ khởi sắc trở lại nhờ nhu cầu từ Trung Quốc
Giá tiêu hôm nay 18/11 tại thị trường trong nước đi ngang. Dự báo thị trường sẽ khởi sắc trở lại nhờ nhu cầu từ Trung Quốc và các thị trường truyền thống.
Giá tiêu hôm nay 18/11 tiếp tục đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 58.000 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 59.500 đồng/kg.
Tương tự, tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu cũng không có biến động. Tại Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu ở mức 60.500 đồng/kg. Tại Vũng Tàu, giá tiêu mới nhất hôm nay dao động quanh mốc 61.500 đồng/kg.
Như vậy giá tiêu dần phục hồi và đi ngang phiên thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên giá tiêu vẫn chưa lấy lại mốc 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang có chuỗi ngày đi ngang.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 18/11 đang giảm mạnh so với hôm qua.Hiện tại, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 10 USD/tấn xuống còn 3.515 USD/tấn.
Giá tiêu hôm nay duy trì ổn định tại thị trường trong nước
Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn. Và giá hạt tiêu đen Brazil ASTA 570 neo ở mức 2.575 USD/tấn.
Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, giá hạt tiêu trắng Muntok của Indonesia giảm 40 USD/tấn xuống còn 5.783 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn giữ có mức 7.300 USD/tấn.
Với tiêu Việt Nam, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng, trong khi hạ giá của Indonesia, đồng thời giữ nguyên ở những thị trường khác. Cụ thể, tiêu đen loại 500g/l tăng thêm 1,61%, ở mức 3.100 USD/tấn; tiêu đen 550g/l tăng 1,56% lên 3.200 USD/tấn; còn tiêu trắng thêm 1,1%, ở mức 4.550 USD/tấn.
Nguyên nhân đà tăng, theo các chuyên gia do đồng USD đang trên đà giảm. Điều này giúp thị trường được khởi sắc hơn.
Video đang HOT
Ở trong nước, lực bán vẫn đang mạnh dịp cuối năm. Hiện diện tích hồ tiêu toàn cầu là 745.000 ha vào năm 2021, tăng 42,8% so với năm 2020. Tại Việt Nam, diện tích hồ tiêu giảm đáng kể do giá giảm mạnh.
Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh và biến đổi khí hậu, từ 152.000 ha năm 2017 xuống còn 130.000 ha vào năm 2021. Cùng với đó, việc giá hồ tiêu ở mức 60.000 đồng/kg như hiện nay không hấp dẫn nông dân trồng tiêu.
Nhiều chuyên gia dự báo, thời gian tới, nông dân trồng hồ tiêu gặp một số thách thức như: Sự biến đổi khó lường của khí hậu và vấn đề sâu bệnh, quy định ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường quan trọng cũng dẫn đến các rào cản thương mại.
Dự báo thời gian tới, kỳ vọng Trung Quốc và các thị trường truyền thống sẽ sớm tăng mua trở lại cho nhu cầu tiêu thụ mùa Đông và Tết Năm Mới 2023 sắp tới sẽ hỗ trợ giá tăng. Trong khi đó, vụ mùa mới sẽ bắt đầu thu hoạch khi kết thúc vụ mùa cà phê năm nay ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ. Dự báo sản lượng tiếp tục sụt giảm hơn 10% so với vụ trước do nhiều nông hộ tiến hành mạnh tay cắt giảm diện tích hồ tiêu hoặc xen canh với nhiều cây trồng khác, nhất là cây sầu riêng đang có mức giá hấp dẫn.
Giá tiêu hôm nay 17/11: Tiếp tục đi ngang
Giá tiêu hôm nay 17/11 đã trải qua phiên đi ngang thứ ba liên tiếp.
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục ổn định tại thị trường trong nước, cụ thể là vào khoảng 58.000 - 61.500 đồng/kg.
Hiện tại, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thấp nhất, đạt 58.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn là Đồng Nai với mức giá 58.500 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì giao dịch hồ tiêu với mức giá chung là 59.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 60.500 đồng/kg và 61.500 đồng/kg.
Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, yêu cầu chất lượng của các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe. Do đó, để đảm bảo được giá trị ngành hàng, nâng cao chất lượng đã trở thành cấp thiết. Điều này cần được sự quan tâm đặc biệt từ ngành nông nghiệp và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Năm 2022 nước ta xuất khẩu ước đạt 220.000 tấn, chiếm đến 55% tổng sản lượng hồ tiêu trên toàn thế giới.
Tại "Kỷ yếu Hồ tiêu Việt Nam 2022" được công bố sáng 16/11, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, là quốc gia chiếm 35% sản lượng và chiếm 55% thị phần hồ tiêu toàn cầu, ngành hồ tiêu Việt Nam đã trải qua giai đoạn thăng trầm. Đó là khi giá giảm xuống mức 34.000 đồng/kg vào tháng 3/2020, mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Từ nửa cuối năm 2020 giá tiêu đã tăng trở lại và đạt mức 89.000 đồng/kg vào đầu năm 2022. Từ tháng 3/2022 giá hồ tiêu liên tục giảm và thời điểm hiện tại đứng ở mức 60.000 đồng/kg vào tháng 11/2022.
Năm 2019, ngành hồ tiêu Việt Nam đạt sản lượng cao nhất là 290.000 tấn, duy trì vị trí số 1 nhờ việc mở rộng diện tích lớn trong giai đoạn 2014 - 2016 do động lực về giá. Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu cho thấy những hậu quả dự báo của việc cung vượt quá cầu. Giá cả lao dốc và xuống mức thấp nhất trong thập kỷ qua và biên lợi nhuận của sản lượng hồ tiêu không còn hấp dẫn.
Theo đó, sản lượng hồ tiêu của cả nước giảm 17% vào năm 2020, đạt 240 ngàn tấn, trong đó các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước được ghi nhận có mức giảm cao nhất. Không có dấu hiệu dừng lại khi sản lượng hồ tiêu Việt Nam tiếp tục giảm 25% vào năm 2021 so với năm 2020 và ước tính đạt 175 ngàn tấn vào năm 2022.
Bảng giá hồ tiêu hôm nay.
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu thế giới hiện như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.525 USD/tấn, giảm 0,43%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi
Trong hơn một thập kỷ qua, ngành hồ tiêu thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về diện tích hồ tiêu của Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 2014 - 2017. Giá đạt đỉnh gần 230.000 đồng/kg trong giai đoạn này đã đóng góp hàng tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, giá cả giảm dần từ năm 2018 đến tháng 3/2020, cùng với sâu bệnh tấn công đã khiến hồ tiêu Việt Nam gặp khủng hoảng. Diện tích hồ tiêu bị giảm đáng kể, từ gần 150.000 ha vào năm 2018 xuống còn 131.000 ha hiện nay.
Dự báo giá tiêu
Sản lượng hồ tiêu của nước ta đã giảm 17% vào năm 2020, đạt 240 ngàn tấn. Trong đó, các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước được ghi nhận có mức giảm cao nhất.
Không có dấu hiệu dừng lại khi sản lượng hồ tiêu Việt Nam tiếp tục giảm 25% vào năm 2021 so với năm 2020 và ước tính đạt 175 ngàn tấn vào năm 2022.
Theo dự đoán, kinh tế toàn cầu trong thời gian tới có thể diễn biến xấu hơn. Nông dân sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi tiếp tục đầu tư vào trồng tiêu. Điều này làm cho người nông dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, chăm sóc cũng như duy trì vườn tiêu.
Kịch bản sẽ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với sự biến đổi khó lường của khí hậu và các vấn đề sâu bệnh. Bên cạnh đó, quy định ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường quan trọng cũng dẫn đến các rào cản thương mại.
Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay, hiện tại, một số cơ chế đã được thực hiện để giảm thiểu những vấn đề này, chẳng hạn như thông qua thiết lập hợp đồng canh tác và thiết lập các tiêu chuẩn MRL miễn phí để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ hoặc liên kết với các hợp tác xã, nhóm nông dân để đảm bảo sản xuất hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giá hồ tiêu hôm nay có phiên đi ngang thứ ba liên tiếp.
Theo dự đoán trong thời gian tới, kinh tế toàn cầu có thể diễn biến xấu hơn. Nông dân sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi tiếp tục đầu tư vào trồng tiêu. Điều này làm cho người nông dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, chăm sóc cũng như duy trì vườn tiêu. Kịch bản sẽ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với sự biến đổi khó lường của khí hậu và các vấn đề sâu bệnh. Bên cạnh đó, quy định ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường quan trọng cũng dẫn đến các rào cản thương mại.
Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay, hiện tại, một số cơ chế đã được thực hiện để giảm thiểu những vấn đề này, chẳng hạn như thông qua thiết lập hợp đồng canh tác và các tiêu chuẩn MRL miễn phí để đáp ứng nhu cầu của thị trường; Khuyến khích doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ hoặc liên kết với các hợp tác xã, nhóm nông dân để đảm bảo sản xuất hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thêm vào đó, những nông dân muốn bán được sản phẩm của mình với giá tốt hơn thì phải nâng cao kiến thức canh tác thông qua các lớp tập huấn, hội thảo và hội nghị do các đơn vị có chứng nhận tổ chức. Bên cạnh đó, sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp trong ngành Hồ tiêu như nhà xuất khẩu, nhà chế biến, nhà kinh doanh...cũng được khuyến khích để cung cấp nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Giá tiêu hôm nay 16/11: Trong nước đi ngang, thế giới giảm mạnh Giá tiêu hôm nay 16/11 tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện giá tiêu trong nước dao động quanh mốc 58.000 - 61.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 16/11 tiếp tục đi ngang đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 58.000 đồng/kg....