Giá tiêu hôm nay 17/12, giảm nhẹ, lý do thị trường ảm đạm, tiêu Việt tăng thị phần tại Trung Quốc
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 80.000 – 83.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 17/12, giảm nhẹ, tiêu Việt được ưa chuộng tại Trung Quốc. (Nguồn: Haprosimex)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 80.000 – 83.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 80.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (80.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (81.000 đ/kg); Bình Phước (82.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 83.000 đ/kg.
Như vậy, sau những ngày đầu tuần giữ ổn định, giá tiêu tại các địa phương lại bắt đầu đi xuống. Nhìn chung thị trường vẫn trầm lắng.
Nguyên nhân giá giảm được các chuyên gia lý giải, là do các ông lớn hiện đã đủ hàng và nguồn tiền cũng đã cạn kiệt. Một số đầu cơ chốt lời để chuyển sang gom cà phê bởi thời gian gần đây giá mặt hàng này liên tục tăng.
Video đang HOT
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong tháng 10/2021 đạt 4,79 triệu USD, giảm 1,3% so với tháng 10/2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 45,79 triệu USD.
10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Indonesia và Malaysia giảm, nhưng tăng từ Việt Nam, Brazil và Ấn Độ.
Theo thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của nước này từ Indonesia trong 10 tháng năm 2021 đạt 23,26 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 52,51% trong 10 tháng năm 2020 xuống 50,8% trong 10 tháng năm 2021.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2021 đạt 14,54 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 25,85% trong 10 tháng năm 2020, lên 31,76% trong 10 tháng năm 2021.
Sản lượng hạt tiêu năm nay ở Trung Quốc giảm do thời tiết không thuận lợi. Do đó, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu hạt tiêu trong những tháng đầu năm 2021.
Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nước này giảm mạnh nhập khẩu kể từ tháng 6/2021, do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cay ở Trung Quốc giảm và nhu cầu của các công ty chế biến cũng giảm.
Do các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc, các hãng khai thác tàu trung chuyển quốc tế đã quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng dịch vụ ít nhất 6 tuần cho đến sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Động thái này có thể khiến cung ứng thêm đứt đoạn.
Giá tiêu hôm nay 11/9, tăng nhẹ, trung bình 78.000đ/kg; vì sao hồ tiêu Việt giảm sức cạnh tranh tại Đức?
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Đức giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Hà Lan, Indonesia nhưng lại tăng từ Brazil và Sri Lanka.
Giá tiêu hôm nay 11/9, tăng nhẹ, trung bình 78.000đ/kg. (Nguồn: Borneo Talk)
Tại các địa phương, giá tiêu hôm nay tăng nhẹ, lên mức trung bình là 78.000 đồng/kg.
Vài ngày qua, giá tiêu trong nước tiếp tục có chiều hướng tăng nhẹ. Các địa phương khác vẫn neo ở mức cao. Giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã chạm mốc 80.000 đồng/kg.
Đây là ngày thứ 5 trong đợt tăng sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh của giá tiêu trong nước. Tính từ 6/9 đến nay, giá tiêu tăng trung bình 3.000 đồng/kg.
Hiện thị trường trong nước đang diễn biến sôi động sau khoảng 2 tuần trầm lắng. Tuy nhiên, tình hình chống dịch Covid-19 tại các địa phương có kho cảng quanh TP. Hồ Chí Minh đang ảnh hưởng rất nhiều đến giá tiêu trong nước hiện nay.
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia khiến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Đức gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Điển hình là giá cước vận chuyển tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của hạt tiêu Việt Nam so với Brazil hay Sri Lanka kéo theo kim ngạch thương mại sụt giảm.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu, sự phục hồi của nền kinh tế Đức kéo theo nhu cầu tiêu thụ thực phẩm; trong đó, có hạt tiêu bởi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Đức, có khả năng tiêu thụ hạt tiêu nhiều hơn trong các bữa ăn hằng ngày và nguồn cung hạt tiêu tại châu Âu phải nhập khẩu hoàn toàn.
Do đó, thị trường châu Âu nói chung, Đức nói riêng luôn tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm ổn định cả về số lượng và chất lượng; tuân thủ thời gian giao hàng và tuân thủ các yêu cầu an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, Đức là nhà nhập khẩu và kinh doanh hạt tiêu lớn nhất ở châu Âu nên nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu ở Đức luôn ổn định từ năm 2013 đến nay. Nhập khẩu hạt tiêu trong nửa đầu năm 2021 của Đức giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Dẫn số liệu thống kê sơ bộ từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), Cục Xuất Nhập khẩu cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2021, Đức nhập khẩu 14.249 tấn hạt tiêu, trị giá 43,14 triệu EUR (tương đương 50,86 triệu USD), giảm 10,8% về lượng, nhưng tăng 3% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Đức trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 3.569 USD/tấn, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Đức tăng từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Sri Lanka.
Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2021, Đức giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Hà Lan, Indonesia nhưng lại tăng từ Brazil và Sri Lanka.
Theo Eurostat, nhập khẩu hạt tiêu của Đức từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4.533 tấn, trị giá 13,71 triệu EUR tương đương 16,16 triệu USD, giảm 21,9% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Không chỉ vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 36,34% trong 6 tháng đầu năm 2020 xuống 31,82% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Hơn nữa, thị trường Đức yêu cầu rất khắt khe đối với sản phẩm. Các sản phẩm xuất khẩu vào Đức buộc phải tuân thủ các giới hạn về thuốc bảo vệ thực vật trong luật pháp châu Âu.
Trong khi đó, các nhà cung cấp nhỏ lẻ Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về thuốc bảo vệ thực vật hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
Do vậy, để xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Đức ổn định và bền vững, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo ngành hạt tiêu Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Giá tiêu hôm nay 15/12, đi ngang, cao nhất 83.500 đ/kg, kịch bản thị trường lặp lại, tiêu bị 'làm giá'? Nên gom hàng? Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 81.000 - 83.500 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 15/12, đi ngang, cao nhất 83.500 đ/kg. (Nguồn: Borneo Talk) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 81.000 - 83.500 đ/kg. Cụ thể, giá...