Giá tiêu hôm nay 13/9: Ổn định trong mức 66.000 – 69.000 đồng
Giá tiêu trong nước hôm nay ổn định trong khoảng 66.000 – 69.000 đồng/kg, không có thay đổi so với 1 ngày trước đó.
Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay:
Giá tiêu hôm nay ổn định, dao động trong mức 66.000 – 69.000 đồng/kg, không có thay đổi gì so với 2 ngày trước.
Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu đang được thương lái thu mua ở mức 69.000 đồng/kg, mức cao nhất cả nước.
Giá hồ tiêu hôm nay ổn định trong mức 66.000 – 69.000 đồng/kg. (Ảnh minh họa)
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 67.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 66.500 đồng/kg. Tại Gia Lai ghi nhận giá tiêu ở mốc 66.000 đồng/kg, mức thấp nhất cả nước.
Như vậy, sau khi giảm nhẹ 500 – 1.000 đồng/ kg vào tuần trước, bước snag tuần mới, giá tiêu tiếp tục đi ngang giữ mức giao dịch ổn định.
Dự báo giá tiêu
Trong tuần trước, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen của Việt Nam giảm 100 USD/tấn, tương ứng với 3.350 USD/tấn tiêu đen, trong khi tiêu trắng xuất khẩu giữ nguyên mức 5.300 USD/tấn.
Video đang HOT
Cũng trong tuần vừa rồi đã có công bố số liệu thống kê tình hình xuất nhập khẩu tháng 8/2022 và 8 tháng đầu năm từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. Theo đó, số liệu cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm sút. Việc Trung Quốc tăng mua không đáng kể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Lượng nhập khẩu tháng 8/2022 của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 2.859 tấn, tăng 133% so với tháng trước. Tuy nhiên con số của 8 tháng đầu năm lại giảm 72,6%, còn 9.695 tấn so với lượng nhập khẩu 35.444 tấn cùng kỳ.
Theo các chuyên gia, tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn còn khó khăn đối mặt với dịch bệnh phức tạp. Trung Quốc còn tới 30.000 tấn tiêu nhập từ Việt Nam cho những tháng cuối năm so với mọi năm. Cuối tháng này Fed tiếp tục họp và được dự đoán có nhiều khả năng tiếp tục tăng lãi suất đồng USD để kiềm chế lạm phát.
Trong bối cảnh trên, thị trường hồ tiêu được nhận định còn diễn biến tiêu cực cho đến cuối năm. Hiện tại điểm sáng duy nhất mong chờ ở thị trường Trung Quốc mở rộng cửa. Còn trên bình diện toàn cầu đồng USD mạnh nhất 20 năm qua đang tác động xấu đến giá hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.
Cập nhật tình hình về giá hồ tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 9/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 4.157 USD/tấn, tăng 0,38%; Tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi; Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi; Tiêu trắng Muntok giao dịch ở mức 6.532 USD/tấn, tăng 0,40%; Tiêu trắng Malaysia ASTA ghi nhận ở mức 7.600 USD/tấn, không có sự thay đổi.
Thị trường tuần này có xu hướng phản ứng trái chiều khi duy chỉ có Việt Nam ghi nhận giảm sút, trong khi giá tiêu Ấn Độ giữ nguyên. Giá tiêu của Indonesia đã phản ứng tích cực trong tuần này sau 3 tuần ổn định khi lượng hàng dự trữ ít hơn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
Nhận định về thị trường tiêu toàn cầu trong thời gian tới, bà Firna Azura Ekaputri Hj. Marzuki, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, cho rằng thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III năm nay.
Điều này diễn ra khi thế giới tiếp tục đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp.
Giám đốc William S C Yii của Sarawak cho biết, do Trung Quốc chưa hoàn toàn mở cửa lại biên giới quốc tế do chính sách zero Covid, dẫn đến việc cắt giảm nhập khẩu từ các nước sản xuất và cung cấp lớn như Việt Nam.
“Hiện nay Trung Quốc đang rất thiếu hạt tiêu vì bị hạn chế rất nhiều (trong nhập khẩu). Nếu các nhà xuất khẩu của Việt Nam không bán được sang Trung Quốc, họ phải bán sang các thị trường khác, như Mỹ và châu Âu và điều này đã ảnh hưởng đến giá hạt tiêu’‘ – ông Yii nói với StarBiz.
Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới, ước tính đã xuất khẩu 261.000 tấn, trị giá 938 triệu đô la Mỹ (4,17 tỷ RM) vào năm 2021. Con số này giảm 8,5% về lượng nhưng tăng 42% về giá trị so với năm 2020, nhờ mạnh giá xuất khẩu.
Còn theo đánh giá của Nedspice, sau một thời gian dài không tham gia vào thị trường, các thương nhân Trung Quốc đã trở lại mua hàng từ Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên lực mua vẫn còn hạn chế trong khi nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ hay EU không tăng.
Ngoài ra, trong suốt năm 2021 và nửa đầu năm 2022, nhiều nhà nhập khẩu đã tăng đáng kể lượng mua vào do dự đoán sẽ có sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cả tăng cao. Do đó, lượng hàng tồn kho ở mức cao.
Xu hướng giảm giá trong những tháng qua cũng không khuyến khích những nhà đầu cơ nắm giữ hàng lâu dài, đặc biệt là những người sử dụng các khoản vay để đầu cơ. Khi lãi suất ngày càng tăng trên toàn cầu, việc duy trì một vị thế đầu cơ lâu dài trở nên ít hơn hấp dẫn.
Giá tiêu hôm nay 12/9: Tiếp tục đi ngang
Giá tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang, cao nhất là tại Bà Rịa - Vũng Tàu giao dịch ở mức 69.000 đồng/kg.
Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay:
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang, không có sự thay đổi so với phiên giao dịch liền trước, dao động trong mức 66.000 - 69.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu đang được thương lái thu mua ở mức 69.000 đồng/kg, mức cao nhất cả nước.
Giá tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang, tổng kết tuần qua giá tiêu trong nước giảm 500 - 1.000 đồng/kg. (Ảnh minh họa)
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 67.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 66.500 đồng/kg. Tại Gia Lai ghi nhận giá tiêu ở mốc 66.000 đồng/kg, mức thấp nhất cả nước.
Như vậy, tổng kết tuần vừa qua giá tiêu trong nước giảm 500 - 1.000 đồng/kg tùy địa phương.
Dự báo giá tiêu
Sau nhiều lần giảm, giá tiêu trong nước liên tục đi ngang ở mức thấp. Cùng đà giảm của giá tiêu trong nước, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen của Việt Nam giảm 100 USD/tấn, tương ứng với 3.350 USD/tấn tiêu đen loại 500g/l, trong khi tiêu trắng xuất khẩu giữ nguyên ở mức 5.300 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, lượng nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 8/2022 là 2.167 tấn, trong đó tiêu đen đạt 1.935 tấn, tiêu trắng đạt 232 tấn. Lượng nhập khẩu giảm 51,3%, kim ngạch giảm 49,8% so với tháng trước. Trong tháng 8 các doanh nghiệp nhập khẩu lớn bao gồm: Thái Sang: 637 tấn, Trân Châu: 459 tấn, KSS: 360 tấn, Olam: 240 tấn.
Lượng nhập khẩu của Việt Nam tính đến hết tháng 8/2022 đạt 27.917 tấn, tiêu đen đạt 24.293 tấn, tiêu trắng đạt 3.624 tấn, lượng nhập khẩu tăng 44,9% tương đương 8.645 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia, Brazil và Indonesia tiếp tục là 3 thị trường cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam đạt 24.463 tấn, chiếm 72% thị phần. Việt Nam có tổng lượng nhập khẩu từ 3 quốc gia này chiếm 87,6%, trong đó nhập khẩu từ Campuchia đạt 12.221 tấn, tăng 168%, Brazil đạt 7.393 tấn, tăng 34,8%, Indonesia đạt 4.898 tấn, giảm 31,3%. Olam là doanh nghiệp lớn nhất về nhập khẩu đạt 8.552 tấn tương đương về lượng so với năm ngoái. Tiếp theo là Trân Châu: 3.200 tấn, KSS: 1.703 tấn, Sơn Hà: 1.326 tấn, Liên Thành: 1.242 tấn.
Việt Nam có nhiều lợi thế hơn đối thủ hiện tại là Brazil trong cuộc đua xuất khẩu tiêu vào Liên minh châu Âu (EU). Do nước này đang gặp những bất lợi bởi các vấn đề kiểm duyệt chất lượng tiêu liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Bên cạnh đó, Việt Nam được cho là sẽ hưởng được nhiều lợi thế từ Hiệp định EVFTA giúp xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam vào EU, trong đó có tiêu và gia vị khi 100% dòng thuế của gia vị được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định này có hiệu lực. Đây là lợi thế giúp hồ tiêu Việt cạnh tranh với các đối thủ như Brazil và Indonesia.
Không chỉ vậy, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của EU tăng cũng giúp hồ tiêu Việt Nam gia tăng thị phần ở khu vực này.
Cập nhật tình hình về giá hồ tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 9/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 4.157 USD/tấn, tăng 0,38%; Tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi; Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi; Tiêu trắng Muntok giao dịch ở mức 6.532 USD/tấn, tăng 0,40%; Tiêu trắng Malaysia ASTA ghi nhận ở mức 7.600 USD/tấn, không có sự thay đổi.
Giá tiêu đen tại các nước sản xuất biến động trái chiều trong tháng 7 và nửa đầu tháng 8, khi thị trường tiếp tục bị chi phối bởi nhu cầu thấp, áp lực lạm phát và đồng USD mạnh lên.
Tính đến giữa tháng 8, giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam đi ngang trong khoảng 3.750 - 4.000 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l. Tương tự, giá tiêu đen tại Malaysia và Ấn Độ cũng ít biến động với lần lượt là 5.900 USD/tấn và 6.466 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen tại Brazil giảm 12,3% so với cuối tháng 6 xuống còn 3.000 USD/tấn. Vụ thu hoạch tại Bahia của Brazil đang bắt đầu và dự kiến vụ mùa tại Pará sẽ diễn ra vào tháng 9, điều này đang gây ra một số áp lực lên giá khi giới đầu cơ thanh lý hàng vụ cũ.
Ở chiều ngược lại, giá tiêu đen tại Indonesia bất ngờ tăng mạnh 12,7% so với cuối tháng 6 lên mức 4.113 USD/tấn. Giá tăng vọt do đầu cơ và nhu cầu nội địa, đồng thời phí vận chuyển cao hơn cũng làm tăng giá tiêu của Indonesia.
Sản lượng của Indonesia trong năm nay thấp hơn dự kiến do mưa lớn kéo dài đến tháng 6 ở tình Lampung, điều này khiến các nhà đầu cơ địa phương tham gia vào thị trường do dự đoán giá tăng.
Giá tiêu trắng trên thị trường quốc tế cũng ghi nhận những diễn biến trái chiều. Tại Indonesia, tính đến giữa tháng 8 giá tiêu trắng dao động ở mức 6.433 USD/tấn, tăng 4,1% so với cuối tháng 6. Ngược lại, giá tiêu trắng của Việt Nam giảm 3,4% (tương ứng 200 USD/tấn), xuống còn 5.600 USD/tấn.
Giá tiêu hôm nay 11/9: Ổn định trong vùng 66.000 - 69.000 đồng/kg Giá tiêu hôm nay ổn định, không thay đổi so với 1 ngày trước đó, dao động trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay: Giá tiêu trong nước Giá tiêu hôm nay không thay đổi so với 1 ngày trước đó, dao động trong mức 66.000 - 69.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu...