Giá tiêu hôm nay 13/3, giảm nhẹ, thị trường phản ứng trái chiều, giá cả dịu bớt
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 77.500 – 81.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 13/3, giảm nhẹ, thị trường phản ứng trái chiều, giá cả dịu bớt. (Nguồn: Haprosimex)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 77.500 – 81.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 77.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (78.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (79.000 đ/kg); Bình Phước (80.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.
Tuy vậy, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới, đơn vị này ghi nhận thị trường tuần này phản ứng trái chiều với duy nhất giá tiêu đen nội địa của Việt Nam tăng.
Video đang HOT
Giá tiêu Ấn Độ phản ứng tiêu cực trong tuần này do sự suy yếu của đồng Rupee Ấn Độ so với Đô la Mỹ, ghi nhận mức giảm giá 1%.
Hiện vụ tiêu trong nước đang thu hoạch rộ, nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá cả dịu bớt. Dự kiến họ sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối. Do vậy thị trường trong giai đoạn này đang bị chững lại.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 2 đạt 11 nghìn tấn, trị giá 51 triệu USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 31% về trị giá so với tháng 1, so với tháng 2/2021 giảm 17,6% về lượng nhưng tăng 32,3% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 27 nghìn tấn, trị giá 125 triệu USD, giảm 11,2% về lượng, nhưng tăng 43,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.654 USD/tấn, giảm 1% so với tháng 1, nhưng tăng 60,6% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.681 USD/tấn, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 1 so với tháng 12/2021, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Hàn Quốc. So với tháng 1, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng, ngoại trừ Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Philippines.
Tháng 1, hầu hết các chủng loại hạt tiêu xuất khẩu giảm (tính theo lượng), ngoại trừ hạt tiêu trắng tăng 51,3% so với tháng 12/2021 và tăng 94,3% so với tháng 1. Xuất khẩu hạt tiêu trắng tăng và là điểm sáng trong xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đầu tiên của năm nay.
Giá tiêu hôm nay 7/2, đi ngang, còn nhiều khó khăn, dự báo bất ngờ về thị trường sau Tết
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 80.000 - 82.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 7/2, đi ngang, dự báo bất ngờ về thị trường sau Tết. (Nguồn: Shutterstock)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 80.000 - 82.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 80.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (81.000 đ/kg); Bình Phước (81.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 82.500 đ/kg.
Những ngày đầu tháng 2/2022, giá tiêu giữ ổn định ở các vùng trồng trọng điểm do hầu hết giao dịch đều tạm dừng vì nghỉ Tết Nguyên đán. Trước Tết, một số nông dân cần tiền tiêu Tết gấp bán lại cho thương lái thu mua dạo với giá thấp hơn giá tham khảo kéo theo thị trường giảm nhẹ.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tình hình xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc trong tháng đầu tiên của năm 2022 đang không mấy khả quan khi chỉ đạt 289 tấn trong 15 ngày đầu tháng. Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc đã chậm lại từ cuối năm 2021 do áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ trong nhập khẩu.
Số liệu 10 tháng năm 2021 cho thấy kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 45,79 triệu USD.
Việc Trung Quốc mua chậm hoặc thậm chí ngừng mua tùy thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá tiêu hiện nay, từ mức thu mua bình quân 3.000-4.000 tấn/tháng thì trong tháng 10/2021 Trung Quốc chỉ mua 546 tấn, tháng 11 mua 463 tấn, tháng 12 mua 513 tấn.
Theo các chuyên gia, chính sách "Zero Covid-19" của Trung Quốc đã tác động không nhỏ tới thị trường hồ tiêu của Việt Nam khi 90% lượng hồ tiêu của nước ta xuất khẩu đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Theo dự báo của Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2022, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn được hưởng lợi về giá do nguồn cung hạn chế.
Tuy nhiên, thời điểm đầu năm, ngành hồ tiêu Việt Nam đối mặt với khó khăn do phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động thông quan. Nhưng khi mở cửa trở lại, phía Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng mạnh nhập khẩu để bù đắp cho thời gian bị gián đoạn.
Trên thị trường thế giới, dự báo giá hồ tiêu có xu hướng giảm trong ngắn hạn do Việt Nam và Brazil bước vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, giá hồ tiêu thế giới sẽ không giảm mạnh do một số quốc gia sản xuất hồ tiêu như Indonesia, Ấn Độ lại đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Sản lượng hồ tiêu giảm trong thời gian qua do người dân giảm sản xuất bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và giá giảm mạnh từ những năm trước.
Trong khi đó, nhiều quốc gia tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng, quán ăn khiến lượng tiêu thụ hồ tiêu tăng. Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu đen trên thế giới sẽ tiếp tục tăng.
Trung Quốc đột ngột chậm thu mua, giá một loại nông sản ở Tây Nguyên giảm dù đang vào vụ Trung Quốc chậm thu mua khiến giá tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên cuối tháng 1/2022 giảm nhẹ dù đang ở đầu vụ thu hoạch. Giá tiêu giảm nhẹ do Trung Quốc chậm thu mua Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do Trung Quốc chậm thu mua nên giá tiêu ở một số tỉnh Tây Nguyên giảm nhẹ,...