Giá tiêu hôm nay 12/9, đi ngang, thấp nhất 76.000đ/kg; nhận định diễn biến thị trường 2 tuần cuối tháng 9
Ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị, hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới.
Giá tiêu hôm nay 12/9, đi ngang, cao nhất 80.000đ/kg. (Nguồn: Iexport)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giữ đà đi ngang, giao dịch ở mức từ 76.000 – 80.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (77.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (78.000 đ/kg); Bình Phước (79.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 80.000 đ/kg.
Theo KT&ĐT, có thể thấy, mới qua 1/3 thời gian tháng 9/2021 nhưng thị trường trong nước đã sôi động hơn rất nhiều so với cuối tháng 8/2021. Đầu tháng 9, trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, thị trường điều chỉnh giảm khi các đại lý, công ty xuất khẩu ghìm giá thu mua.
Bước vào tuần này, giá tiêu tăng liên tiếp 4 ngày, không những lấy lại những gì đã mất từ đợt giảm trước mà còn đưa giá cán cột mốc quan trọng – 80.000 đồng/kg. Đây không phải mức giá chỉ được ghi nhận tại Bà Rịa – Vũng Tàu, mà một số đại lý khu vực Tây Nguyên cũng đã trả cho người dân.
Về diễn biến giá tiêu thời gian cuối tháng 9/2021, nhiều chuyên gia nghiêng về nhận định tiếp tục tăng nhẹ, bởi sắp qua mốc 15/9, các tỉnh thành phía Nam tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, qua đó tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu hồ tiêu.
Video đang HOT
Vừa qua tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị kết nối giao thương, đưa sản phẩm gia vị, hương liệu Việt Nam ra thế giới.
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Lê Hoàng Tài khẳng định, ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị, hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới.
Trên thế giới, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ lớn nhất về gia vị, tiếp theo là Bắc Mỹ, Đông Á và một số nước Nam Á, Trung Đông…
Ông Lê Hoàng Tài cho biết: “Trong EU, Đức là nước tiêu thụ hàng đầu gia vị và thảo mộc, tiếp theo là vương quốc Anh”.
Ở các thị trường này, nhiều năm qua, do nhận thức của người tiêu dùng tăng về phong cách sống có lợi cho sức khỏe nên đã thịnh hành xu hướng tiêu dùng gia vị, hương liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và được nuôi trồng canh tác theo lối hữu cơ, thay thế cho đường, muối và các sản phẩm nhân tạo.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi Việt Nam kiểm soát tình hình dịch Covid-19, các địa phương và doanh nghiệp cần có kế hoạch khôi phục sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến để chế biến, đa dạng loại hình sản phẩm, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để tham gia thị trường này.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia vị, hương liệu ra thế giới.
Giá tiêu hôm nay 11/9, tăng nhẹ, trung bình 78.000đ/kg; vì sao hồ tiêu Việt giảm sức cạnh tranh tại Đức?
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Đức giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Hà Lan, Indonesia nhưng lại tăng từ Brazil và Sri Lanka.
Giá tiêu hôm nay 11/9, tăng nhẹ, trung bình 78.000đ/kg. (Nguồn: Borneo Talk)
Tại các địa phương, giá tiêu hôm nay tăng nhẹ, lên mức trung bình là 78.000 đồng/kg.
Vài ngày qua, giá tiêu trong nước tiếp tục có chiều hướng tăng nhẹ. Các địa phương khác vẫn neo ở mức cao. Giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã chạm mốc 80.000 đồng/kg.
Đây là ngày thứ 5 trong đợt tăng sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh của giá tiêu trong nước. Tính từ 6/9 đến nay, giá tiêu tăng trung bình 3.000 đồng/kg.
Hiện thị trường trong nước đang diễn biến sôi động sau khoảng 2 tuần trầm lắng. Tuy nhiên, tình hình chống dịch Covid-19 tại các địa phương có kho cảng quanh TP. Hồ Chí Minh đang ảnh hưởng rất nhiều đến giá tiêu trong nước hiện nay.
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia khiến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Đức gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Điển hình là giá cước vận chuyển tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của hạt tiêu Việt Nam so với Brazil hay Sri Lanka kéo theo kim ngạch thương mại sụt giảm.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu, sự phục hồi của nền kinh tế Đức kéo theo nhu cầu tiêu thụ thực phẩm; trong đó, có hạt tiêu bởi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Đức, có khả năng tiêu thụ hạt tiêu nhiều hơn trong các bữa ăn hằng ngày và nguồn cung hạt tiêu tại châu Âu phải nhập khẩu hoàn toàn.
Do đó, thị trường châu Âu nói chung, Đức nói riêng luôn tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm ổn định cả về số lượng và chất lượng; tuân thủ thời gian giao hàng và tuân thủ các yêu cầu an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, Đức là nhà nhập khẩu và kinh doanh hạt tiêu lớn nhất ở châu Âu nên nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu ở Đức luôn ổn định từ năm 2013 đến nay. Nhập khẩu hạt tiêu trong nửa đầu năm 2021 của Đức giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Dẫn số liệu thống kê sơ bộ từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), Cục Xuất Nhập khẩu cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2021, Đức nhập khẩu 14.249 tấn hạt tiêu, trị giá 43,14 triệu EUR (tương đương 50,86 triệu USD), giảm 10,8% về lượng, nhưng tăng 3% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Đức trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 3.569 USD/tấn, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Đức tăng từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Sri Lanka.
Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2021, Đức giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Hà Lan, Indonesia nhưng lại tăng từ Brazil và Sri Lanka.
Theo Eurostat, nhập khẩu hạt tiêu của Đức từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4.533 tấn, trị giá 13,71 triệu EUR tương đương 16,16 triệu USD, giảm 21,9% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Không chỉ vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 36,34% trong 6 tháng đầu năm 2020 xuống 31,82% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Hơn nữa, thị trường Đức yêu cầu rất khắt khe đối với sản phẩm. Các sản phẩm xuất khẩu vào Đức buộc phải tuân thủ các giới hạn về thuốc bảo vệ thực vật trong luật pháp châu Âu.
Trong khi đó, các nhà cung cấp nhỏ lẻ Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về thuốc bảo vệ thực vật hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
Do vậy, để xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Đức ổn định và bền vững, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo ngành hạt tiêu Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Giá tiêu hôm nay 10/9, tiếp đà tăng nhẹ, cao nhất 79.500đ/kg; Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia Sự suy giảm sản lượng tại các nước Việt Nam, Indonesia, Malaysia... đang là cơ hội tốt cho 1 quốc gia khác trong khu vực là Campuchia. Giá tiêu hôm nay 10/9, tiếp đà tăng nhẹ, cao nhất 80.000đ/kg. (Nguồn: AdobeStock) Tại các địa phương, giá tiêu hôm nay tăng nhẹ, lên mức trung bình là 78.000 đồng/kg. Vài ngày qua, giá tiêu...