Giá tiêu hôm nay 12/7: Thế giới ổn định, thấp nhất 72.000đ/kg; nhận định xu hướng giá tiêu tuần này
Tính đến 0h15 ngày 12/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ, ổn định so với phiên trước đó.
Giá tiêu hôm nay 12/7: Thế giới ổn định, thấp nhất 72.000đ/kg. (Nguồn: herbsnspices.vn)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 12/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ, ổn định so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 8-14/7/2021 là 310,72 VND/IRN.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 72.000 – 75.500 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.000 đ/kg.
Video đang HOT
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (74.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (74.000 đ/kg); Bình Phước (74.500 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đ/kg.
Thị trường trong nước đang đi ngang nhiều ngày liên tiếp, và chờ đợi dòng tiền xuất khẩu quay trở về để tiếp tục thực hiện các đơn hàng tháng tới.
Trong tuần vừa qua, thị trường trong nước có xu hướng chững lại và điều chỉnh giảm nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường của chu kỳ tiêu tháng trong thời gian gần đây.
Theo đó, giá giảm nhẹ vào đầu tháng khi các hợp đồng xuất khẩu vừa giao đi. Nhu cầu thấp, lúc này người dân cần bán tiêu để lấy tiền tái đầu tư, kinh doanh buộc phải bán tiêu giá thấp.
Khi dòng tiền xuất khẩu quay trở lại, các đơn vị xuất khẩu tăng mua cho những đơn hàng tháng kế tiếp sẽ đẩy giá tiêu tăng nhẹ. Tính chung trong tháng sẽ có 1-3 đợt điều chỉnh nhẹ với bước giá 1.000 – 3.000 đồng/kg. Trong đó xu hướng tăng vẫn là chủ đạo.
Theo nhận định của Caphe Chanel, trong tuần này, từ 12-18/7, giá tiêu có xu hướng tăng nhẹ.
Giới quan sát nhận định, tình hình xuất khẩu khó khăn hiện nay kèm với dịch Covid-19 bùng phát tại các địa phương trọng điểm về tiêu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ giao hàng của các công ty.
Về thị trường trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu sang nhiều thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2020, như: Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Pakistan, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippines. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Đức, Ai Cập, Anh giảm.
Đáng chú ý, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh trở lại trong tháng 5/2021, nhưng trong 5 tháng đầu năm nay vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Về chủng loại hạt tiêu tháng 5/2021, xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt tiêu đều giảm so với tháng 5/2020, nhưng xuất khẩu hạt tiêu trắng xay tăng mạnh.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá, trong khi xuất khẩu hạt tiêu đen xay và trắng xay tăng so với cùng kỳ năm 2020. Cơ cấu chủng loại xuất khẩu trên cho thấy, ngành hạt tiêu có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu xuất khẩu, giảm lượng, tăng chất.
Giá tiêu hôm nay 10/7: Thế giới đi ngang, thấp nhất 72.500đ/kg; xuất khẩu hồ tiêu dự báo thuận lợi, giá tăng
Tính đến 0h15 ngày 10/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ, ổn định so với phiên trước đó.
Giá tiêu hôm nay 10/7: Thế giới đi ngang, thấp nhất 72.500đ/kg. (Nguồn: Cookist)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 10/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 42.000 Rupee/tạ, ổn định so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 8-14/7/2021 là 310,72 VND/IRN.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 72.500 - 75.500 đ/kg tại các địa phương. Giá tiêu trong nước
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (74.000 đ/kg); Bình Phước (74.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đ/kg.
Theo VOH, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời gian tới sẽ khá thuận lợi do nhu cầu từ phía đối tác tăng. Báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, giá hạt tiêu có xu hướng tăng do nguồn cung khan hiếm.
Cũng theo bộ trên, sản lượng vụ mùa hạt tiêu năm nay của Việt Nam giảm gần 30%, trong khi tình trạng thiếu container rỗng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu khiến hàng đến chậm, gây nên tình trạng thiếu hụt cục bộ.
Về chủng loại hạt tiêu các tháng đầu năm 2021 cho thấy, ngành hạt tiêu có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu xuất khẩu, giảm lượng, tăng chất. Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời gian tới sẽ khá thuận lợi do nhu cầu từ phía đối tác tăng.
Nhận định trên của Bộ Công Thương phù hợp với con số thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, và quan trọng hơn được cộng đồng tiêu đón nhận vì thấy hợp lý nhất.
Bởi thực tế những người làm hồ tiêu đều nhìn thấy rõ, niên vụ 2020 sản lượng ước đạt 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019. Năm ngoái do giá tiêu thấp, người dân không đầu tư dẫn đến năng suất giảm, thì không thể có con số 271,7 nghìn tấn như Tổng cục Thống kê tổng kết được.
Để bảo đảm năng suất và chất lượng cho cây tiêu vụ mới, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cần chọn giống tiêu tốt, khỏe, không bị bệnh, canh tác trên vùng đất thoát nước tốt trong mùa mưa.
Xung quanh vườn tiêu nên đào mương thoát nước theo ô bàn cờ, chiều sâu 40-50cm. Nếu đất dốc thì đào mương thoát nước theo hình xương cá.
Đối với tiêu trồng trên đất vườn đã từng bị bệnh chết nhanh, chết chậm cần được xử lý kỹ với vôi bột và thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, khuyến cáo nông dân lựa chọn theo mô hình xen canh, trồng tiêu theo hướng hữu cơ, không dùng phân bón đất.
Giá tiêu hôm nay 18/4: Tiếp tục đi ngược thế giới, 2 kịch bản giá tiêu cho đến cuối năm Giá tiêu hôm nay 18/4 trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước đi ngang sau 4 phiên giảm liên tiếp. Tổng hợp tuần này giá tiêu giảm 2.500 - 3.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 18/4: Tiếp tục đi ngược thế giới, 2 kịch bản giá tiêu cho đến cuối năm Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm...