Giá tiêu hôm nay 12/3, ổn định, có thể lặp lại tình trạng tung tin đồn, găm hàng đẩy giá
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 – 81.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 12/3, ổn định, có thể lặp lại tình trạng tung tin đồn, găm hàng đẩy giá tăng ảo. (Nguồn: Adobe Stock)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 – 81.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (78.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (79.500 đ/kg); Bình Phước (80.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.
Thôn tin trên Vietnambiz, theo khảo sát của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), một số đại lý cho biết hiện vẫn còn mua được tiêu cũ kể từ đầu năm nay 2022. Khảo sát cho thấy tồn kho của các năm trước hiện vẫn còn nhiều, tập trung ở các hộ và đại lý có tiềm lực kinh tế mạnh.
Lực lượng này có thể tăng cường lượng hàng trữ trong trong bối cảnh hồ tiêu đang trong chu kỳ tăng giá và hạn chế bán ra thị trường.
Video đang HOT
Phần lớn các hộ được khảo sát cho rằng sẽ trữ tiêu vụ mới, chỉ bán ra khi có nhu cầu chi tiêu và có kỳ vọng giá tăng.
“Thực tế này có thể xảy ra nguy cơ tăng giá ảo như năm trước. Có thể nói rằng lượng tiêu trong dân từ các mùa trước vẫn còn tương đối, đó là chưa kể lượng dự trữ tại các đại lý, công ty lớn, có tiềm lực tài chính đã thu mua tích trữ từ các vụ trước”, VPA nhận định.
Tình trạng giá tiêu tăng ảo đã từng xảy ra hồi tháng 5/2020. Thời điểm đó, một số đại lý đang găm trữ hàng đẩy giá lên cao để kiếm lời bằng cách tung tin đồn rằng giá tiêu có thể tăng lên tới 70.000 – 80.000 đồng/kg do nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường đang tăng mạnh.
Điều này dẫn đến người nông dân không muốn bán ra do chờ giá cao hơn nữa, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc mua hàng.
Ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần TM DV XNK Trân Châu, đồng thời là Phó Chủ tịch VPA nhận định, giá tiêu Việt Nam tăng ảo tạo điều kiện cho các thị trường khác mở rộng thị phần. Còn ở Việt Nam hàng chỉ có truyền tay qua, truyền tay lại trong giới đầu cơ chứ không ra khỏi Việt Nam.
Trong 2 tháng đầu năm 2022 Việt Nam đã nhập khẩu 4.771 tấn, so với cùng kỳ năm 2021 lượng nhập khẩu giảm 10,2%. Brazil, Campuchia và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam, trong đó nhập khẩu từ Brazil tăng 9,2%, từ Campuchia tăng 743,7%, tuy nhiên nhập khẩu từ Indonesia giảm 76,9%.
Năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hồ tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%.
Sản lượng hồ tiêu của các tỉnh biên giới Campuchia, giáp với Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm. Dù tổng số lượng này chỉ bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, nhưng cũng có thể giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hồ tiêu tính toán được các đơn hàng trong thời gian tới, trước tình trạng dự báo thiếu nguồn cung hồ tiêu.
Giá tiêu hôm nay 10/3, ổn định, thị trường chờ đợi bổ sung nguồn cung, 'điểm sáng' của tiêu Việt
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 - 81.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 10/3, ổn định, thị trường chờ đợi bổ sung nguồn cung. (Nguồn: Borneo Talk)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 - 81.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (80.000 đ/kg); Bình Phước (80.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 14.507 tấn, giảm 1.277 tấn, tức giảm 8,09 % so với tháng trước nhưng lại tăng 1.079 tấn, tức tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2022 đạt 65,97 triệu USD, giảm 8,21 triệu USD, tức giảm 11,07 % so với tháng trước và tăng 27,04 triệu USD, tức tăng 69,49 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 2/2022 đạt 4.548 USD/tấn, giảm 3,23 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 1/2022.
Thông tin trên KTĐT, theo nhận định của chuyên gia, xuất khẩu trong tháng 2/2022 sụt giảm cả lượng lẫn giá không chỉ vì trong tháng có ít ngày, mà còn có thêm kỳ nghỉ Tết Âm lịch khá dài.
Hiện đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới tại Việt Nam nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá cả dịu bớt. Dự kiến họ sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, vụ hồ tiêu 2022 ở các tỉnh đang bước vào đợt thu rộ. Dự kiến cuối tháng 3/đầu tháng 4 cơ bản sẽ kết thúc. Chu kỳ tăng giá từ năm 2020 đang khuyến khích nông dân tiếp tục duy trì và chăm sóc tốt các vườn tiêu hiện tại.
Nông dân các địa phương cũng tự nhận thức được xu hướng chuyển đổi canh tác theo hướng sạch và bền vững. Đây là điểm sáng cho chất lượng hồ tiêu Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số hộ canh tác nhỏ lẻ, chưa liên kết với các tổ chức HTX, doanh nghiệp và công ty thu mua cho biết sẽ tiếp tục đầu tư phân và thuốc hóa học để kích thích năng suất khi giá lên trên 100.000 đồng/kg.
VPA thông tin thêm, trong giai đoạn tới, khả năng diện tích trồng mới không nhiều do tâm lý sợ sau đợt khủng hoảng giá cùng với tác động do sâu bệnh và thời tiết trong khi đất trồng mới cũng không còn để mở rộng canh tác. Các vườn tiêu chết hiện đã được trồng xen hoặc chuyển đổi sang cây ăn trái, phổ biến là sầu riêng, bơ, mít.
Giá tiêu hôm nay 9/3, đi ngang, tâm tư người trồng trước cảnh 'được giá mất mùa' Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 - 81.000 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 9/3, đi ngang, tâm tư người trồng trước cảnh 'được giá mất mùa'. (Nguồn: Cookist) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 -...