Giá ‘tiền ảo’ giảm mạnh do căng thẳng tại Trung Đông
Giá Bitcoin và Ethereum cách đây chưa lâu lao dốc khi căng thẳng địa chính trị giữa Iran và Israel làm gián đoạn thị trường tiền ảo (tiền kỹ thuật số), dấy lên lo ngại về khả năng phục hồi của tài sản điện tử như một nơi trú ẩn an toàn.
Đêm 1.10, Iran đã phóng một loạt tên lửa vào Israel, báo hiệu leo thang xung đột ở Trung Đông, dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện, đồng thời khiến giá “tiền ảo” (tiền kỹ thuật số) leo thang. Cụ thể, trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số thì Bitcoin và Ethereum đã chứng kiến mức giảm giá đáng kể khi các nhà giao dịch đánh giá hậu quả từ sự bất ổn địa chính trị.
Bất ổn địa chính trị ảnh hưởng đến thị trường tiền kỹ thuật số. ẢNH: REUTERS
Bitcoin có thể giảm thêm
Thị trường tiền kỹ thuật số đã trải qua một đợt suy thoái đáng kể vào tối 1.10 khi giá trị của Bitcoin giảm mạnh xuống còn 60.000 USD sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel, theo dữ liệu từ tờ Nairametrics.
“Con số này tương đương mức giảm 7,5% so với mức đỉnh gần đây là 66.500 USD, gây ra sự bất ổn trên thị trường toàn cầu”, tờ báo dẫn thông cáo của Imperial Wealth, một công ty tình báo tiền mã hóa có trụ sở tại Úc.
Theo trang FXStreet, nếu Bitcoin tiếp tục giảm và xuống dưới đường EMA 200 ngày (công cụ phản ánh sự biến động giá dài hạn) ở mức 59.895 USD thì có khả năng sẽ tiếp tục giảm sâu hơn để thử thách mức thấp nhất trước đó là 57.610 USD vào ngày 17.9.
Mặt khác, nếu Bitcoin tăng và lên trên mức 62.000 USD, giá có thể tiếp tục đà tăng để thử thách ngưỡng kháng cự (ngưỡng giá mà tại đó tài sản gặp khó khăn trong việc tăng giá hơn nữa) tiếp theo ở mức 66.000 USD.
Chỉ số giao dịch RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) trong giá Bitcoin ở mức 49, dưới mức trung bình 50, cho thấy đà tăng giá đang yếu đi. Nếu RSI tiếp tục duy trì dưới mức 50, áp lực bán sẽ được phản ánh trên chỉ báo.
Video đang HOT
Tính đến ngày 2.10, giá đang phục hồi nhẹ, giao dịch quanh mức 61.800 USD.
Nguy cơ đối với Ethereum
Ethereum, tiền kỹ thuật số lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, đã xuống dưới đường EMA 50 ngày ở mức 2.591 USD và xuống dưới mức hỗ trợ (mức giá mà tại đó tài có xu hướng ngừng giảm và bắt đầu tăng trở lại) hằng ngày là 2.461 USD vào hôm 1.10, giảm gần 4% trong ngày, theo FXStreet.
Trong 24 giờ sau đó, Ethereum đã duy trì hơn 87 triệu USD thanh lý, mức cao nhất kể từ tháng 8, với các khoản thanh lý dài hạn và ngắn hạn lần lượt chiếm 71,01 triệu USD và 16,36 triệu USD.
Nếu mức 2.461 USD đóng vai trò là ngưỡng kháng cự, Ethereum có thể sẽ tiếp tục giảm để thử thách mức thấp nhất là 2.155 USD vào ngày 6.9.
Tuy nhiên, nếu biểu đồ nến Nhật (một loại biểu đồ được sử dụng để theo dõi sự biến động giá của một loại tài sản trên thị trường) hằng ngày của Ethereum vượt qua mức 2.461 USD và lên trên đường EMA 50 ngày ở mức 2.591 USD, đợt tăng giá sẽ hồi phục để thách thức mức cao nhất 2.820 USD vào ngày 24.8.
Dự trữ ngoại hối Ethereum cũng phù hợp với sự suy giảm vì các nhà đầu tư đã nhanh chóng chuyển từ thái độ chấp nhận rủi ro sang cách tiếp cận thận trọng hơn. Theo dữ liệu của CryptoQuant, dự trữ ngoại hối Ethereum đã tăng hơn 144.000 ETH tính đến ngày 2.10.
Sự gia tăng tỷ giá hối đoái giao ngay của một loại tiền kỹ thuật số cho thấy áp lực bán cao hơn và khả năng giá tiếp tục giảm.
Tiền ảo: tài sản an toàn hay rủi ro?
Đợt sụt giá nhanh chóng lần này cho thấy rằng, mặc dù tài sản điện tử ngày càng được quan tâm, thị trường tiền kỹ thuật số vẫn rất “mẫn cảm” với các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là liên quan đến rủi ro địa chính trị.
Trong khi Bitcoin được các nhà đầu tư ưa chuộng như một “tài sản lưu trữ giá trị” chống lại lạm phát, đồng tiền này lại không thực sự hoạt động tốt như một “phương tiện chuyển sang tài sản chất lượng” trong thời kỳ xung đột địa chính trị, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu Zach Pandl của Grayscale Investments (công ty quản lý tài sản điện tử của Mỹ) chia sẻ với tờ Decrypt.
“Các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn trong thời kỳ khủng hoảng thường đổ xô đến các tài sản truyền thống như vàng vì kim loại quý này được coi là ổn định hơn”, theo ông Pandl.
Ông Mitchell Nixon, Giám đốc nghiên cứu tại Imperial Wealth, đã chỉ ra nguyên nhân khiến giá Bitcoin giảm gần đây là do căng thẳng địa chính trị gia tăng, đặc biệt là ở Trung Đông.
Sự bất ổn địa chính trị đã làm giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư trên nhiều loại tài sản khác nhau.
Giá Bitcoin cùng các loại tiền kỹ thuật số khác thường biến động giữa các căng thẳng địa chính trị. ẢNH: REUTERS
Theo Decrypt, vào tháng 4, giá Bitcoin cũng đã giảm mạnh cùng với xung đột địa chính trị ở Trung Đông sau khi Iran tấn công Israel bằng một loạt tên lửa và Tel Aviv đáp trả sau đó. Bitcoin lao dốc xuống 60.000 USD ngay sau khi có báo cáo về vụ nổ ở Iran và trước sự kiện halving chưa đầy 24 giờ.
Sự kiện halving của Bitcoin là sự kiện được lên lịch trước, trong đó phần thưởng cho hoạt động đào một block mới sẽ bị giảm một nửa. Sự kiện này làm giảm tốc độ tạo ra Bitcoin mới, giảm tỷ lệ lạm phát của đồng tiền mã hóa này. Sự kiện xảy ra sau 210.000 block hoặc khoảng 4 năm/lần và là một phần trong nỗ lực kiểm soát nguồn cung token của Bitcoin, nhằm giới hạn tổng số Bitcoin ở mức 21 triệu.
Cũng theo Decrypt, vào tháng 2.2022, việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đã tác động tức thì đến thị trường tiền kỹ thuật số. Giá Bitcoin giảm 9% xuống còn khoảng 35.000 USD, 200 triệu USD nhanh chóng bị xóa sổ khỏi vốn hóa thị trường toàn cầu của tất cả các loại tiền kỹ thuật số.
Biến động giá hiện tại minh họa cho bản chất liên kết giữa các sự kiện toàn cầu và thị trường tiền kỹ thuật số. Mặc dù Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác cung cấp một giải pháp thay thế cho các hệ thống tài chính truyền thống, nhưng chúng không miễn nhiễm với các áp lực bên ngoài như xung đột địa chính trị. Các nhà đầu tư cần tiếp tục xem xét các tài sản kỹ thuật số với sự kết hợp giữa thận trọng và lạc quan, tùy thuộc vào cách các sự kiện toàn cầu diễn ra trong những tuần tới.
Iran ráo riết thực hiện các nỗ lực ngoại giao
Iran đang đẩy nhanh các nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn nguy cơ Israel đưa ra phản ứng tiếp theo nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Tehran sau loạt tên lửa của Iran hướng về phía lãnh thổ Israel hôm 1/10 vừa qua.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian phát biểu trong cuộc họp báo ở Tehran. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 13/10, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Pháp nhằm chấm dứt xung đột ở Liban và Dải Gaza, trong khi Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi có chuyến công du đến Iraq để thảo luận tình hình khu vực.
Theo thông báo trên trang web của Văn phòng Tổng thống Iran, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận những cách thức để đạt được lệnh ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban. Ông Pezeshkian đã kêu gọi nhà lãnh đạo Pháp phối hợp với các nước khác ở châu Âu để chấm dứt những hành động mà Iran cho là "gây ra tội ác ở Liban và Dải Gaza".
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, ông Macron cũng kêu gọi nhà lãnh đạo Iran cùng hạ nhiệt căng thẳng ở Liban và Gaza. Tổng thống Pháp cũng nhấn mạnh vai trò và tầm ảnh hưởng của Iran đối với các lực lượng như Hezbollah và phong trào Hồi giáo Hamas.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã đến Iraq vào ngày 13/10, để thảo luận tình hình Trung Đông. Đây là một phần trong chuỗi hoạt động ngoại giao của ông Araghchi đến các nước trong khu vực nhằm làm dịu tình hình.
Phát biểu tại họp báo chung với Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein, ông Araghchi cho biết Iran đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, song khẳng định Tehran mong muốn hòa bình và sẽ tiếp tục nỗ lực tham vấn với các nước để ngăn chặn căng thẳng leo thang trong khu vực, hướng đến một nền hòa bình ở Dải Gaza và Liban.
Khi khẳng định không có "lằn ranh đỏ" nào trong việc bảo vệ người dân và đất nước, ông Araghchi cho biết Iran sẽ tiếp tục nỗ lực để ngăn chặn nguy cơ bùng nổ xung đột toàn diện ở khu vực.
Về phần mình, người đứng đầu ngành ngoại giao Iraq bày tỏ lo ngại những hoạt động quân sự của Israel ở Liban có thể dẫn đến một "Gaza thứ hai", nhấn mạnh Iraq không muốn bị cuốn vào vòng xoáy xung đột. Ông Hussein cũng cảnh báo xung đột gia tăng có thể đẩy ngành vận tải biển toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là chuỗi cung ứng năng lượng.
Sau đó, tại buổi tiếp Ngoại trưởng Iran, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia' al-Sudani khẳng định một trong những ưu tiên hiện nay của Baghdad là chấm dứt xung đột ở Liban và Gaza và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn diện trên toàn khu vực. Với mục tiêu này, Iraq đang phối hợp với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh châu Âu, để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và Liban.
Tại cuộc gặp Ngoại trưởng Iran, Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid nhấn mạnh sự cần thiết chấm dứt các cuộc xung đột hiện nay ở Gaza và Liban thông qua biện pháp ngoại giao, nhằm đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định cho khu vực cũng như toàn thế giới.
Theo hãng thông tấn nhà nước IRNA, sau chặng dừng chân ở Iraq, ông Araghchi sẽ tiếp tục đến Oman. Trước đó, tại các điểm dừng chân ở Saudi Arabia và Qatar, Ngoại trưởng Iran đã có cuộc gặp các nhà lãnh đạo của hai nước này, nhằm tham vấn cách thức đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza và chấm dứt xung đột ở Liban.
Quân đội Israel thông báo con số thương vong trong vụ không kích của Hezbollah Sáng 14/10, quân đội Israel xác nhận rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do lực lượng Hezbollah ở Liban tiến hành nhằm vào căn cứ quân sự gần Binyamina, miền Bắc Israel, vào tối 13/10 đã khiến 4 binh sĩ nước này thiệt mạng và 7 người khác bị thương nặng. Quân đội Israel cho biết vụ việc đang...