Giả thuyết mới “đáng tin” về vị trí máy bay MH370
Một cơ trưởng giàu kinh nghiệm khẳng định máy bay MH370 đã có “cái nhìn vĩnh biệt” xuống hòn đảo Penang, quê hương của cơ trưởng chuyến bay, trước khi rơi xuống biển.
Hòn đảo Penang, quê hương của cơ trưởng chuyến bay MH370 Zaharie Ahmad Shah. (Ảnh: Alamy)
Trang tin News.com.au ngày 3/3 dẫn lời phân tích của ông Simon Hardy, cơ trưởng người Anh giàu kinh nghiệm điều khiển Boeing 777, về dữ liệu của máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines và đưa ra giả thuyết về vị trí của chiếc máy bay, mà theo các điều tra viên Úc là “đáng tin cậy”.
Theo News.com.au, sau khi nghiên cứu các dữ liệu của chuyến bay mất tích trong suốt 6 tháng, cơ trưởng Hardy cho biết sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur, máy bay MH370 đã mất liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu tại Biển Đông, nơi có đến 4 trạm kiểm soát thông tin chuyến bay giao nhau.
Ông Hardy nhận định khi hệ thống truyền tải thông tin liên lạc trên máy bay bị tắt, chiếc máy bay đã thực hiện một động tác “khá khác thường”. Cơ trưởng Hardy tin rằng chiếc máy bay đã bay ra bay vào không phận Malaysia và Thái Lan tới 8 lần.
“Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì tương tự như vậy, nhưng đó là cách thức hiệu quả để gây rối loạn giữa các trạm kiểm soát không lưu”, ông cho hay.
Trang News.com.au dẫn lời cơ trưởng Hardy khẳng định trong những lần đảo hướng trên không, chiếc máy bay cũng đã vòng ngược lại phía đảo Penang, quê hương của cơ trưởng MH370 Zaharie Ahmad Shah. Ông cho biết “đã mất nhiều tháng trời để hiểu được điều này”.
Video đang HOT
Cơ trưởng Hardy đã dựa trên kinh nghiệm bay của chính mình trên khắp nước Úc để hiểu tại sao cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Abdul Hamid lại thực hiện một đường vòng ngược trên không như vậy.
“Manh mối nằm ở Ayers Rock. Tôi đã từng thực hiện những đường vòng tương tự ở đó chỉ để được ngắm nhìn một cảnh tượng ngoạn mục. Ai đó trên MH370 đã muốn có một cái nhìn vĩnh biệt xuống Penang”.
Ông Hardy cũng tin rằng khu vực tìm kiếm MH370 tại Ấn Độ Dương hiện nay chỉ cách vị trí rơi thực sự của chiếc máy bay khoảng 185km.
Giả thiết của Cơ trưởng Hardy, được công bố trên tạp chí Flight International và trang web flightglobal, đã nhận được ủng hộ từ David Learmount, một trong các chuyên gia an ninh hàng không hàng đầu của Anh.
Ông Learmount cho biết sau khi Cơ trưởng Simon Hardy công bố những tính toán của ông về vị trí của chiếc MH370 trên Flightglobal vàFlight International, Cơ quan an toàn giao thông Úc đã nói chuyện rất lâu với ông, và đánh giá giả thuyết của ông là “đáng tin cậy”.
Chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã đột nhiên mất tích vào ngày 8/3 năm ngoái, với 239 người trên máy bay. Cơ quan an toàn giao thông Úc vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc.
Nghi Phương
Theo dantri/News.com.au
Úc xem xét bổ sung tàu ngầm tìm kiếm MH370
Các tàu ngầm và thiết bị đặc biệt dưới nước khác có thể được triển khai để tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines, sau khi tàu ngầm mini không người lái phải hủy bỏ cuộc tìm kiếm đầu tiên do đáy biển Ấn Độ Dương sâu vượt tầm hoạt động của nó.
Tàu ngầm không người lái Bluefin-21.
Một cuộc tìm kiếm bằng tàu ngầm không người lái Bluefin-21 của Mỹ đã bắt đầu hồi đầu tuần này và dự kiến sẽ mất 9 ngày để rà soát khu vực, nơi được tin là có nhiều khả năng phát hiện xác chiếc Boeing 777 nhất.
Tuy nhiên, Bluefin-21 đã buộc phải cắt ngắn sứ mệnh dự định kéo dài 20 giờ ngay trong ngày tìm kiếm đầu tiên do độ sâu của biển sâu hơn 4,500 m, vượt tầm hoạt động của tàu. Cuộc phân tích dữ liệu từ cuộc tìm kiếm kéo dài 6 giờ của Bluefin-21đã cho thấy không có xác máy bay nào trong khu vực.
Giới chức cho biết các thiết bị lặn lớn hơn có thể là cần thiết vì mặc dù khu vực có độ sâu trung bình nằm trong tầm hoạt động của Bluefin-21 nhưng một số khu vực vẫn sâu hơn và nằm ngoài khả năng của nó.
Ông Angus Houston, người đứng đầu trung tâm điều phối tìm kiếm MH370 tại thành phố Perth (Úc), cho hay việc triển khai các tàu bổ sung "đang được xem xét".
Bluefin-21đã dự kiến được tái triển khai cho lần lặn thứ 2 kéo dài 20 giờ và được tái lập trình để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động được ở dưới nước và không lặn quá độ sâu tối đa. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã khiến việc triển khai tàu lùi so với kế hoạch.
Đại tá Mark Matthews, từ hải quân Mỹ, cho hay cuộc tìm kiếm bằng tàu ngầm đang diễn biến chậm và sẽ bắt đầu bằng việc rà soát 4 khu vực ở Ấn Độ Dương, nơi các tín hiệu có thể là từ hộp đen được phát hiện hồi tuần trước.
"Chúng tôi đang nghiên cứu các khu vực ưu tiên cao", Đại tá Matthews nói. "Nếu các cuộc triển khai chiến thuật này không mang lại kết quả, chúng tôi sẽ cần mở rộng khu vực tìm kiếm".
Đại tá Matthews cũng cho biết, giới chức có thể cân nhắc triển khai thêm các tàu ngầm và thiết bị dưới nước, nhưng nói thêm rằng "chúng tôi chưa sẵn sàng chuyển sang giai đoạn đó".
Giới chức tin tưởng rằng các tiếng ping được phát hiện hồi tuần trước là từ hộp đen máy bay MH37 và rằng xác máy bay nhiều khả năng nằm trong khu vực tìm kiếm nằm cách bờ biển phía tây nước Úc khoảng 1.050 km.
Một cuộc tìm kiếm trên biển và trên không, với sự tham gia của 9 máy bay quân sự, 2 máy bay dân sự và 11 tàu, vẫn tiếp tục tìm các mảnh vỡ trôi nổi của máy bay. Tuy nhiên, cho tới nay chưa mảnh vỡ nào được tìm thấy.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, chở 239 người trên khoang, đã mất tích hôm 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Theo Dantri
Tìm MH370: Thế giới "cáu" với đòn hỏa mù của TQ Những tuyên bố hỏa mù của Trung Quốc đã nhiều lần khiến lực lượng tìm kiếm hao tổn thời gian quý báu mà không thu được kết quả gì. Hồi tuần trước, tàu Hải Tuần 01 của Trung Quốc khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi tuyên bố dò được một số xung tín hiệu có thể phát ra từ hộp đen MH370....