Giá thuê nhà lao dốc trong đợt dịch mới
TP HCM8 tháng qua, bà Minh buộc phải hạ giá thuê căn hộ 2 lần với tổng mức giảm 30%, từ 1.300 USD một tháng xuống còn 900 USD.
Bà Minh cho biết có 2 căn hộ cao cấp tọa lạc tại quận 2, thuộc khu Đông Sài Gòn, được các chuyên gia nước ngoài thuê ký hợp đồng 12 tháng một lần thông qua công ty dịch vụ tại TP HCM quản lý. Năm 2019, các căn hộ vẫn đạt giá thuê 1.300 USD một tháng trở lên, song từ tháng 3/2020 bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, phải giảm giá thuê để tránh tình trạng bỏ nhà trống.
Trong làn sóng Covid-19 đầu tiên, khi cả nước áp dụng chính sách giãn cách xã hội hồi tháng 4, bà Minh đã điều chỉnh giá thuê nhà từ 1.300 USD mỗi tháng xuống còn 1.100 USD để hỗ trợ khách. Song đến cuối tháng 7, khi đợt dịch mới bùng phát trở lại, đơn vị đứng ra thuê tiếp tục đề nghị giảm giá thuê xuống còn 900 USD một tháng. Lý do là khách nước ngoài chưa thể sang Việt Nam vì không có chuyến bay thương mại, phải chuyển mục tiêu cho khách trong nước thuê với khả năng chi trả thấp hơn.
Nếu tính cả 2 đợt giảm, doanh thu từ 2 căn hộ của bà Minh mất 800 USD mỗi tháng (tương đương thất thu 18,5 triệu đồng hàng tháng). “Không biết dịch bệnh còn kéo dài đến bao giờ, nếu bỏ nhà trống càng lâu thì thiệt hại càng nhiều vì tôi còn phải trả lãi vay”, bà Minh nói.
Không chỉ có căn hộ cao cấp cho thuê gặp khó mùa dịch phải hạ giá, ngay cả chung cư trung cấp, bình dân và cả nhà phố cũng đứng trước áp lực giảm giá mạnh. Ông Triều có 3 bất động sản: 2 căn hộ và một căn nhà phố tại quận 7, khu Nam TP HCM cho thuê. Hàng tháng, tổng doanh thu từ tiền cho thuê nhà của ông đạt 35 triệu đồng. 5 tháng qua, ông Triều đã giảm giá thuê nhà 2 đợt do tác động của Covid-19.
Khi đối mặt với làn sóng dịch bệnh đầu tiên, ông Triều giảm 15% giá thuê cho khách và đợt giảm mới nhất bắt đầu từ tháng 8 với mức 10% nữa. “Để giảm giá, chia sẻ 25% tiền thuê với khách hàng, tôi cũng khó khăn vì đang trả nợ vay 25 triệu đồng mỗi tháng”, ông Triều giãi bày.
Thị trường căn hộ TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Video đang HOT
Trong khi khu Đông và khu Nam TP HCM đều xuất hiện tình trạng giá thuê nhà đi xuống, tại quận 4, địa bàn chỉ cách trục lõi trung tâm quận 1 vài phút di chuyển, thị trường cũng ảm đạm không kém. Ông Tài, môi giới cho thuê căn hộ tại quận này cho biết, giá thuê chung cư trên địa bàn giảm 30-35% kể từ đầu năm đến nay.
Cuối tháng 3, mức điều chỉnh giá thuê nhà tại quận 4 chỉ dừng lại ở mức 5-10%. Sang tháng 4, đà giảm mạnh dần, nới rộng biên độ 15-20% vì giãn cách xã hội. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 mới đã khiến giá thuê căn hộ tại quận 4 lao dốc tới 30-35% do đặc thù vị trí này phụ thuộc quá lớn vào nhóm khách thuê du lịch hoặc ở ngắn ngày để công tác.
Ông Tài lo ngại, ngày nào khách nước ngoài chưa thể vào được Việt Nam, thị trường nhà cho thuê, đặc biệt là căn hộ chung cư cao cấp sẽ còn tiếp tục ế ẩm và rớt giá. Với các dấu hiệu ảm đạm của thị trường đầu tháng 8 khi dịch bùng phát trở lại, người dân có xu hướng thắt lưng buộc bụng để phòng thủ, tình trạng khó khăn của thị trường nhà cho thuê sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối năm.
Ông Trần Hoài Linh, Tổng giám đốc VNO Group cho biết, thị trường nhà cho thuê đang chịu tác động tiêu cực từ làn sóng Covid-19 thứ hai với 2 biểu hiện cụ thể là giảm giá và ế khách. Căn hộ cho thuê từ vùng giá 15 triệu đồng mỗi căn một tháng trở lên bắt đầu rơi vào nhóm khó khăn và dễ mất khách. Căn hộ cao cấp cho thuê với giá nghìn USD nguy cơ bỏ trống cao, thuộc diện nguy hiểm nhiều hơn căn hộ trung cấp và bình dân. Trong khi đó, nhà phố cũng chịu áp lực giảm giá thuê rất mạnh do nhu cầu thuê sụt giảm.
Theo khảo sát của VNO, nguồn cầu nhà ở cao cấp đang xuống thấp do lượng chuyên gia nước ngoài không thể đến Việt Nam. Thêm vào đó, ngân sách thuê nhà ở cho các lãnh đạo cấp cao cũng bị thu hẹp dần để vượt qua khó khăn mùa dịch. Nhiều khả năng các khách thuê sẽ trả lại nhà thuê giá cao để tìm nhà giá thấp hơn nhằm tiết kiệm chi phí và giảm áp lực tài chính.
Ông Linh đánh giá, tất cả các phân khúc nhà ở cho thuê đang điều chỉnh xuống mặt bằng giá mới thấp hơn 20-35% tùy vị trí so với năm 2019. Đây là chu kỳ giảm giá nhanh và mạnh nhất của bất động sản cho thuê trong vòng một thập niên qua.
Tổng giám đốc VNO Group cho biết thêm, thậm chí, kể từ khi xuất hiện làn sóng Covid-19 mới, tâm lý người đi thuê nhà trở nên dè dặt hơn và khó tìm khách thuê lấp chỗ trống hơn trước đây. Giải pháp cho tình huống này là chủ nhà nên linh hoạt chia sẻ khó khăn với người đi thuê bằng cách điều chỉnh giá thuê “mềm hơn” để tránh tình trạng bỏ nhà trống. Đây là cách hiệu quả nhất dung hòa lợi ích giữa các bên trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó đoán.
Trao đổi với VnExpress tại buổi công bố báo cáo thị trường bất động sản TP HCM quý II, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho biết, giá nhà cho thuê giảm do tác động của đại dịch đặt trong bối cảnh nguồn cung căn hộ đã bàn giao, sẵn sàng cho thuê đang rất lớn.
Ông Kiệt dự báo, tình trạng khó khăn của thị trường này có thể còn kéo dài vì phụ thuộc vào diễn biến của tình hình dịch bệnh trong nước và toàn cầu. “Covid-19 tác động đến nền kinh tế, làm suy giảm thu nhập của nhiều tầng lớp người dân kéo theo khả năng chi trả bị hạn chế hơn trước đây nên giá thuê nhà chịu áp lực giảm mạnh”, ông nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng sở dĩ do đa số các chủ nhà có căn hộ cho thuê vẫn có thể chấp nhận giảm giá thuê vì dù sao họ còn thu hồi phần nào dòng tiền bị thất thu. Mặt khác chủ nhà có thể kỳ vọng vào việc chốt lời khi bán tài sản sau này để gỡ gạc lại. Theo chuyên gia này, nếu chủ nhà không sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà, họ vẫn có khả năng chịu đựng khi giá thuê nhà giảm.
Nhà dân lún nứt vì dự án nâng cấp đường
Nửa năm trôi qua, dự án nâng cấp đường đã đưa vào sử dụng song cả trăm hộ gia đình có nhà bị lún, nứt vẫn mỏi mòn chờ tiền bồi thường.
Ngôi nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Dinh ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo bị lún, nứt hư hỏng nghiêm trọng do dự án nâng cấp đường. Ảnh: Thanh Nga
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ ngã 3 Đoàn Lập- Cầu Đăng - quốc lộ 37 chạy qua địa bàn các xã Đoàn Lập, Kiến Thiết của huyện Tiên Lãng và xã Tam Đa, Nhân Hòa của huyện Vĩnh Bảo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 2/2020. Nửa năm trôi qua, cả trăm hộ dân có nhà cửa, công trình xây dựng bị lún, nứt do dự án thi công vẫn chưa nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ.
Gia đình bà Nguyễn Thị Dinh ở thôn Tràng, xã Tam Đa nằm trong số các hộ dân bị ảnh hưởng nặng nhất. Bà Dinh cho biết, gia đình 4 người sinh sống trong ngôi nhà cấp 4. Sau khi đường mở rộng, nâng cấp, tường nhà bị nứt toác nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án đã hỗ trợ gia đình bà Dinh 6 tháng tiền thuê nhà để chuyển đến nơi khác, tránh nguy cơ nhà sập. Đầu tháng 7 tiền thuê nhà không còn được hỗ trợ, trong khi gia đình bà Dinh thuộc diện khó khăn nên đành trở về ngôi nhà cũ để ở dù biết là rất nguy hiểm. "Chúng tôi chỉ mong các cấp chính quyền sớm đền bù hỗ trợ kinh phí để sửa chữa lại ngôi nhà có chỗ chui ra chui vào", bà Dinh nói.
Đường được nâng cao khiến sân phía trước ngồi nhà bà Dinh thành cái hố sâu tới một mét. Ảnh: Giang Chinh
Gần nhà nhà Dinh, căn nhà 2 tầng của gia đình bà Nguyễn Thị Trâm, bà Đoàn Thị Nhung... cũng bị nứt tường, mưa xuống nước chảy từ ngoài vào trong. Theo bà Trâm, trước lúc thi công tuyến đường cũng như sau khi đường khánh thành đưa vào sử dụng, nhiều đoàn khảo sát đã đến ghi nhận hiện trường nhà dân bị ảnh hưởng lún, nứt song đến nay họ chưa được hỗ trợ, đền bù.
Nhà của các hộ dân 2 huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo bị thấp so với mặt đường sau khi tuyến đường đi qua nhà họ được nâng cấp. Ảnh: Giang Chinh
Ngày 11/7, ông Đỗ Tuấn Anh - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng (chủ đầu tư), xác nhận quá trình thi công cải tạo, nâng cấp tuyến đường, xe cơ giới tải trọng lớn chở vật liệu phục vụ dự án đã làm ảnh hưởng đến công trình nhà ở của nhiều hộ dân thuộc huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo.
Thời gian qua, Ban quản lý dự án cùng đơn vị bảo hiểm đã hai lần kiểm tra hiện trạng nhà ở và các công trình xây dựng của hộ dân, xác định tổng số hộ bị ảnh hưởng (lún, nứt...) lên đến 271, trong đó 131 hộ dân ở huyện Tiên Lãng và 140 hộ dân trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo.
Theo ông Tuấn, trước khi triển khai cải tạo, nâng cấp tuyến đường, Ban quản lý dự án đã mua bảo hiểm và trong thời gian thi công nếu xảy ra sự cố thì đơn vị bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ 3 liên quan là nhà ở, công trình khác của các hộ dân... "Chúng tôi đã có văn bản đốc thúc việc này", ông Tuấn nói.
Ông Lê Minh Tuân - Chủ tịch UBND xã Tam Đa (huyện Vĩnh Bảo), cho hay đã đề nghị chủ đầu tư sớm có phương án hỗ trợ, bồi thường cho nhân dân; nhất là trường hợp nhà bị lún nứt lớn như gia đình bà Dinh, để người dân kịp thời sửa chữa, yên tâm sinh hoạt, ổn định cuộc sống trước khi mưa bão về.
Chủ nhà trọ đuổi người thuê ở TP.HCM: Dấu hiệu tội xâm phạm chỗ ở người khác Luật sư cho rằng hành vi đuổi người thuê ra khỏi nhà của bà chủ trọ ở TP.HCM có dấu hiệu của tội Xâm phạm chỗ ở của người khác, cho dù người đó chậm nộp tiền nhà. Mạng xã hội đang lan truyền đoạn video ghi lại hình ảnh và thông tin về chủ trọ ở TP.HCM đòi đuổi cô gái thuê...