Giá thuê đất công nghiệp lập đỉnh mới
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã thực hiện quyết liệt chính sách “Thích ứng an toàn với COVID-19″, thay vì “Zero COVID-19″ nhằm hỗ trợ thị trường công nghiệp có những diễn biến tích cực.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Năm 2021, biến thể COVID mới bùng nổ đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế và hoạt động công nghiệp Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, với tổng giá trị đạt 668,5 tỷ US$, tăng 22,6% so với cùng kỳ, nhờ các Hiệp định thương mại tự do đã được thông qua trước đó.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2021 đạt 31,15 tỷ US$, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 6,11 tỷ US$, chiếm 40% tổng vốn đăng ký, theo sau là Nhật Bản với 2,79 tỷ US$, chiếm 18,3%.
Dòng vốn FDI đến từ cả vốn đăng ký mới và tăng vốn. Điều này thể hiện cam kết vững chắc và niềm tin tích cực của các nhà đầu tư vào triển vọng thị trường công nghiệp Việt Nam. Đáng chú ý, dòng vốn FDI giờ đây không chỉ tập trung vào các khu kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, mà còn lan rộng ra các khu vực đầy tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Thống kê thị trường khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh quý IV/2021
Báo cáo nghiên cứu từ Công ty C&W Việt Nam cho thấy, tại TP. Hồ Chí Minh, tổng nguồn cung đất công nghiệp vẫn ổn định ở mức xấp xỉ 2.500 ha. Tỷ lệ lấp đầy không đổi so với quý trước và tăng nhẹ 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 87%.
Với tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế định hướng xuất khẩu, gia tăng các hiệp định thương mại tự do, lực lượng lao động trẻ, chính sách ưu đãi đầu tư và vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.
Theo C&W Việt Nam, giá thuê tiếp tục có xu hướng tăng: Giá chào thuê trung bình tại TP. Hồ Chí Minh đạt 4.308.000 VNĐ/m2/kỳ, tương đương 186,0 USD/m2/kỳ, tăng 1% so với quý trước và 3% theo năm, chủ yếu do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng.
Giá thuê TP. Hồ Chí Minh vẫn xếp hạng cao nhất trên toàn quốc, cao hơn 31% so với Hà Nội, 35% so với Long An, 72% so với Bình Dương, 79% so với Đồng Nai và gần gấp đôi mức giá tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thống kê thị trường khu công nghiệp Hà Nội quý IV/2021
Tại Hà Nội, tổng diện tích đất công nghiệp vẫn ở mức hơn 1.800 ha, không đổi so với quý trước và theo năm. Tỷ lệ lấp đầy giữ ổn định so với quý trước nhưng tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái lên 89%. Hầu hết các dự án hiện tại đều đã được lấp đầy hoặc có diện tích cho thuê hạn chế.
Với những ưu đãi của Chính phủ, chi phí lao động cạnh tranh, môi trường chính trị ổn định, triển vọng kinh tế tích cực và các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, Việt Nam đã trở nên được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang di chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc
Giá chào thuê trung bình tại Hà Nội đạt 3.295.000 VND/m2/kỳ, tương đương 142,3 USD/m2/kỳ, giữ ổn định so với quý trước nhưng tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái do giá thuê tăng tại các khu công nghiệp hiện hữu với quỹ đất cho thuê hạn chế.
Giá thuê đất công nghiệp bình quân tại Hà Nội vẫn cao nhất so với các tỉnh phía Bắc, cao hơn Hưng Yên 71%, và cao hơn Hải Phòng và Bắc Ninh lần lượt là 48% và 50%.
C&W Việt Nam dự báo, trong dài hạn, nhiều công ty đang tìm giải pháp thiết kế lại chuỗi cung ứng của họ. Một số nhà sản xuất đã bắt đầu mở rộng hoạt động tại các thị trường mới để giúp đa dạng hóa sản xuất. Các thị trường phát triển có thể sẽ được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các yếu tố, nhiệm vụ then chốt của chuỗi cung ứng.
Xét trên bình diện rộng hơn, sự tăng trưởng thương mại nội vùng ở châu Á, bởi vì người tiêu dùng trong khu vực sẽ tiêu thụ nhiều hàng hóa được sản xuất tại khu vực hơn, sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng sản xuất và hậu cần.
“Giai đoạn sắp tới vào năm 2022-2023 sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp” – C&W Việt Nam nhấn mạnh.
Xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng của kinh tế Việt Nam
Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 đã đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Ngày 9-1 tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 đã đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Trong đó, xuất khẩu tiếp tục bứt phá ngoạn mục, tăng hơn 19% (vượt so với kế hoạch đề ra), duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD. Điểm nhấn sáng nhất năm 2021 của ngành công thương là thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực tăng trưởng mới, giúp "hóa giải" tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù vậy, ngành công thương vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại trong năm 2021, điển hình là tình trạng nông sản xuất khẩu ách tắc; cạnh tranh thị phần, tranh chấp thương mại... ngày càng căng thẳng.
Năm 2022, ngành công thương đặt mục tiêu đạt chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7-8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8% và cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao và biểu dương tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành công thương đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thống nhất với các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Bộ Công thương đề ra trong năm 2022, đồng thời yêu cầu tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng.
Trước mắt, tập trung cao cho Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; cần bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, có phản ứng kịp thời trong sản xuất, lưu thông hàng hóa...
* Trước nguy cơ thiếu oxy y tế trong dịp Tết Nguyên đán 2022, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản yêu cầu Cục Hóa chất chịu tránh nhiệm chính trong việc đảm bảo sản xuất, cung ứng oxy y tế phục vụ bệnh nhân trong dịp tết này.
Xuất khẩu qua đường sắt, đường biển để trước Tết không còn ùn tắc cửa khẩu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, hoàn toàn có thể xuất khẩu qua đường sắt, đường biển sang Trung Quốc. Chiều 8/1, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, địa phương về việc xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc. Đây là cuộc họp thứ 2 trong vòng...