Giá thịt lợn đắt, giá heo hơi cao, 1 nông dân Sơn La phát tài nhờ nuôi lợn
“So với làm nương rẫy, trồng cà phê, thì việc nuôi lợn đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần. Mấy năm trở lại đây, từ nuôi lợn, mỗi năm tôi lãi khoảng 150 triệu đồng”, .
Đó chính là mô hình nuôi lợn của ông Cà Văn Biển ở bản Lọng Mén, xã Chiềng Pấc ( huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Mô hình nuôi lợn cho thu nhập cao của ông Biển ở bản bản Lọng Mén, xã Chiềng Pấc.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Biển kể: “Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu từ cà phê. Trồng loại cây công nghiệp này tốn nhiều công chăm sóc, nhưng không ổn định. Giá cà phê lúc lên, lúc xuống nên cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn…”.
Sau khi tìm hiểu trên sách báo, ti vi, gia đình ông Biển quyết định đầu tư sang nuôi lợn
Hiện, với diện tích chuồng trại khoảng 200m2, ông Biển nuôi 3 con lợn nái, 50 con lợn thương phẩm. Để thuận lợi cho quá trình chăm sóc, ông Biển chia chuồng trại thành 4 ô nuôi. Trong đó, 3 ô nuôi lợn thương phẩm, ô còn lại nuôi lợn nái.
Video đang HOT
Nhớ lại thời gian đầu mới bắt đầu tập tễnh nuôi nuôi lợn, ông Biển chia sẻ thêm: “Năm 2010, gia đình tôi dồn hết vốn liếng vào xây dựng chuồng trại nên số tiền còn lại chỉ đủ mua một con lợn nái về nuôi…”.
Để có kinh nghiệm nuôi lợn, ông Cà Văn Biển đến các mô hình quy mô lớn trên địa bàn huyện học tập. Nhờ vậy, đã có thêm nhiều kinh nghiêm nuôi lợn được hiệu quả hơn”.
Để lợn phát triển tốt, ông Biển thường xuyên phun khử trùng, vệ sinh chuồng trại.
Theo ông Biển, trung bình mỗi năm, một con lợn nái đẻ 2 lứa. Mỗi lứa đẻ 12 con. Sau 1 tháng nuôi, tách lợn con ra khỏi lợn mẹ.
Làm như vậy, lợn mẹ sẽ động dục, có thai sớm và tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Nuôi lợn khoảng 4 tháng, trọng lượng mỗi con đạt từ 80kg đến 100kg thì bắt đầu xuất bán.
“Năm 2019, tôi xuất bán 7 tấn lợn thịt, thu được 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 150 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, gia đình xuất bán được 3 tấn lợn thịt, với giá bán 80.000 đồng/kg, thu được trên 200 triệu đồng. So với trồng cà phê, làm nương rẫy, nuôi lợn cho thu nhập cao gấp nhiều lần. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ mở rộng chuồng trại và tăng đàn lợn nái lên 18 con”, ông Biển cho hay.
Chia sẻ kỹ thuật nuôi lợn, ông Biển cho biết: “Gia đình thực hiện nuôi gối nên các tháng trong năm đều có lợn xuất bán ra thịt trường. Để lợn phát triển tốt, cần tuân thủ việc phòng chống dịch bệnh, tiêm vaccine theo định kỳ. Mỗi ngày, vệ sinh chuồng trại một lần. Cho lợn ăn thêm cám ngô, cám gạo, chuối nhằm giảm chi phí chăm sóc”.
Từ nuôi lợn, mỗi năm, ông Biển thu lãi trên 100 triệu đồng.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân lợn thải ra, ông Biển xây hầm khí biogas. Với cách làm này, ông Biển tận dụng được khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, giúp hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn.
Chuồng trại nuôi lợn của ông Biển luôn đảm bảo sạch sẽ và thoáng mát.
Nhờ nuôi lợn, từ hộ khó khăn, gia đình ông Biển đã phất lên thành hộ khá của bản. Mỗi năm, ông Biển “bỏ túi” cả trăm triệu đồng. Mô hình nuôi lợn của ông Biển được Hội Nông dân xã đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình phù hợp để các hội viên nông dân trong xã, bản học tập và làm theo.
Hà Nội chủ động phòng, chống ngập úng, cắt tỉa cây xanh trong mùa mưa bão
Chiều 16/6, tại buổi họp Giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội thường kỳ, nhằm khắc phục tình trạng úng ngập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố trong mùa mưa bão năm 2020, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Cao Thắng cho biết, năm 2020, trên toàn địa bàn thành phố còn tồn tại 12 điểm úng, ngập, ngoài ra còn tồn tại những điểm ngập, úng nhỏ lẻ khác.
Trước tình trạng này, Sở Xây dựng Hà Nội đã lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch đối với các đơn vị duy trì hệ thống thoát nước.
Ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN
Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị chủ trì và phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Thoát nước Hà Nội, các đơn vị duy trì hệ thống thoát nước tăng cường công tác duy tu, duy trì, đặc biệt kiểm tra, giám sát các vị trí có nguy cơ úng ngập để đôn đốc, xử lý, giải quyết kịp thời.
Sở cũng đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công dự án có ảnh hưởng đến công tác thoát nước đô thị; phối hợp với các đơn vị quản lý hệ thống thủy lợi rà soát, đề xuất bàn giao các kênh mương không còn chức năng phục vụ canh tác nông nghiệp chuyển mục đích phục vụ thoát nước đô thị và phối hợp điều tiết, vận hành các công trình đầu mối thoát nước nông nghiệp kết hợp với tiêu thoát nước khu vực nội thành.
Bên cạnh đó, Công ty Thoát nước Hà Nội và các đơn vị duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố là đơn vị chủ lực, trực tiếp thực hiện kế hoạch; phối hợp với các Công ty Điện lực đảm bảo cung cấp điện để phục vụ vận hành an toàn các trạm bơm thoát nước.
Sở Xây dựng cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai ứng trực, tăng cường kiểm tra, phát hiện khắc phục sự cố thoát nước; phối hợp với chính quyền các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra các sự cố thiên tai, úng ngập trên địa bàn.
Báo cáo của Sở Xây dựng cho thấy, từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã xử lý ô nhiễm môi trường nước ở 90 hồ trong khu vực nội thành, lắp đặt bè thủy sinh trên 66 hồ và máy sục khí trên 52 hồ, đồng thời thực hiện công tác nạo vét bùn lắng đối với 10 hồ. Ngoài ra, công tác điều tiết mực nước hồ đã đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu thoát nước và cân bằng sinh thái môi trường, qua đó góp phần làm không gian xung quanh các hồ trở thành nơi vui chơi, thư giãn của người dân.
Nhằm hạn chế việc nước thải chứa nhiều dầu mỡ ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, đến nay đã có hàng trăm cơ sở kinh doanh, hộ gia đình lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ, góp phần loại bỏ dầu mỡ ngay tại nguồn phát sinh, nâng cao hiệu quả xử lý của các trạm xử lý nước thải và cải thiện chất lượng môi trường của nguồn tiếp nhận (sông, hồ).
Đáng chú ý, liên quan đến công tác cắt tỉa cây xanh, chỉnh trang đô thị nhằm hạn chế tối đa những vụ việc gãy đổ gây nguy hiểm về người và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Cao Thắng cho biết: Ngay từ đầu năm 2020, Sở Xây dựng đã giao Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đôn đốc, phối hợp cùng các đơn vị thực hiện công tác duy trì công viên, vườn hoa, cây xanh thực hiện kiểm tra, rà soát hệ thống cây bóng mát, lập kế hoạch, triển khai cắt tỉa ngay những cây có nguy cơ gãy đổ cao.
Sở Xây dựng cũng chỉ đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cắt tỉa làm thưa tán, thấp tán, nâng cao vòm lá, khống chế chiều cao cây bóng mát và thực hiện gia cố cọc chống các cây mới trồng trong hệ thống cây xanh 12 quận nội thành.
Sở Xây dựng đã đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện quản lý, duy trì cây bóng mát ở ngoại thành, rà soát, kịp thời chặt hạ cây sâu mục, cắt sửa cây có cành ảnh hưởng đến giao thông.
Để chủ động trong trường hợp mưa bão xảy ra, Sở Xây dựng đã lập phương án ứng phó với một số tình huống thiên tại úng ngập nội thành, khắc phục sự cố cây gãy, đổ, cung cấp nước sạch mùa mưa bão trên địa bàn thành phố năm 2020.
Các đơn vị có liên quan sẽ phải huy động 100% quân số, thực hiện giải tỏa 24/24 giờ/ngày khi có cây gãy, đổ. Trong đó, các đơn vị chức năng sẽ ưu tiên xử lý các cây đổ, nguy hiểm đe dọa đến tài sản, tính mạng nhân dân, gây cản trở giao thông các tuyến trọng điểm, trục đường chính... và trồng cây thay thế sau 10 ngày.
Dân Sài thành "thuần phục rau vua", cứ 1 ngày bán 10 ký thu 1 triệu Hơn chục năm trước, tại huyện Củ Chi (TP.HCM) thử "nổ" ra phong trào trồng loại "rau vua"- cây măng tây song đã thất bại. Thế nhưng hiện tại, ở ấp An Hòa (xã An Phú, huyện Củ Chi) có 2 vườn măng tây, rộng 5ha đã lên xanh tốt. Chủ nhân của những vườn măng tây này là lão nông Ba Nhoai...