Giá thịt heo, gà “dựa hơi” lễ tết
Trong khi các bà nội trợ căng thẳng với việc tăng giá bất thường của các loại thịt heo, gà thời gian gần đây, người chăn nuôi lại lo mọi người sẽ hạn chế ăn thịt. Giới kinh doanh thừa nhận có hiện tượng “té nước theo mưa”.
Chị Đoàn Thúy Phượng (Q.12, TP.HCM) than thở: “Tôi để ý năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu vào Noel, Tết dương lịch là giá thực phẩm, đặc biệt là thịt lại rục rịch tăng…”
Dù giá bán lẻ thịt ngoài chợ tăng mạnh, nhưng người chăn nuôi không vui mà càng thêm lo. Nếu khâu bán lẻ cứ đẩy giá lên, người tiêu dùng sẽ hạn chế ăn thịt và người chăn nuôi lãnh đủ.
Trước hiện tượng tăng giá bất thường của các loại thịt heo, gà gần đây, giới kinh doanh thừa nhận có hiện tượng “té nước theo mưa” trong dịp lễ tết cuối năm.
Theo các quầy bán thịt heo tại chợ Căn Cứ, Q.Gò Vấp, TP.HCM, đến nay trung bình giá thịt đã tăng trên 7.000 đồng/kg.
Đến chợ là thấy giá tăng
Video đang HOT
Sáng 25/12, bà Hoàng Thị Thái (P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM) đi chợ Gò Vấp để chuẩn bị bữa ăn hằng ngày cho gia đình. Vừa bước chân vào quầy thịt, bà đã hết sức ngỡ ngàng khi một lần nữa thịt heo lại được tăng lên mức giá mới, trong đó giá thịt heo ba rọi loại bình thường mà bà Thái định mua đã lên mức 98.000 đồng/kg.
Là người đi chợ hằng ngày, bà Thái cho biết thời gian gần đây thịt heo tăng giá liên tục. “Ngay từ đầu tháng 12, giá thịt heo tăng từ 70.000 đồng/kg (thịt ba rọi) lên mức 75.000 đồng. Sau đó cứ cách vài ngày tôi đi chợ lại thấy giá tăng thêm 1.000-2.000 đồng/kg” – bà Thái nói. Tính đến ngày 25/12, theo bà Thái, giá thịt heo loại ba rọi đã tăng thêm 20.000-25.000 đồng/kg so với đầu tháng, nhưng “đó là loại ba rọi thường, loại ngon còn tăng hơn nữa”.
Kể từ cuối tháng 11 đến nay, người chăn nuôi mới được tận hưởng cảm giác “có lời” khi bán heo, gà, sau hơn 10 tháng giá bán sản phẩm chăn nuôi nằm dưới giá thành. “Với giá gà hiện nay thì người chăn nuôi có lời khoảng 1.000 đồng/kg nhưng các công ty thức ăn chăn nuôi lại vừa thông báo tăng giá cám, như vậy giá thành chăn nuôi lại tiếp tục tăng thêm” – anh Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại gà tại Vĩnh Cửu (Đồng Nai), cho biết.
Giám đốc một công ty chăn nuôi tại Xuân Lộc cho hay cũng may là giá bán heo, gà vài tháng cuối năm đã có lời nên còn đủ tiền trả cho nhân viên sau khi đã phải giảm phân nửa tổng đàn vật nuôi. Nhưng vị giám đốc này lo lắng nếu không kiểm soát tốt khâu phân phối cứ để họ mặc sức tăng giá bán thì người tiêu dùng sẽ hạn chế mua thịt, người chăn nuôi lại gặp khó.
Tại chợ Lạc Quang (Q.12), khu chợ tập trung nhiều người dân lao động, chị Lê Thị Hiền (công nhân Công ty may Việt Hưng, P.Trung Mỹ Tây, Q.12) cho biết giá thịt heo đã tăng chóng mặt thời gian gần đây. “Mỗi hôm tăng vài ngàn đồng, thịt loại nào cũng tăng, đồng tiền thì chỉ có nhiêu đó nên miếng thịt cứ teo dần đi” – chị Hiền buồn bã nói.
Không chỉ thịt heo, giá thịt gà cũng tăng khá mạnh trong thời gian qua. Trong đó, riêng gà công nghiệp (gà lông trắng) bán tại trại tăng từ 20.000 đồng/kg (đầu tháng 11) lên 30.000 đồng/kg vào khoảng cuối tháng, giá bán các loại thịt gà trên thị trường cũng tăng từ 40.000 đồng/kg (gà nguyên con) lên 55.000 đồng/kg.
Bà Đoàn Thị Hải (P.13, Q.Tân Bình) than thở cứ bước chân ra chợ mỗi ngày là thấy chóng mặt với giá thịt, loại nào cũng tăng vô tội vạ. “Trước cầm 100.000 đồng bước vào chợ là bữa ăn cả ngày đầy đủ, ngon lành. Bây giờ cầm 100.000 đồng ra chợ chỉ mua sơ sơ mỗi thứ chút ít, chút rau, chút thịt cho có. Muốn mua thêm trái cây cho đủ bữa lại phải thêm vài chục ngàn nữa”, bà Hải chán nản cho biết.
Chị Đoàn Thúy Phượng (đường Phạm Văn Bạch) khẳng định có hiện tượng khâu bán lẻ lợi dụng để tăng giá bất hợp lý. “Tôi để ý năm nào cũng vậy cứ bắt đầu vào Noel, Tết dương lịch là giá thực phẩm, đặc biệt là thịt, lại rục rịch tăng. Giá cứ tăng đều đều và phải qua tháng giêng mới bắt đầu hạ nhiệt” – chị Phượng nói.
Té nước theo mưa
Trong khi người tiêu dùng trách khâu bán, các tiểu thương lại đổ lỗi cho chợ đầu mối. Bà Nguyễn Thị Dung, tiểu thương tại chợ Gò Vấp, phân tích giá thịt heo tăng mạnh do giá heo tại các chợ đầu mối tăng quá cao. Hiện heo mảnh loại ngon tại chợ đầu mối Hóc Môn được các thương lái giao ở mức trên 60.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, các tiểu thương còn phải trả tiền xăng xe, hao hụt khi pha lóc những phần xương cục, mỡ thừa… “Cứ 100kg thịt heo mảnh về pha lóc thì hao hụt khoảng 10kg nên chúng tôi phải bán với giá như hiện nay mới có lời” – bà Dung khẳng định.
Sáng sớm 25/12, tại chợ đầu mối Hóc Môn, chủ sạp Hà cho biết heo đầu chợ (heo bán đầu giờ) đang được rao ở mức 54.000 đồng/kg, đến cuối buổi chợ giá heo thậm chí còn xuống dưới mức 50.000 đồng/kg. Theo bà Hà, giá heo mảnh tại chợ đầu mối cách đây khoảng hai tuần bắt đầu tăng 1.000-2.000 đồng/kg, sau đó giá tăng đều sau 3-4 ngày với mức tăng tương tự. “Lần cuối cùng tăng giá cách đây ba ngày và được giữ cho đến ngày 25/12″ – bà Hà nói. Giải thích nguyên nhân giá heo tăng tại chợ đầu mối, các thương lái cho biết là do nguồn ít hơn trước buộc phải đẩy giá heo đầu mối nhích lên.
Tuy nhiên, các chủ trang trại cũng như các công ty chăn nuôi đều khẳng định nguồn cung heo ra thị trường thời gian qua rất dồi dào chứ không có chuyện thiếu hụt. Chuyện giá tăng một phần do trước đó đã giảm xuống dưới giá thành nhưng chủ yếu là do yếu tố tâm lý lợi dụng dịp lễ tết để tăng giá.
Anh Nguyễn Quang Hưng, chủ một cơ sở kinh doanh thực phẩm tại TP.HCM, cho rằng giá bán heo, gà từ các trang trại tăng lên kể từ cuối tháng 11 đến nay nên giá bán lẻ cũng tăng theo là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, cứ mỗi lần giá heo, gà tại các trại tăng một thì giá bán lẻ lại được đẩy lên gấp mấy lần nên giá tới tay người tiêu dùng tăng lên chóng mặt. Hơn nữa, tháng 12 lại là dịp lễ Giáng sinh và chuẩn bị đón năm mới nên nhiều mặt hàng bị các khâu bán lẻ chủ động đẩy giá lên cao hơn so với mặt bằng chung.
Anh Hưng phân tích giá heo hơi đầu tháng 11 chỉ là 40.000 đồng/kg đã tăng lên 45.000 đồng/kg vào đầu tháng 12, giá thịt heo ngoài chợ cũng tăng. Nhưng trong những ngày gần đây, giá heo hơi giảm xuống còn 43.000 đồng/kg thì giá tại các khâu bán lẻ không những không giảm mà còn tiếp tục tăng thêm là vô lý.
Theo Dantri
Tẩy chay thịt lợn: Cực đoan dễ sinh hậu quả
Thông tin về chất tạo nạc trong lợn thời gian qua đã và đang khiến nhiều người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn, làm người chăn nuôi lao đao. Nhiều chuyên gia cho rằng, không nên tẩy chay thịt lợn một cách cực đoan.
Cơn "sốt" thịt có thể lặp lại
Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ nguồn gốc thịt lợn, không nên tẩy ch ay
Những ngày qua, giá thịt lợn trên thị trường cả nước tụt dốc thê thảm. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giá thịt lợn xuất chuồng giảm từ 20-30% so với trước. Không những thịt lợn mất giá mà sức tiêu thụ cũng giảm rõ rệt. Tại các chợ trên địa bàn TP, lượng thịt lợn tiêu thụ giảm mạnh trong 10 ngày qua. Nhiều người chăn nuôi đã tính giảm đàn để bớt khó khăn. Nếu điều này xảy ra, rất có thể dẫn đến thiếu thịt vào thời điểm giữa năm.
Thực tế, theo ông Sơn lượng thịt lợn bị phát hiện có chứa hormone tăng trưởng (còn gọi tăng trọng, chất kích nạc) chỉ là số ít, do các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ ở một số tỉnh phía Nam lén lút sử dụng, chứ không phải tất cả nguồn thịt lợn bán trên thị trường hiện nay đều có nhóm Beta-Agonist. Hơn nữa, tại những nơi có nhiều khu công nghiệp lớn, người chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa từ đây để nuôi lợn, khi xuất chuồng đã tạo độ nạc. Đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, người dân có thể yên tâm sử dụng thịt lợn bởi kết quả của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho thấy, xét nghiệm trên 5 mẫu thịt tươi lấy tại một số chợ Hà Nội không phát hiện hoá chất nhóm Beta - Agonist. Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT chỉ đạo kiểm tra, lấy mẫu giám sát trên thị trường.
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, các chất kích thích như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine dù thuộc danh mục cấm, song nếu sử dụng với liều lượng nhiều mới nguy hại. Trên thực tế, vẫn có những chất cấm dùng trong sản xuất nông sản, thủy sản nhưng lại sử dụng trong thuốc chữa bệnh. Hay ở Mỹ, trong nhóm Beta - Agonist dùng làm thức ăn chăn nuôi, chỉ có hai chất Clenbuterol, Salbutamol là cấm sử dụng, còn chất Ractopamine vẫn cho phép các chủ chăn nuôi sử dụng, với điều kiện phải đảm bảo thời gian cách ly. "Ngay cả các vận động viên cơ bắp, thể hình trên thế giới và của Việt Nam hiện nay cũng sử dụng nhóm hoạt chất trên để tạo cơ bắp theo sự chỉ định của các chuyên gia dinh dưỡng và y tế", ông Phùng Hữu Hào nói.
Cảnh giác nhưng đừng cực đoan
Trong năm 2011, để làm rõ chất tăng trọng, Bộ NN&PTNT đã thành lập nhiều đoàn đi thanh tra, kiểm tra tại các đầu mối giết mổ, chợ tiêu thụ trong cả nước và thu thập hàng trăm mẫu thịt. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ mẫu thịt có sử dụng hormone tăng trưởng, tạo nạc chỉ chiếm dưới 1%. Do vậy, Phó cục trưởng Hào khuyên người tiêu dùng, yên tâm sử dụng thịt lợn bình thường, không nên tẩy chay theo hình thức cực đoan, dễ dẫn tới hậu quả giá thịt lợn sẽ "sốt" cao như hồi tháng 6-7 năm ngoái. Ông Phùng Hữu Hào nói thêm: Khi ra chợ, bản thân người nội trợ cũng có thể phân biệt được loại thịt sử dụng thức ăn tăng trọng bằng việc quan sát màu sắc và đặc điểm thịt. Theo đó, thịt sử dụng chất tăng trọng có tỷ lệ nạc quá nhiều, màu hơi sậm, nạc gần như dính vào da, phần mỡ chỉ khoảng 1cm. Trong khi thịt lợn nuôi theo kỹ thuật thông thường có màu hồng tươi, phần mỡ khá nhiều, thơm.
Quan trọng hơn, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành và các địa phương kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, sử dụng các chất này. Cùng với sự vào cuộc của các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Công an, Y tế... và các địa phương có nghi tỷ lệ sử dụng cao như Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh... người tiêu dùng có thể phần nào yên tâm.
Theo ANTD
Theo chân lái buôn đi mua lợn bệnh, lợn chết Vào mùa dịch người chăn nuôi lại lo lắng đối mặt với nguy cơ trắng tay nhưng với một nhóm người chuyên thu mua lợn, đây lại là mùa kiếm ăn đậm nhất của họ. Bán tống bán tháo cả lợn ốm lẫn lợn chết Đã nhiều năm nay, dịch lợn tai xanh, lợn lở mồm long móng và hàng trăm thứ bệnh...